Tag

NSƯT Cao Ngọc Ánh và những "ngọn lửa" từ tình yêu Hà Nội

Người Hà Nội 26/02/2025 16:37
aa
TTTĐ - Bằng vở nhạc kịch "Lửa từ Đất", NSƯT Cao Ngọc Ánh không chỉ thực hiện lời hứa, tình yêu với Thủ đô mà còn tri ân Bí thư Thành ủy chính thức đầu tiên của Hà Nội cùng đồng đội của ông, những thanh niên trí thức làm nên lịch sử của mảnh đất thiêng liêng này. Bên cạnh đó, chị cũng muốn thổi bùng lên ngọn lửa của lý tưởng, của khát vọng xây dựng Thủ đô phát triển hơn trong kỉ nguyên vươn mình của dân tộc, xứng đáng với công lao mà cha ông ta đã cống hiến và hi sinh cho Hà Nội và đất nước.
Lan tỏa hình tượng cao đẹp của đồng chí Nguyễn Ngọc Vũ Ngọn lửa cách mạng trường tồn qua tấm gương người thanh niên xuất sắc Nguyễn Ngọc Vũ

Từ một lời hứa cho Hà Nội

“Lửa từ Đất” là một dự án tâm huyết của NSƯT Cao Ngọc Ánh, không chỉ bởi đó lý tưởng dành cho nhạc kịch Việt mà chị theo đuổi bấy lâu nay mà còn là một lời hứa dành cho Hà Nội.

"Tôi là một người Hà Nội", chị nói đầy tự hào. Mọi sự khởi nguồn từ cơ duyên năm 2022, Hội Điện ảnh Hà Nội chọn 9 nhân vật điển hình để sản xuất phim "Sinh năm 1972". Cao Ngọc Ánh vinh dự được chọn là một trong 9 nhân vật đó.

NSƯT Cao Ngọc Ánh và những
NSƯT Cao Ngọc Ánh - Tổng Đạo diễn vở nhạc kịch "Lửa từ Đất"

Xen lẫn niềm tự hào là một ý nghĩ thôi thúc phải làm được điều gì đó cho Hà Nội. Đó chính là một "ngọn lửa" khởi nguồn cho “Lửa từ Đất”. Chị cho biết: "Tôi ít hứa nhưng đã hứa sẽ luôn làm. Tôi là một người con của Hà Nội nên sẽ đóng góp cho Hà Nội một tác phẩm nghệ thật bày tỏ tình yêu, sự biết ơn nơi mình sinh ra lớn lên, nơi được giáo dưỡng để trưởng thành".

Từ ý định và lời hứa đó, chị suy nghĩ rất lâu, xem mình sẽ làm gì về văn hóa, lịch sử hay danh nhân. Thật tình cờ và cũng như là một cơ duyên, chị chính là cháu đằng ngoại của đồng chí Nguyễn Ngọc Vũ - Bí thư Thành ủy chính thức đầu tiên của Đảng bộ thành phố Hà Nội.

Đồng chí Nguyễn Ngọc Vũ là anh cả của ông ngoại chị. Vì ông mất sớm khi mới 24 tuổi nên hiện tại mẹ chị và chị vẫn đang thờ phụng ông. Một thanh niên xuất sắc, một lãnh đạo có nhiều đóng góp cho thành phố này đến thế, lại là niềm tự hào của cả gia đình cũng như Đảng bộ thành phố, tại sao lại không làm một tác phẩm nghệ thuật về ông?

Thế là, niềm đau đáu trong chị đã được giải quyết, dần dần hình thành nên ý tưởng để biến niềm tự hào, sự tưởng nhớ, tri ân ấy thành hiện thực.

NSƯT Cao Ngọc Ánh và những
Hình ảnh trong phần khai từ vở nhạc kịch "Lửa từ Đất"

Nghĩ là làm, chị bắt đầu tìm hiểu từ các tư liệu của gia đình ghi chép lại và tài liệu của Thành ủy Hà Nội. Rất may, là một gia tộc có truyền thống lâu đời tại Hà Nội đồng thời trọng chữ nghĩa, những người trong gia đình có ý thức lưu giữ lại những dấu mốc, những kỉ niệm thông qua các ghi chép và được truyền từ đời này sang đời khác như một tài sản quý giá.

Do đó, NSƯT Cao Ngọc Ánh rất muốn xây dựng nên các nhân vật từ bên trong, được hun đúc từ nền tảng giáo dục, từ truyền thống trọng tri thức của gia đình để lý giải tâm hồn, lý tưởng được bồi đắp từ đâu.

Theo đó, chàng thanh niên Nguyễn Ngọc Vũ được sinh ra từ một gia đình yêu nước, luôn hỗ trợ người nghèo, có tư tưởng tiến bộ là luôn ủng hộ con cái theo đuổi lý tưởng của mình. Tháng 6 năm 1930, khi mới 22 tuổi, người thanh niên Nguyễn Ngọc Vũ đã được giao nhiệm vụ là Bí thứ Thành ủy chính thức của Đảng bộ Hà Nội, là người đặt nền móng vô cùng quan trọng cho các hoạt động lúc bấy giờ.

NSƯT Cao Ngọc Ánh và những

Dù vậy, chị không muốn toát lên một cá nhân anh hùng mà lý giải con người ấy là tiêu biểu của thời đại, được sản sinh ra từ truyền thống gia đình và tập thể và bối cảnh lịch sử.

Do đó, khi làm việc với nhà biên kịch Lê Quý Hiền, chị không muốn quá chi tiết, nặng về công lao, thành tích của cá nhân ông Nguyễn Ngọc Vũ mà muốn khắc họa hình tượng người chiến sĩ Cộng sản trong những tình yêu. Tình yêu dành cho dân tộc, tình yêu cho gia đình, tình yêu dành cho đồng chí và tình yêu đôi lứa...

Nguyễn Ngọc Vũ cũng như đồng đội của ông bấy giờ, là tiêu biểu cho hình tượng người chiến sĩ cộng sản ưu tú của những năm đầu khi Đảng Cộng sản ra đời. Họ là những người tri thức đặc trưng cho đô thị lớn là Hà Nội, là những con người đã làm nên lịch sử.

Một bản Anh hùng ca lãng mạn

Hòa trong khí thế của thời đại, tầng lớp thanh niên Hà Nội lúc bấy giờ được học hành, có điều kiện tiếp xúc với những "làn gió mới" nên có những nhận thức, giác ngộ rất mạnh mẽ. Từ nhận thức đó biến thành phong trào hành động tiểu tư sản, học sinh và trí thức, đưa hội viên vào nhà máy, hầm mỏ, đồn điền để giác ngộ...

Họ cùng với Nhân dân Hà Nội làm nên những bản anh hùng ca đầy lãng mạn và cũng hết sức máu lửa. Điều đầu tiên với mỗi cá nhân chính là gia đình và cũng là những người mẹ - người giữ lửa của tổ ấm. Do đó, trong các tuyến nhân vật của "Lửa từ Đất", Cao Ngọc Ánh chú ý đến những người mẹ.

NSƯT Cao Ngọc Ánh và những
Con đường cách mạng chỉ có thể là đấu tranh

Yếu tố gây xúc động trong vở nhạc kịch cũng là câu chuyện về những người cha người mẹ. Họ nhìn thấy chông gai, thấy hiểm nguy cho bản thân mình và những người thân nhưng họ cũng nhìn thấy ánh sáng, thấy bình minh của đất nước.

Chính vì lý do đó nên bố mẹ của Nguyễn Ngọc Vũ luôn bảo vệ con và giúp con hoạt động cách mạng. Trong nhạc kịch "Lửa từ Đất", bà Đàm rất nhiều lần canh cho con đi hoạt động cách mạng. Những cuộc họp để tránh sự nghi ngờ, vì nhiều người lạ vào nhà bà nói nhà có giỗ, có người nhà ở quê ra đồng thời lấy thớt ra gõ tạo âm thanh, lấn át đi tiếng bàn luận.

