OCOP - Động lực phát huy sức sáng tạo cho doanh nghiệp và HTX
Các đại biểu tham dự Diễn đàn quốc tế “Kết nối mạng lưới toàn cầu Mỗi xã một sản phẩm”
Bài liên quan
Hơn 600 gian hang tham gia Hội chợ quốc tế OCOP năm 2019
Khẩn trương khắc phục những hạn chế, tồn tại trong xây dựng NTM
Tập trung phát triển Làng Văn hóa Du lịch cộng đồng Nặm Đăm
Tích cực hỗ trợ Hà Giang triển khai chương trình OCOP
Đó là chia sẻ của đồng chí Vương Đình Huệ - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ tại Diễn đàn quốc tế “Kết nối mạng lưới toàn cầu Mỗi xã một sản phẩm” diễn ra ngày 17/4.
Phát biểu tại diễn đàn, Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ nhấn mạnh: “Tôi rất vui mừng đến dự Hội chợ Quốc tế OCOP và Diễn đàn Kết nối OCOP toàn cầu năm 2019. Đây là diễn đàn đầu tiên Việt Nam đăng cai tổ chức với mong muốn cùng nhau xây dựng và phát triển tình hữu nghị, phát triển các mối quan hệ hợp tác giữa các quốc gia, các cơ quan quản lý, các nhà nghiên cứu, các tổ chức hiệp hội, các doanh nghiệp trong triển khai phong trào “Mỗi xã, mỗi làng một sản phẩm”.
Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ phát biểu tại Diễn đàn quốc tế “Kết nối mạng lưới toàn cầu Mỗi xã một sản phẩm” |
Báo cáo về những kết quả đạt được sau hơn 9 năm triển khai, chương trình xây dựng nông thôn mới, ông Trần Thanh Nam – Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho hay, hiện nay, xuất khẩu nông sản của Việt Nam đã đến được trên 180 quốc gia, vùng lãnh thổ, kim ngạch xuất khẩu nông sản năm 2018 đạt trên 40 tỷ USD, đứng thứ 2 khu vực Đông Nam Á và đứng thứ 15 thế giới. Cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp được triển khai mạnh mẽ theo hướng 3 trục sản phẩm đã tạo điều kiện cho kinh tế khu vực nông thôn phát triển, đồng thời phát huy tốt lợi thế về sản xuất nông nghiệp và dịch vụ, du lịch ở khu vực nông thôn. Tỷ lệ hộ nghèo ở khu vực nông thôn giảm từ 12,2% năm 2008 xuống còn 1,8% đầu năm 2018. Tính đến hết tháng 3/2019, cả nước có 66 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới; có 4.207 xã (bằng 47,19%) đạt chuẩn nông thôn mới, dự kiến đến cuối năm 2019 sẽ đạt 50% số xã.
Tuy nhiên bên cạnh thời cơ và thuận lợi, khu vực nông thôn còn nhiều thách thức như dân số khu vực nông thôn Việt Nam vẫn đông, chiếm 68% dân số cả nước, lao động trong độ tuổi ở khu vực nông thôn là 65% lao động cả nước, khoảng cách chênh lệch giàu nghèo giữa nông thôn và thành thị còn cao và biến đổi khí hậu khó kiểm soát. Do đó, nhiều đề án, chương trình lớn đã được Chính phủ triển khai ngay từ giai đoạn này như: Chương trình Khoa học công nghệ phục vụ xây dựng nông thôn mới; Đề án về xử lý môi trường nông thôn; Đề án hỗ trợ phát triển thôn, bản, ấp của các xã đặc biệt khó khăn, đặc biệt là chương trình “Mỗi xã một sản phẩm OCOP”. Chương trình này được xác định là chương trình phát triển kinh tế nông thôn quan trọng trong thời gian tới.
Chia sẻ chính sách toàn cầu về OVOP (Mỗi làng một sản phẩm tại Nhật Bản), ông Hiroshi Murayama, Giáo sư trường Đại học Ritsumeikan Nhật Bản, Chủ tịch Hiệp hội chính sách OVOP quốc tế chỉ ra 3 nguyên tắc cơ bản của OVOP. Đó là những sản vật được chấp nhận rộng rãi mang đặc trưng hương vị và nét văn hóa của từng vùng miền; hiện thực hóa mỗi làng một sản phẩm/dịch vụ thông qua việc tận dụng tiềm năng tài nguyên của địa phương; khuyến khích tinh thần chủ động, sáng tạo ở mỗi người.
