Tag

Phát huy vai trò Hội Luật gia trong phổ biến, giáo dục pháp luật

Tư vấn pháp luật 31/01/2024 08:26
aa
TTTĐ - Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang vừa ký Quyết định số 129/QĐ-TTg ngày 30/1/2024 phê duyệt Đề án “Phát huy vai trò của Hội Luật gia các cấp trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2024-2030”.
Đổi mới cách thức giáo dục pháp luật cho học sinh, sinh viên Đẩy mạnh tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật Phiên tòa giả định giáo dục pháp luật về phòng, chống ma túy Chuyển đổi số trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật Phổ biến, giáo dục pháp luật về y tế năm 2024
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Phát huy vai trò của luật gia và Hội Luật gia các cấp

Mục tiêu chung của đề án nhằm phát huy vai trò của luật gia và Hội Luật gia các cấp trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL), cung cấp kịp thời, có chất lượng cho người dân, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu về quyền được thông tin và cung cấp dịch vụ pháp lý của Nhân dân.

Đề án còn nhằm tăng cường xã hội hóa công tác PBGDPL trên cơ sở phát huy vai trò của luật gia và Hội Luật gia các cấp, vận động, thu hút các tổ chức hành nghề trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp góp phần tăng cường hiệu quả thực thi công vụ và ý thức tuân thủ, chấp hành pháp luật của Nhân dân, thực hiện thắng lợi các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Mục tiêu cụ thể giai đoạn 1 (Từ năm 2024 đến năm 2026) là hàng năm, phấn đấu 100% các cấp Hội Luật gia, 100% luật gia hoạt động chuyên trách, 40 - 50% luật gia đã nghỉ hưu, luật gia đang hành nghề khác và 5 - 10% luật gia đang công tác (công chức, viên chức) tham gia vào công tác PBGDPL, đưa pháp luật vào cuộc sống, vận động Nhân dân chấp hành pháp luật.

100% tổ chức Hội Luật gia cấp xã tham gia xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; xây dựng mới hoặc chuẩn hóa các mô hình, cách làm chuyên nghiệp, hiệu quả đang vận hành để thu hút các luật gia và nguồn lực xã hội tham gia PBGDPL; thực hiện hoạt động chỉ đạo điểm tại 10 địa phương đại diện các vùng, miền trên cả nước.

Giai đoạn 2 (Từ năm 2027 đến năm 2030), hàng năm, phấn đấu 100% các cấp Hội Luật gia, 100% luật gia hoạt động chuyên trách, 60 - 80% luật gia đã nghỉ hưu, luật gia đang hành nghề khác và 10 - 15% luật gia đang công tác (công chức, viên chức) tham gia vào công tác PBGDPL, đưa pháp luật vào cuộc sống, vận động Nhân dân chấp hành pháp luật.

Đề án quan tâm tới chuẩn hóa các mô hình, cách làm chuyên nghiệp, hiệu quả của Hội Luật gia các cấp về PBGDPL, phấn đấu mỗi tỉnh có tối thiểu 30 - 40 đơn vị (cấp huyện, xã) vận hành mô hình PBGDPL hiệu quả; nhân rộng hoạt động chỉ đạo điểm lên 20 địa phương đại diện các vùng, miền trên cả nước; tổng kết, rút kinh nghiệm việc chỉ đạo điểm.

Đối tượng của đề án gồm: Các cấp Hội Luật gia, hội viên Hội Luật gia Việt Nam; vận động, thu hút các tổ chức hành nghề trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp cùng tham gia; người dân, trong đó tập trung ưu tiên cho các nhóm đặc thù, yếu thế trong xã hội.

Đề án được thực hiện trong phạm vi cả nước. Thời gian thực hiện Đề án từ năm 2024 đến năm 2030.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

12 nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu

Để đạt được các mục tiêu đề ra, Đề án cũng nêu rõ những nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu gồm: Nâng cao nhận thức của các cấp ủy đảng và chính quyền về vai trò và phát huy vai trò của Hội Luật gia các cấp trong công tác PBGDPL; tăng cường chỉ đạo, giao nhiệm vụ PBGDPL cho các cấp Hội.

Nhiệm vụ thứ hai là phát huy vai trò thành viên Hội đồng phối hợp PBGDPL của Hội Luật gia các cấp trong lãnh đạo, chỉ đạo công tác PBGDPL tại các cấp Hội Luật gia; xây dựng chương trình làm việc cụ thể, có nội dung, mục tiêu rõ ràng nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của các đơn vị, cấp Hội.

Nhiệm vụ thứ ba là kiện toàn tổ chức, bộ máy, nguồn nhân lực làm công tác PBGDPL của Hội Luật gia các cấp.

Nhiệm vụ thứ tư là nâng cao năng lực cho Hội Luật gia các cấp để tham gia thực hiện PBGDPL.

