Tag

Phát huy vai trò quản lý Nhà nước trong công tác điều hành giá xăng dầu

Thị trường - Tài chính 15/03/2022 15:30
aa
TTTĐ - Giá xăng dầu trong nước và thế giới liên tục được điều chỉnh tăng trong thời gian gần đây khiến dư luận không khỏi quan tâm, lo lắng. Đây cũng là nội dung sẽ được chất vấn tại Phiên họp thứ 9 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Đứng trước “bài toán” giá xăng dầu tăng cao, các chuyên gia kinh tế cho rằng, cần phải phát huy vai trò quản lý Nhà nước nhằm hạn chế được những tác động tiêu cực tới nền kinh tế thị trường.
Thứ trưởng Bộ Công thương: Giá xăng dầu diễn biến quá nhanh, ngoài dự đoán Áp lực chi phí đè nặng các doanh nghiệp vận tải Cử tri đề nghị Chính phủ hạn chế tình trạng "ăn theo" giá xăng dầu để trục lợi Chính thức trình Chính phủ mức giảm thuế môi trường với xăng dầu Chi phí đổ đầy bình các xe ô tô khi xăng tăng giá

Giá xăng dầu ở Việt Nam tăng thấp hơn thế giới

Trong báo cáo gửi Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Bộ Công thương cho biết: Giá xăng dầu ở Việt Nam tăng nhưng đã được điều hành ở mức thấp hơn nhiều so với mức tăng của thị trường thế giới.

Cụ thể, giá bình quân một số mặt hàng thành phẩm xăng dầu thế giới (giao dịch trên thị trường Singapore) dùng để tính giá cơ sở kỳ điều hành ngày 11/3/2022 so với đầu năm 2022 biến động tăng từ 44,01% đến 60,02% nhưng giá xăng dầu trong nước kỳ điều hành ngày 11/3/2022 so với đầu năm 2022 chỉ tăng từ 24,91% - 39,56%.

Trước đó, trong văn bản trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc khẳng định: Qua theo dõi giá xăng dầu tại một số quốc gia, giá xăng dầu của nước ta hiện đang thấp hơn so với mặt bằng chung của nhiều nước trong khu vực.

Bộ Tài chính cũng dẫn số liệu của Global Petrol Prices ngày 31/1/2022 cho thấy: Giá xăng của các nước có chung đường biên giới với Việt Nam như Trung Quốc là 26.611 đồng/lít, Lào là 30.665 đồng/lít và Campuchia là 26.184 đồng/lít.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chủ trì Phiên họp thứ 9 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chủ trì Phiên họp thứ 9 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

So với nhiều nước trên thế giới, tỉ trọng thuế trong giá xăng dầu bán ra của nước ta hiện nay vẫn thấp hơn mức bình quân chung. Tỉ trọng thuế trong giá bán xăng dầu ở nhiều nước chủ yếu trong khoảng 45- 60% (ngoại trừ một số nước có trữ lượng dầu mỏ lớn thì có tỉ trọng thấp hơn). Trong khi đó, đối với nước ta, tỉ trọng thuế đối với xăng khoảng 38% và đối với dầu khoảng 20%. Ngoài ra, trong giá bán xăng dầu còn có khoản chi phí vận chuyển, lợi nhuận định mức nhưng các khoản này cũng chỉ chiếm khoảng từ 5-8% mức giá cơ sở của mặt hàng xăng dầu.

Trong các kỳ điều hành giá xăng dầu gần đây, Bộ Công thương đã phối hợp chặt chẽ, kịp thời với Bộ Tài chính thực hiện nhất quán, đúng quy định tại Nghị định số 83/2014/NĐ-CP ngày 3/9/2021 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu, Nghị định số 95/2021/NĐ-CP ngày 1/11/2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 83/2014/NĐ-CP và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Nhằm hỗ trợ cho đời sống, sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp còn nhiều khó khăn do tác động của dịch bệnh COVID-19 trong thời gian vừa qua, Liên Bộ Công thương - Tài Chính đã liên tục chi sử dụng Quỹ Bình ổn giá xăng dầu với mức chi từ 100 - 1.500 đồng/lít tùy loại nhằm giữ ổn định giá xăng dầu trong nước, điều chỉnh giá xăng dầu trong nước phù hợp với diễn biến của giá xăng dầu thế giới nhưng mức tăng thấp hơn mức tăng của giá xăng dầu thế giới.

Việc điều hành giá xăng dầu thông qua sử dụng công cụ Quỹ Bình ổn giá nhằm góp phần bảo đảm thực hiện mục tiêu kiểm soát lạm phát và bình ổn thị trường ngay từ đầu năm 2022, hỗ trợ người dân và doanh nghiệp trong quá trình phục hồi hoạt động sản xuất, kinh doanh; Tiếp tục duy trì mức chênh lệch giá giữa xăng sinh học E5RON92 và xăng khoáng RON95 ở mức hợp lý để khuyến khích sử dụng xăng sinh học nhằm bảo vệ môi trường theo chủ trương của Chính phủ; Hỗ trợ việc duy trì nguồn cung xăng dầu từ các nguồn (kể cả nhập khẩu) cho thị trường và bảo đảm duy trì công cụ Quỹ Bình ổn ở mức phù hợp để có dư địa điều hành giá xăng dầu trong thời gian tới.