Khi anh Vũ bị bắt, bị đày vào Hỏa Lò, bà lại tiếp cận cai ngục để có thể chăm sóc con được tốt hơn. Khi anh Vũ bị tra tấn tàn bạo, sức quá yếu phải đưa vào bệnh viện Bạch Mai bà cũng tìm mọi cách để được vào thăm con, động viên con vững tin vì "có mẹ đây".

Nghệ sĩ Thanh Tâm trong vai bà Đàm - mẹ của anh hùng Nguyễn Ngọc Vũ
Nghệ sĩ Thanh Tâm trong vai bà Đàm - mẹ của anh hùng Nguyễn Ngọc Vũ

Những nhân vật trong vở nhạc kịch có người được xây dựng từ nguyên mẫu ngoài đời nhưng cũng có những hư cấu và đều mang tính nhân văn sâu sắc. Một cuộc chiến đã đi qua, để lại không chỉ là những dấu mốc chiến thắng mà đó còn là dấu mốc của tình người! Điều đó mang đến sự xúc động sâu sắc không phải ở riêng chị mà còn được truyền đến toàn ekip và những người trực tiếp hóa thân vào các nhân vật.

Qua các tuyến nhân vật vở nhạc kịch thể hiện một giai đoạn khi tất cả cùng hướng về chính nghĩa. Dù là chính diện hay phản diện, khi được giác ngộ và cảm hóa, họ đều hướng về một mục tiêu chung đó là đấu tranh giải phóng dân tộc, giải phóng đồng bào mình khỏi ách lầm than, nô lệ. Bởi thế, người Việt Nam họ có ngọn lửa ở bên trong, chỉ chờ được hun đúc, được đốt lên để thành sức mạnh như vũ bão.

Mỗi một nhân vật đại diện cho một tầng lớp Nhân dân ở để tạo nên thành công cho cuộc cách mạng. Đó là bác sĩ người Pháp đại diện cho đất nước đi đô hộ nhưng vẫn có tấm lòng ấm áp, nhân văn vì nhìn thấy những khổ cực mà người dân đất nước sở tại phải gánh chịu.

Đó là nhân vật mật thám Dũng Hổ bày tỏ sự tôn trọng với ông Nguyễn Ngọc Vũ, bày tỏ sự kính trọng với người bạn tù, người chiến sĩ cộng sản. Khi được thu phục, cảm hóa, Dũng hổ thốt lên: "Bởi vì ông ấy đã chỉ cho tao con đường sáng".

Con đường đó chính là muốn giải phóng dân tộc phải làm cách mạng dù có phải chiến đấu, phải hi sinh nhưng họ thổi bùng lên những ngọn lửa trong lớp lớp thế hệ kế tiếp để đi đến thắng lợi cuối cùng.

Nghệ sĩ Lê Việt Anh hóa thân vào vai anh hùng Nguyễn Ngọc Vũ
Nghệ sĩ Lê Việt Anh hóa thân vào vai anh hùng Nguyễn Ngọc Vũ

Những ý tưởng ấy làm sao phải truyền tải tới người xem thật trọn vẹn thông qua con đường nghệ thuật. Điều đó đòi hỏi cả ekip phải nỗ lực, sáng tạo và tâm huyết hết mình.

Để toát lên bối cảnh và khí chất đất và người Hà Nội lúc bấy giờ, những chất liệu ca trù, xẩm, những phần Aria, những giai điệu đều mang âm hưởng Việt.

Thiết kế sân khấu đã mô phỏng lại những không gian tinh thần của Hà Nội thông qua những bức tranh phố, những mái ngói nâu, những mái hiên, đường uốn cong, gợi nhiều hơn là tả thực nhưng sẽ giúp chúng ta nhận ra đặc trưng của 36 phố phường Hà Nội.

Bối cảnh sân khấu của nhạc kịch “Lửa từ Đất”
Bối cảnh sân khấu của nhạc kịch “Lửa từ Đất”

Trong khi đó, ngôn ngữ nhân vật sử dụng cũng được lựa chọn kỹ lưỡng, từ cách xưng hô với gia đình, đồng chí, các từ ngữ của người hoạt động cách mạng... được bám sát tư liệu để có được độ chính xác nhất định.

Đặc biệt, âm nhạc được đóng giày cho đúng nghệ sĩ thể hiện. Với vai bà Đàm, đó phải là một giọng nữ trầm ấm, truyền cảm và NSUT Thanh Tâm là người thể hiện xuất sắc điều này. Với ông bố thì có giọng nam trung. Với diễn viên thể hiện vai Nguyễn Ngọc Vũ thì Lê Việt Anh được chọn không phải chỉ bởi có kinh nghiệm đóng nhạc kịch là một giọng nam cao, đồng thời có một sự kính nghiệp và kính tâm tối với những lãnh tụ, những nhà cách mạng.

Bên cạnh đó, ekip trẻ là những nghệ sĩ tài năng... và vai diễn nhỏ những cũng được lựa chọn kỹ lưỡng.

Tất cả sẽ tạo nên một "Lửa từ Đất" với những "ngọn lửa" mà khán giả sẽ cảm nhận được trọn vẹn tâm tình của NSƯT Cao Ngọc Ánh, Tổng Biên đạo Trần Ly Ly, nhà viết kịch Lê Quý Hiền cũng như Lê Việt Anh, Thanh Tâm và dàn nghệ sĩ.

Đọc thêm

Đánh thức sức mạnh mềm, kiến tạo trung tâm công nghiệp văn hóa Người Hà Nội

Đánh thức sức mạnh mềm, kiến tạo trung tâm công nghiệp văn hóa

TTTĐ - Công nghiệp văn hóa là ngành kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh, đồng thời là phương thức quan trọng để gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong dòng chảy hiện đại. Từ tầm nhìn chiến lược tại Hội nghị văn hóa toàn quốc năm 2021 đến những bước đi cụ thể trong Luật Thủ đô 2024, Hà Nội đang khẳng định vai trò đầu tàu trong kiến tạo TP sáng tạo, từng bước hình thành các trung tâm công nghiệp văn hóa hiện đại, biến văn hóa thành động lực phát triển kinh tế - xã hội bền vững.
Ý chí và niềm tin quyết thắng của người Hà Nội Người Hà Nội

Ý chí và niềm tin quyết thắng của người Hà Nội

TTTĐ - Chương trình tọa đàm, gặp mặt nhân chứng lịch sử “Hà Nội - Ý chí và niềm tin quyết thắng” được tổ chức nhằm ôn lại truyền thống cách mạng của Thủ đô, tinh thần bảo vệ Tổ quốc của người Hà Nội qua hai cuộc kháng chiến và vinh danh những con người đã góp phần làm nên chiến thắng lịch sử của dân tộc.
Mùa loa kèn gọi nắng hè về Người Hà Nội

Mùa loa kèn gọi nắng hè về

TTTĐ - Bên chiếc xe hoa ven đường, chọn mua một bó hoa loa kèn, thấy cái nắng non bắt đầu xuyên qua làn mây mỏng manh, thấy cái gió phao phảo của mùa hè đang ùa đến...
Hướng về cội nguồn, khắc sâu hai chữ "đồng bào" Người Hà Nội

Hướng về cội nguồn, khắc sâu hai chữ "đồng bào"