Bên cạnh đó, ông Hiroshi Murayama cũng chia sẻ về những yếu tố tạo nên sự thành công của thương hiệu vùng miền như phát triển sản phẩm mang tính đặc trưng với chất lượng cao; phát triển và mở rộng tính hiệu quả của các phương thức quảng bá mới; duy trì giá trị thương hiệu thông qua nghiên cứu và phát triển liên tục, quy chuẩn hóa…
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Trần Thanh Nam phát biểu tại Diễn đàn |
Theo PGS.TS Trần Văn Ơn – Tư vấn quốc gia Chương trình OCOP thì xương sống của OCOP là chu trình OCOP thường niên, được thực hiện liên tục, lặp đi, lặp lại hàng năm. Theo chu trình này, các sản phẩm phải do người dân đề xuất mà không phải là chỉ định của cán bộ hay cơ quan hành chính nhà nước. Dựa trên đề xuất của người dân, Nhà nước hỗ trợ một cách toàn diện, dựa trên các nguồn lực sẵn có, chủ yếu là từ Chương trình mục tiêu quốc gia nông thôn mới. Các sản phẩm tham gia chương trình phải được chấm điểm và phân hạng theo tiêu chí, từ đó được hỗ trợ xúc tiến thương mại.
Nhiều tỉnh lúng túng không biết nên triển khai chương trình OCOP từ đâu, như thế nào? Kinh nghiệm ở tỉnh Bắc Kạn, Quảng Nam, Hà Giang, Lào Cai, Sơn La cho thấy, việc khởi đầu tốt nhất là tổ chức hội nghị triển khai OCOP cấp huyện. Hội nghị này cần do UBND huyện tổ chức và có một đồng chí Chủ tịch hoặc Phó chủ tịch huyện chủ trì với sự tham gia của Bí thư và Phó bí thư huyện, lãnh đạo xã, các tổ chức chính trị, xã hội khác trong huyện, các hợp tác xã, doanh nghiệp cũng như các cá nhân từ các xã có ý tưởng “làm ăn”, đặc biệt là thanh niên. Nội dung chính của hội nghị này bao gồm tuyên truyền về sự cần thiết và ý nghĩa của OCOP, chu trình OCOP, mẫu biểu ý tưởng sản phẩm và tổ chức chấm điểm thử một sản phẩm của địa phương theo bộ tiêu chí OCOP. Điểm mấu chốt là cần in đủ các mẫu ý tưởng sản phẩm và phát cho tất cả các cá nhân dân đến dự hội nghị và hẹn thời gian nộp về huyện. Khi người dân nộp ý tưởng sản phẩm, cả hệ thống sẽ có “công ăn việc làm”.
Chương trình OCOP tuy chỉ mới được triển khai trong một thời gian ngắn nhưng đến nay đã có 100% các tỉnh thành phố trên cả nước xây dựng Đề án cấp tỉnh, 42 tỉnh thành phê duyệt và tổ chức triển khai Kế hoạch, đã có 4 tỉnh thẩm định, xét công nhận hơn 200 sản phẩm đạt từ 3 đến 5 sao OCOP, dự kiến đến 2020, cả nước sẽ phát triển hơn 2.400 sản phẩm OCOP.
Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ chụp ảnh cùng các đại biểu tham dự Diễn đàn |
Diễn đàn quốc tế “Kết nối mạng lưới toàn cầu Mỗi xã một sản phẩm”đã thu hút sự quan tâm của đại diện các cơ quan quản lý gần 20 quốc gia từ châu lục, các Đại sứ quán nước ngoài tại Việt Nam, các tổ chức quốc tế đang đồng hành cùng Chính phủ Việt Nam, sự có mặt của lãnh đạo các Bộ, ban, ngành Trung ương và các tỉnh, thành phố trên cả nước, gần 700 gian hàng quảng bá và xúc tiến thương mại sản phẩm trong dịp này. Điều này thể hiện rõ sự quan tâm của tất cả chúng ta đối với việc triển khai phong trào “Mỗi xã, mỗi làng một sản phẩm”.
Phát biểu chỉ đạo tại diễn đàn, Phó Thủ tướng yêu cầu các Bộ ban ngành Trung ương, Ban Chỉ đạo các tỉnh, thành phố trên cả nước chia sẻ những giá trị của phong trào OCOP trên thế giới, sau Diễn đàn này có chỉ đạo sát sao, quyết liệt trong triển khai Chương trình OCOP, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt của xây dựng nông thôn mới ở địa phương mình.
Trang thông tin này có sự phối hợp của Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương