Phần thưởng thật lớn nhất là niềm tin, gắn bó của người lao động
Mái ấm của đoàn viên, người lao động Thu hút người lao động khu vực phi chính thức vào Công đoàn Tạo dựng và phát triển thương hiệu “Doanh nghiệp vì người lao động” |
Xác định vai trò tiên phong của Công đoàn Thủ đô
Đồng chí Phạm Quang Thanh cho biết, trong bối cảnh mới, các cấp Công đoàn Thủ đô luôn xác định phải tập trung đổi mới quyết liệt, mạnh mẽ nội dung, phương thức hoạt động, hướng về người lao động, vì quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của đoàn viên, người lao động, xây dựng tổ chức Công đoàn vững mạnh, đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá Thủ đô và đất nước.
Đoàn Chủ tịch điều hành phiên trọng thể Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam |
Trên cơ sở chương trình toàn khóa, hàng năm căn cứ nhiệm vụ công tác, LĐLĐ thành phố xây dựng 10 hoạt động trọng tâm, 10 nhiệm vụ trọng điểm; giao chỉ tiêu cụ thể cho từng Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở để triển khai thực hiện, phân công rõ trách nhiệm trong Ban Chấp hành, Ban Thường vụ…
Hiện nay, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đang quản lý, chỉ đạo trực tiếp 45 Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở, với tổng số 9.360 Công đoàn cơ sở và 700.000 đoàn viên (trong đó, khu vực sản xuất kinh doanh chiếm 68% số đoàn viên toàn thành phố). |
Các cấp Công đoàn tập trung nguồn lực cho nhiệm vụ đại diện, chăm lo, bảo vệ quyền lợi người lao động; cắt bỏ những hoạt động không thiết thực, tốn kém kinh phí. Trong nhiệm kỳ qua, Công đoàn Thủ đô đã hỗ trợ cho 1.2 triệu lượt đoàn viên, người lao động với số tiền trên 600 tỷ đồng thông qua các hoạt động tổ chức “Tết sum vầy”, “Chợ Tết Công đoàn”, các chuyến xe miễn phí đưa công nhân về quê đón Tết, “Mái ấm công đoàn”…
Đặc biệt trong giai đoạn dịch bệnh COVID-19, các cấp Công đoàn đã trích từ nguồn ngân sách và vận động xã hội hóa với số tiền trên 100 tỷ đồng hỗ trợ cho 120 nghìn đoàn viên, người lao động LĐLĐ thành phố. Nhiều cách làm hay, mô hình sáng tạo được nhân rộng trong toàn hệ thống như chương trình “Xe buýt siêu thị 0 đồng”, “Tổ an toàn COVID”, tặng “Túi an sinh Công đoàn”.
Hưởng ứng chương trình “01 triệu sáng kiến - nỗ lực vượt khó, quyết tâm chiến thắng đại dịch COVID-19”, LĐLĐ thành phố đã vượt 320% chỉ tiêu Tổng Liên đoàn giao, dẫn dầu cả nước về số lượng người tham gia và đứng thứ hai về số sáng kiến...
Lấy đoàn viên, người lao động là trung tâm
Trong nhiệm kỳ qua, công tác phát triển đoàn viên, thành lập Công đoàn cơ sở của thành phố Hà Nội được triển khai với nhiều hình thức sáng tạo. Trong nhiệm kỳ số Công đoàn cơ sở tăng 65%. Số đoàn viên tăng 53%; giới thiệu hơn 39 nghìn đoàn viên ưu tú cho Đảng, trong đó có 23.500 đoàn viên được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam.
Đồng chí Phạm Quang Thanh, Chủ tịch Liên đoàn Lao động TP Hà Nội tham luận |
LĐLĐ thành phố sớm xây dựng đề án vị trí việc làm, sắp xếp lại các đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp đảm bảo giảm đầu mối, tinh gọn, hiệu quả, là đơn vị đầu tiên trong cả nước ra mắt Trung tâm Tư vấn pháp luật và hỗ trợ người lao động Công đoàn Hà Nội.
LĐLĐ đổi mới phương pháp, lề lối làm việc. Cán bộ Công đoàn tăng cường đi cơ sở, nắm cơ sở, hỗ trợ và lắng nghe cơ sở; tăng cường trao đổi thông tin thông qua các ứng dụng mạng xã hội, giảm hội họp và các thủ tục hành chính rườm rà. Công đoàn luôn trú trọng nâng cao chất lượng xây dựng, ban hành văn bản, triển khai chương trình kế hoạch của các cấp Công đoàn theo hướng thiết thực, hiệu quả, sát với thực tiễn.
Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội cho biết, các cấp Công đoàn Thủ đô luôn xác định lấy đoàn viên, người lao động là trung tâm, phát huy dân chủ, tăng cường kỷ cương. Công đoàn cấp trên với cấp ủy phối hợp chặt chẽ trong chỉ đạo hoạt động Công đoàn cấp dưới; tranh thủ sự vào cuộc của chính quyền đồng cấp, các đoàn thể chính trị xã hội nhằm tạo nguồn lực, sức mạnh tổng hợp trong việc chăm lo bảo vệ đoàn viên, người lao động.
Vì Thủ đô văn hiến, anh hùng
Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội chia sẻ, phương thức hoạt động của Công đoàn cơ sở được đổi mới, xây dựng cơ chế trao đổi thông tin hai chiều, từ Ban Chấp hành đến đoàn viên, người lao động.
Công đoàn Thủ đô duy trì cơ chế đối thoại thường xuyên, lựa chọn các hoạt động phù hợp với từng loại hình Công đoàn cơ sở; kịp thời nắm bắt tâm tư nguyện vọng của đoàn viên, thúc đẩy toàn thể người lao động chủ động, tích cực tham gia quá trình thương lượng và ký kết thỏa ước lao động tập thể, hưởng ứng các hoạt động do Công đoàn tổ chức.
Các đại biểu tham dự Đại hội |
“Những kết quả trong giai đoạn vừa qua khẳng định tinh thần vượt khó sáng tạo, dám nghĩ dám làm của đội ngũ cán bộ Công đoàn Thủ đô. Hoạt động Công đoàn Thủ đô luôn được Tổng LĐLĐ Việt Nam và Thành ủy Hà Nội đánh giá cao, hàng năm đều được Chính phủ, Tổng LĐLĐ Việt Nam, UBND thành phố Hà Nội tặng Cờ thi đua xuất sắc. Tuy nhiên, phần thưởng thật lớn lao của tổ chức Công đoàn Thủ đô, đó là niềm tin, sự gửi gắm và gắn bó chặt chẽ của người lao động đối với tổ chức Công đoàn”, đồng chí Phạm Quang Thanh nói.
Nhiệm kỳ 2023 - 2028, hoạt động Công đoàn cả nước nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng có nhiều thuận lợi, nhưng cũng đối mặt với không ít khó khăn, thách thức. Các cấp Công đoàn Thủ đô không bằng lòng với kết quả đã đạt được, sẽ tiếp tục đổi mới hơn nữa, quyết liệt hơn nữa, sâu sát hơn nữa, tất cả vì quyền lợi của người lao động, vì Thủ đô văn hiến và anh hùng
“Chúng tôi gửi tới các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam những mong muốn của đoàn viên, người lao động Thủ đô. Đó là, Đảng, Nhà nước tiếp tục hoàn thiện thể chế, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, thu hút đầu tư; quan tâm giải quyết vấn đề biên chế Công đoàn; có các giải pháp mạnh mẽ hơn nữa trong đảm bảo an sinh, phúc lợi xã hội và đảm bảo lương đủ sống cho người lao động”, Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội Phạm Quang Thanh bày tỏ. |