TTTĐ - Dịp lễ Giỗ Tổ Hùng Vương là để chúng ta cùng hướng về cội nguồn, tri ân các bậc tiền nhân tiên tổ, các anh hùng liệt sĩ vì nước quên mình, những người có công với Tổ quốc. Để rồi mỗi người đều nhìn lại bản thân, xem mình đã làm được gì để tình đồng bào ngày càng bền chặt, nghĩa dân tộc ngày càng lớn mạnh?
Khu phát triển thương mại và văn hóa "chắp cánh" tinh hoa làng nghề Người Hà Nội

Khu phát triển thương mại và văn hóa "chắp cánh" tinh hoa làng nghề

TTTĐ - "Đại sứ nón" làng Chuông (Thanh Oai, Hà Nội), nghệ nhân Tạ Thu Hương bày tỏ niềm vui mừng khi HĐND TP Hà Nội ban hành dự thảo Nghị quyết quy định về tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa (thực hiện khoản 7 Điều 21 Luật Thủ đô) và dự thảo Nghị quyết về khu phát triển thương mại và văn hóa (thực hiện khoản 8 Điều 21 Luật Thủ đô). Theo chị, đây là cơ sở pháp lý, là hoạt động vô cùng ý nghĩa, giúp cho các làng nghề cùng nghệ nhân tỏa sáng cùng với nghề, phát huy nét đẹp truyền thống của Hà Nội và vươn xa hơn trong công cuộc phát triển công nghiệp văn hóa.
Lưu giữ những giá trị văn hóa tốt đẹp của gia đình truyền thống Người Hà Nội

Lưu giữ những giá trị văn hóa tốt đẹp của gia đình truyền thống

TTTĐ - Việc bảo tồn nề nếp, gia phong trong gia đình tại huyện Đông Anh (Hà Nội) được thực hiện trên nền tảng của văn hóa Việt Nam. Đó là lấy những giá trị chuẩn mực như lễ giáo, hiếu học, trọng tình nghĩa, sống nhân ái, tinh thần tự tôn, tự lực... làm cái gốc để hình thành và phát triển gia đình hiện đại.
Hà Nội: Phát triển thương mại gắn với bảo tồn văn hóa Người Hà Nội

Hà Nội: Phát triển thương mại gắn với bảo tồn văn hóa

TTTĐ - Trong bối cảnh Hà Nội đang đẩy mạnh phát triển kinh tế theo hướng hiện đại, dự thảo Nghị quyết về khu phát triển thương mại và văn hóa của Thủ đô đã đưa ra nhiều nội dung quan trọng. Đáng chú ý là hai vấn đề cốt lõi: phát triển kinh tế gắn với bảo tồn văn hóa và cơ chế tài chính minh bạch, nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững, hài hòa giữa thương mại và bản sắc văn hóa.
Phát huy giá trị văn hóa truyền thống, xây dựng nếp sống văn minh Người Hà Nội

Phát huy giá trị văn hóa truyền thống, xây dựng nếp sống văn minh

TTTĐ - Huyện Ứng Hòa (Hà Nội) phát huy giá trị văn hóa truyền thống, phong tục, tập quán tốt đẹp, hạn chế và từng bước loại bỏ phong tục, tập quán lạc hậu, xây dựng nếp sống văn minh trong cộng đồng dân cư.
75 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa Người Hà Nội

75 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa

TTTĐ - Trong 2 năm 2023 - 2024, Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” trên địa bàn thị xã Sơn Tây (Hà Nội) đã đạt nhiều kết quả tốt đẹp. Toàn thị xã có trên 95% gia đình đạt gia đình văn hóa; 75/82 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa.
Bài 3: Để di tích đền Rừng “tỏa sáng”… Người Hà Nội

Bài 3: Để di tích đền Rừng “tỏa sáng”…

TTTĐ - Với vị trí đắc địa ven sông Hồng, di tích đền Rừng đang trở thành điểm đến hấp dẫn du khách thập phương. Tuy nhiên, để di tích này “tỏa sáng”, rất cần một kế hoạch, nghiên cứu khoa học bài bản và sự đầu tư có trọng điểm.
Xem thêm