Tag

Nông dân Mê Linh "trúng đậm" do rau củ được giá

Nông thôn mới 10/04/2022 11:42
aa
TTTĐ - Trong điều kiện vừa sản xuất vừa chống dịch, nông dân huyện Mê Linh (Hà Nội) vẫn đảm bảo sản lượng nông sản, tối đa giá trị kinh tế.
Mạnh tay với vi phạm đất đai, trật tự xây dựng: Huyện ủy Mê Linh công bố đường dây nóng Sản phẩm OCOP mang lại thu nhập tiền tỷ cho nông dân huyện Mê Linh

Được mùa được giá

Từ đầu năm 2022 tới nay, với phương châm "thích ứng an toàn", huyện Mê Linh đã chủ động tích cực đẩy mạnh thực hiện cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp, cơ cấu lại các sản phẩm chủ lực theo hướng liên kết hàng hóa. Nhờ đó, việc sản xuất, tiêu thụ nông sản trên địa bàn huyện vẫn đạt kết quả tốt. 3 tháng đầu năm 2022, toàn huyện Mê Linh gieo cấy trên 4.600ha lúa vụ Xuân; 64,2ha ngô; 32,8ha đậu tương, 860ha cây ăn quả các loại; 1.092 ha rau màu, trung bình mỗi tháng, vựa rau của huyện cung ứng cho thị trường từ 9.000 - 12.000 tấn rau, củ, quả các loại.

Nông dân Mê Linh
Nông dân huyện Mê Linh phấn khởi do giá rau cao, lợi nhuận tăng mạnh

Trong chăn nuôi, tổng đàn lợn 36.310 con với sản lượng thịt lợn hơi cung ứng thị trường là 750 tấn/tháng; Đàn trâu bò có 6.635 con, sản lượng thịt đạt 20 tấn/tháng; Đàn gia cầm 1,7 triệu con sản lượng thịt đạt 720 tấn/tháng, trứng đạt 6,8 triệu quả/tháng; Thủy sản đạt 126 tấn/tháng; Đáp ứng đủ nhu cầu về lương thực, thực phẩm, rau xanh cho người dân trên địa bàn huyện và người dân Thủ đô.

Chị Nguyễn Thị Hiền ở thôn Đông Cao, xã Tráng Việt không giấu nổi sự vui mừng, phấn khởi khi giá các loại rau, củ thời điểm này đang được giá. Chị Hiền cho biết, gia đình có 4 sào canh tác rau củ, chủ yếu là rau cải Đông Dư. Một sào trồng cải Đông Dư bán được chừng 7 triệu đồng là có lãi. Nay giá thu mua cao gấp đôi thời điểm trước Tết Nguyên đán Nhâm Dần nên bà con rất phấn khởi.

Giọng đầy phấn khởi, chị Hiền cho hay: "Dù dịch Covid-19 còn diễn biến phức tạp nhưng người dân lao đông chúng tôi đều được tiêm 3 mũi vắc xin COVID-19, nên tôi rất yên tâm. Cùng với sự tuyên truyền, hướng dẫn của huyện, của xã, HTX về phòng, chống dịch đảm bảo sản xuất, người dân chúng tôi bây giờ đã chủ động tốt công tác phòng chống dịch khi tham gia sản xuất.

Hiện nay, gia đình tôi có gần 2 sào cải đến kỳ thu hoạch và được thương lái đến tận ruộng thu mua nên gia đình cũng đang tập trung từ 4-5 nhân lực để thu hoạch và xuống giống các loại rau mùa hè như dưa chuột, lặc lè, mướp…".

Sử dụng hệ thống tưới tự động để tiết kiệm sức người, nâng cao hiệu quả
Sử dụng hệ thống tưới tự động để tiết kiệm sức người, nâng cao hiệu quả

Ông Đàm Văn Đua, Giám đốc HTX dịch vụ tổng hợp Đông Cao cho biết: "Từ đầu năm 2022 đến nay, do ảnh hưởng của dịch COVID-19, tổng sản lượng rau củ của HTX Đông Cao có giảm khoảng 10% so với cùng kỳ năm 2021, tuy nhiên, vẫn đạt 4.000 tấn/tháng. Đặc biệt, giá các loại rau củ 3 tháng đầu năn nay tương đối ổn định và được giá, Giá các loại rau củ dao động từ 8.000 - 10.000 đồng/kg.

Đơn cử như hiện thương lái thu mua củ cải 10.000 đồng/kg, cải ngồng có giá từ 7-10.000 đồng/kg, do đó người nông dân cũng rất phấn khởi tập trung thu hoạch các lứa rau đúng thời điểm để chuẩn bị đất gieo trồng cho những lứa rau, củ tiếp theo đúng thời vụ".

Với 351 thành viên sản xuất trên diện tích hơn 200ha, chuyên trồng các loại rau, củ, quả, rau ăn lá như củ cải, cải ngồng, rau Đông Dư, dưa chuột… mỗi tháng HTX Đông Cao cung ứng được khoảng 4.500 tấn rau, củ, quả các loại cho các chợ đầu mối, bếp ăn, cửa hàng tiện ích của Thành phố Hà Nội cũng như các tỉnh thành lân cận như Bắc Ninh, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc… trong bối cảnh dịch đang diễn biến phức tạp.

Mở rộng sản xuất, không quên nhiệm vụ chống dịch

Thời điểm hiện tại, theo chỉ đạo chung của Chính phủ, các quy định về phòng chống dịch trong sản xuất tại huyện Mê Linh đã được nới lỏng, đi vào giai đoạn "bình thường mới". Tuy nhiên, đa phần người nông dân huyện Mê Linh vẫn duy trì các biện pháp phòng chống dịch trong quá trình sản xuất.

Ông Phạm Thành Đô, Trưởng phòng Kinh tế huyện cho biết: "Căn cứ diễn biến thời tiết, tình hình dịch bệnh COVID-19 và điều kiện sản xuất của người nông dân, Phòng Kinh tế huyện cùng chính quyền địa phương chủ động xây dựng phương án, kế hoạch sản xuất, điều chỉnh cơ cấu sản xuất trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản phù hợp với thực tiễn, không để sản xuất bị ảnh hưởng, gián đoạn; Tăng cường theo dõi, nắm bắt tiến độ, tình hình sản xuất để kịp thời chỉ đạo, hướng dẫn các giải pháp khắc phục, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp trên địa bàn".

ông Phạm Thành Đô – Trưởng Phòng Kinh tế huyện Mê Linh
ông Phạm Thành Đô, Trưởng phòng Kinh tế huyện Mê Linh

Bên cạnh đó, huyện cũng đẩy mạnh chuyển giao công nghệ giống cây trồng, vật nuôi; Công nghệ bảo quản, chế biến nông sản; Khuyến khích nông dân ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất để nâng cao năng suất, chất lượng và giảm giá thành sản phẩm; Hỗ trợ các hợp tác xã, cơ sở sản xuất, sơ chế, chế biến, kinh doanh nông sản, thủy sản ứng dụng quy trình truy xuất nguồn gốc tại cơ sở sản xuất ban đầu và chính sách khuyến khích doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm ứng dụng hệ thống thông tin điện tử truy xuất nguồn gốc khi sản phẩm lưu thông trên thị trường.

Đồng thời, huyện tiếp tục kêu gọi, tạo điều kiện thuận lợi, khuyến khích doanh nghiệp, nông dân đầu tư ứng dụng công nghệ cao vào trồng trọt, chăn nuôi; Đẩy mạnh liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị; Phối hợp với chính quyền địa phương và các doanh nghiệp tăng cường công tác liên kết sản xuất, kết nối tiêu thụ các mặt hàng nông sản, đảm bảo đầu ra ổn định, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn.

Đọc thêm

Hà Nội quảng bá và xúc tiến tiêu thụ các giống mít đặc sản Nông thôn mới

Hà Nội quảng bá và xúc tiến tiêu thụ các giống mít đặc sản

TTTĐ - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội phối hợp với UBND thị xã Sơn Tây tổ chức vòng sơ khảo Hội thi tôn vinh, quảng bá và xúc tiến tiêu thụ các giống mít đặc sản Hà Nội năm 2024.
Đa dạng hoạt động xúc tiến tiêu thụ nông sản và quảng bá du lịch nông thôn Nông thôn mới

Đa dạng hoạt động xúc tiến tiêu thụ nông sản và quảng bá du lịch nông thôn

TTTĐ - Dưới sự chỉ đạo của UBND tỉnh An Giang, Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư tỉnh An Giang, Trung tâm Xúc tiến Thương mại nông nghiệp, TikTok Việt Nam cùng đơn vị đồng hành HDBank và đối tác MCN House of Deera phối hợp thực hiện chương trình Chợ phiên OCOP "Hương vị An Giang".
Hà Nội tiến gần mục tiêu hoàn thành xây dựng Nông thôn mới Nông thôn mới