Nhiệm vụ thứ năm là xây dựng các mô hình, cách làm chuyên nghiệp, hiệu quả để thu hút các luật gia và nguồn lực xã hội tham gia PBGDPL; rà soát, đánh giá lại mô hình trung tâm pháp luật cộng đồng tại xã, phường, thị trấn của Hội Luật gia; tiếp tục nhân rộng các mô hình đang phát huy hiệu quả, trên cơ sở đó tổ chức tổng kết, chuẩn hóa mô hình và nhân rộng ra cả nước.

Nhiệm vụ thứ thứ sáu là trên cơ sở định hướng công tác PBGDPL hàng năm và theo từng giai đoạn của các cơ quan nhà nước, Hội Luật gia các cấp tổ chức PBGDPL cho cán bộ, hội viên và Nhân dân. Hàng năm, các cấp Hội và hội viên tham gia PBGDPL, đưa pháp luật vào cuộc sống, vận động Nhân dân chấp hành pháp luật; các tổ chức Hội Luật gia cấp xã tham gia xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.

Nhiệm vụ thứ bảy là đẩy mạnh xã hội hóa, huy động các nguồn lực xã hội tham gia cùng Hội Luật gia các cấp thực hiện PBGDPL.

Nhiệm vụ thứ tám là chuyển đổi số trong PBGDPL thông qua đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin cho từng khâu của công tác PBGDPL.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Nhiệm vụ thứ chín là đổi mới, đa dạng hóa nội dung, cách thức thực hiện PBGDPL. Phát huy hiệu quả các kênh thông tin pháp luật của Hội Luật gia các cấp như: tạp chí, bản tin pháp luật, trung tâm tư vấn pháp luật... nhằm góp phần hỗ trợ việc tiếp cận pháp luật của người dân, đặc biệt là nhóm đối tượng đặc thù, yếu thế.

Nhiệm vụ thứ mười là phối hợp tham gia thực hiện có hiệu quả các Đề án "Tổ chức truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật giai đoạn 2022 - 2027"; Đề án "Thí điểm đổi mới hoạt động đánh giá hiệu quả công tác PBGDPL"; Đề án "Tăng cường năng lực tiếp cận pháp luật của người dân"; Đề án "Nâng cao năng lực cho đội ngũ báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật thực hiện PBGDPL tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, khu vực biên giới, hải đảo giai đoạn 2024 - 2030" và các đề án khác liên quan sau khi được Thủ tướng phê duyệt.

Nhiệm vụ thứ mười một là triển khai, nhân rộng các hoạt động chỉ đạo điểm.

Nhiệm vụ thứ mười hai là kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện đề án.

Kinh phí thực hiện Đề án do Ngân sách Nhà nước bảo đảm, được bố trí trong dự toán hàng năm của các bộ, ngành, cơ quan, tổ chức, địa phương có liên quan theo phân cấp ngân sách hiện hành; ngoài ra được huy động từ các nguồn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.

Đọc thêm

Tài xế điều khiển ô tô có phải chịu trách nhiệm không? Tư vấn pháp luật

Tài xế điều khiển ô tô có phải chịu trách nhiệm không?

TTTĐ - Qua theo dõi thông tin vụ tai nạn khiến 4 thiếu niên tử vong trên cao tốc Nội Bài - Lào Cai, chuyên gia pháp lý cho rằng, tài xế điều khiển ô tô không có lỗi. Lỗi hoàn toàn do 2 xe mô tô đi vào đường cấm vi phạm Khoản 12 Điều 3 Luật giao thông đường bộ.
Phiên tòa giả định giáo dục pháp luật về phòng, chống ma túy Tư vấn pháp luật

Phiên tòa giả định giáo dục pháp luật về phòng, chống ma túy

TTTĐ - Sáng 30/10, Ban Chỉ đạo Đề án Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Bình Dương tham gia tuyên truyền và phòng, chống ma túy cho thanh thiếu nhi tổ chức phiên tòa giả định giáo dục pháp luật về phòng, chống ma tuý.
Hung thủ sát hại cô gái trẻ, phi tang thi thể sẽ đối diện nhiều tội danh Tư vấn pháp luật

Hung thủ sát hại cô gái trẻ, phi tang thi thể sẽ đối diện nhiều tội danh

TTTĐ - Những ngày qua dư luận bàng hoàng trước thông tin cô gái trẻ H.Y.N (17 tuổi, trú quận Ba Đình, Hà Nội) bị sát hại, phân xác, phi tang xuống sông Hồng. Qua theo dõi thông tin vụ việc, chuyên gia pháp lý cho rằng hung thủ có thể sẽ bị xử lý về nhiều tội danh, đối mặt với mức hình phạt nghiêm khắc nhất.
Dấu ấn công tác hòa giải ở cơ sở Tư vấn pháp luật

Dấu ấn công tác hòa giải ở cơ sở

TTTĐ - Vượt qua nhiều vòng thi từ cấp phường đến cấp TP, đội hòa giải viên của phường Trung Hòa (quận Cầu Giấy, Hà Nội) đại diện cho TP Hà Nội tham dự cuộc thi Hòa giải viên giỏi toàn quốc năm 2023 khu vực miền Bắc và xuất sắc giành giải Nhì. Đây là dấu ấn quan trọng, khẳng định vai trò của đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở trong công tác hòa giải, giúp ngăn chặn nhiều vụ việc phức tạp phát sinh từ cơ sở, góp phần xây dựng Hà Nội ngày càng an toàn, thanh lịch và văn minh.
Nghi can sát hại bé gái ở Gia Lâm đã chết, vụ án xử lý như thế nào? Tư vấn pháp luật

Nghi can sát hại bé gái ở Gia Lâm đã chết, vụ án xử lý như thế nào?

TTTĐ - Cơ quan Công an xác định, sau khi bắt cóc, sát hại cháu bé 2 tuổi (ở Gia Lâm, Hà Nội), bị can Giáp Thị Huyền Trang đã nhảy cầu tự vẫn. Qua theo dõi vụ việc, nhiều bạn đọc của báo Tuổi trẻ Thủ đô đặt câu hỏi, ai sẽ đền bù thiệt hại cho gia đình cháu bé và việc giải quyết đền bù sẽ được thực hiện như thế nào theo quy định của pháp luật?
Đa dạng hình thức tuyên truyền thu hồi vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ Tư vấn pháp luật

Đa dạng hình thức tuyên truyền thu hồi vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ

TTTĐ - Công tác tuyên truyền, vận động để thu hồi vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ có vai trò rất quan trọng trong đấu tranh, phòng ngừa tội phạm. Do đó, thời gian qua, Công an quận Đống Đa đã triển khai đa dạng các hình thức tuyên truyền, từ đó nhận thức của Nhân dân được nâng cao, người dân đã tự giác giao nộp vũ khí, vật liệu nổ tàng trữ trong nhà, góp phần đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn.
Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật về phòng chống ma túy Tư vấn pháp luật

Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật về phòng chống ma túy

TTTĐ - Ngày 19/9, Công an thành phố Hà Nội và Ban Chỉ đạo phòng, chống AIDS, ma túy, mại dâm huyện Thanh Trì (BCĐ 89) phối hợp tổ chức tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật về phòng chống ma túy cho quần chúng Nhân dân, cán bộ cơ sở thuộc các đoàn thể, chính quyền địa phương trên địa bàn huyện năm 2023.
Kêu gọi từ thiện, hỗ trợ nạn nhân vụ cháy sao cho đúng pháp luật? Tư vấn pháp luật

Kêu gọi từ thiện, hỗ trợ nạn nhân vụ cháy sao cho đúng pháp luật?

TTTĐ - Trước việc nhiều người lên mạng xã hội kêu gọi quyên góp hỗ trợ các nạn nhân trong vụ cháy chung cư mini ở quận Thanh Xuân, Tiến sỹ, luật sư Đặng Văn Cường cho rằng, việc kêu gọi, tiếp nhận, phân phối hàng, quà từ thiện cần phải tuân thủ quy định của pháp luật, cụ thể là phải tuân thủ quy định của bộ Luật Dân sự và Nghị định số 93/2021/NĐ-CP của Chính phủ để đảm bảo hoạt động từ thiện được diễn ra một cách tốt nhất, hiệu quả nhất.
Quảng Nam: Cần làm rõ có hay không hành vi trốn thuế trong chuyển nhượng đất nền? Tư vấn pháp luật

Quảng Nam: Cần làm rõ có hay không hành vi trốn thuế trong chuyển nhượng đất nền?

TTTĐ - Viện Kiểm sát Nhân dân huyện Núi Thành (Quảng Nam) đã có quyết định kháng nghị toàn bộ Bản án sơ thẩm số 01/2023/KDTM-TS ngày 31/5/2023 của Tòa án Nhân dân huyện Núi Thành, liên quan đến mua bán đất nền tại dự án đầu tư xây dựng nhà ở khu dân cư Tam Anh Nam, huyện Núi Thành (giai đoạn 3).
Quy định chi tiết một số điều của Luật Tần số vô tuyến điện Tư vấn pháp luật

Quy định chi tiết một số điều của Luật Tần số vô tuyến điện

TTTĐ - Chính phủ ban hành Nghị định số 63/2023/NĐ-CP ngày 18/8/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật Tần số vô tuyến điện số 42/2009/QH12, được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 09/2022/QH15.
Xem thêm