Hà Nội tiến gần mục tiêu hoàn thành xây dựng Nông thôn mới

TTTĐ - Ngày 27/6, Ban Chỉ đạo Chương trình số 04-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội (khóa XVII) tổ chức hội nghị giao ban đánh giá kết quả quý II, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024.
Nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ xây dựng Nông thôn mới cấp thành phố Nông thôn mới

Nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ xây dựng Nông thôn mới cấp thành phố

TTTĐ - Tính đến thời điểm hiện tại, TP Hà Nội đã có 18/18 huyện, thị xã đạt chuẩn, hoàn thành nhiệm vụ xây dựng Nông thôn mới (NTM), hoàn thành trước 1 năm so với mục tiêu TP đặt ra. Hà Nội cũng đã có 172 xã đạt chuẩn NTM nâng cao và 65 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu. Đây được xem là tín hiệu tích cực góp phần giúp Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM cấp TP.
Phú Đông đủ điều kiện công nhận đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao Nông thôn mới

Phú Đông đủ điều kiện công nhận đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao

TTTĐ - Hoàn thành chương trình xây dựng Nông thôn mới năm 2020, xã Phú Đông (Ba Vì, Hà Nội) tiếp tục triển khai các tiêu chí Nông thôn mới nâng cao. Sau hơn 3 năm thực hiện, Phú Đông đủ điều kiện, đề nghị thành phố Hà Nội công nhận đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao.
Độc đáo lễ hội Sen Hà Nội và giới thiệu sản phẩm OCOP Nông thôn mới

Độc đáo lễ hội Sen Hà Nội và giới thiệu sản phẩm OCOP

TTTĐ - Lễ hội Sen Hà Nội và giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh miền núi phía Bắc năm 2024 do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND quận Tây Hồ và Liên hiệp Các tổ chức hữu nghị thành phố Hà Nội tổ chức trong 5 ngày, từ 12/7/2024 đến 16/7/2024 tại Không gian Văn hóa sáng tạo Tây Hồ, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội.
Khai thác hiệu quả kinh tế, lan tỏa nét đẹp làng nghề Thủ đô Nông thôn mới

Khai thác hiệu quả kinh tế, lan tỏa nét đẹp làng nghề Thủ đô

TTTĐ - Hà Nội được ví là “nôi nghề” của cả nước, nơi tinh hoa bốn phương hội tụ. Bởi, trên địa bàn thành phố hiện có tới 1.350 làng nghề và làng có nghề, hội tụ 47/52 nghề truyền thống của cả nước. Quan trọng hơn, nhiều sản phẩm làng nghề của Hà Nội có giá trị đặc biệt, được công nhận là bảo vật của quốc gia.
Thể chế hoá thành những quy định cụ thể để giúp người nông dân sống được từ đất lúa Nông thôn mới

Thể chế hoá thành những quy định cụ thể để giúp người nông dân sống được từ đất lúa

TTTĐ - Chiều 18/6, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp trực tiếp kết hợp trực tuyến toàn quốc cho ý kiến về dự thảo Nghị định quy định chi tiết về đất trồng lúa.
Giúp nông dân Phúc Thọ nâng cao kỹ thuật canh tác, chăn nuôi Nông thôn mới

Giúp nông dân Phúc Thọ nâng cao kỹ thuật canh tác, chăn nuôi

TTTĐ - Nhằm giúp nông dân nâng cao kỹ thuật canh tác, chăn nuôi, nâng cao hiệu quả kinh tế, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội phối hợp với huyện Phúc Thọ tổ chức Diễn đàn khuyến nông @ Nhịp cầu nhà nông cho hơn 200 hộ dân trên địa bàn huyện.
Yên Bái: Dấu ấn 10 năm thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW Nông thôn mới

Yên Bái: Dấu ấn 10 năm thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW

TTTĐ - Qua 10 năm thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 9/6/2014 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam, tỉnh Yên Bái đã đạt được nhiều kết quả tích cực, góp phần hiện thực hóa mục tiêu phát triển nhanh, bền vững theo hướng "xanh, hài hòa, bản sắc, hạnh phúc”.
Xem thêm