Để bảo đảm cung cầu, bình ổn thị trường xăng dầu thời gian tới, Bộ Công thương đã và sẽ tiếp tục thực hiện một số giải pháp như: Chỉ đạo các doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu thực hiện kế hoạch phân giao tổng nguồn và hạn mức nhập khẩu tối thiểu bổ sung đã được Bộ giao trong quý II/2022 nhằm bảo đảm duy trì nguồn cung xăng dầu liên tục cho thị trường trong nước phục vụ sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng của người dân và doanh nghiệp.

Trên cơ sở báo cáo kế hoạch cụ thể sản xuất, cung ứng xăng dầu từ nguồn sản xuất trong nước, cân đối với nhu cầu tiêu thụ trong nước thực hiện điều chỉnh phân giao hạn mức nhập khẩu xăng dầu cho các thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu trong 6 tháng cuối năm 2022.

Phát huy vai trò quản lý Nhà nước trong công tác điều hành giá xăng dầu
Việc điều hành giá xăng dầu thông qua sử dụng công cụ Quỹ Bình ổn giá nhằm góp phần bảo đảm thực hiện mục tiêu kiểm soát lạm phát và bình ổn thị trường (Ảnh minh họa)

Đồng thời, Bộ phối hợp với Bộ Tài chính điều hành giá xăng dầu bám sát diễn biến giá xăng dầu thế giới, phù hợp với diễn biến cung cầu xăng dầu trong nước để bảo đảm hài hòa lợi ích giữa các chủ thể tham gia thị trường xăng dầu (doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu, doanh nghiệp sử dụng xăng dầu làm đầu vào cho hoạt động sản xuất kinh doanh và người tiêu dùng); Khuyến khích các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu duy trì nguồn cung và hạn chế các hành vi đầu cơ găm hàng hoặc buôn lậu xăng dầu qua biên giới sang các nước lân cận.

Chỉ đạo lực lượng Quản lý thị trường trên toàn quốc tiếp tục tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, phối hợp chặt chẽ với các lực lượng chức năng thực hiện nghiêm túc chỉ đạo tại Công điện số 517/CĐ-BCT ngày 28/1/2022 của Bộ Công thương, đặc biệt kiểm tra, kiểm soát thị trường một cách chặt chẽ ở khâu bán lẻ và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo quy định.

Tăng cường công tác quản lý điều hành giá xăng dầu

Liên quan đến công tác quản lý điều hành giá xăng dầu trong nước, đại biểu Hoàng Văn Cường, Ủy viên Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội cho biết, xăng dầu là mặt hàng bình ổn giá và được Nhà nước quản lý. Do đó, điều hành của Bộ Công thương là rất quan trọng. Bộ Công thương cần kiểm soát được nguồn cung và cả nguồn dự trữ để bảo đảm chủ động nguồn cung trong nước.

Đồng thời, trong việc điều hành giá cần linh hoạt để khi giá xăng dầu giảm thấp thì tăng thêm phần trích vào Quỹ Bình ổn giá và khi giá xăng tăng cao thì phải sử dụng quỹ bù cho giá xăng; Phải điều hành mức dự trữ, kiểm soát dự trữ của các nhà cung cấp để không có tình trạng nhà cung cấp găm hàng, đầu cơ om hàng, không đưa xăng ra bán, đợi giá tăng trong tương lai.

Đại biểu Hoàng Văn Cường cũng cho rằng, phải tăng nguồn cung nhập khẩu, khuyến khích doanh nghiệp bằng cách giảm thuế nhập khẩu. Về lâu dài, cần tạo ra thị trường cạnh tranh tốt hơn để các nhà phân phối xăng dầu cạnh tranh và tự tìm được nguồn cung cấp tốt nhất.

Nguồn dự trữ quốc gia cũng phải tăng nguồn lực để tăng nguồn dữ trữ xăng dầu trong nước để bảo đảm bình ổn. Đại biểu Hoàng Văn Cường tin tưởng, với tổng hợp các biện pháp trên thì sẽ có thể bảo đảm bình ổn giá xăng dầu trong thời gian tới, giúp cho nền kinh tế có điều kiện ổn định, phục hồi và phát triển.

Ông Nguyễn Anh Tuấn, Cục trưởng Cục Quản lý giá, Bộ Tài chính.
Ông Nguyễn Anh Tuấn, Cục trưởng Cục Quản lý giá, Bộ Tài chính.

Ông Nguyễn Anh Tuấn, Cục trưởng Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) cho biết: Thời gian qua, giá xăng dầu thành phẩm thế giới tiếp tục xu hướng tăng là nguyên nhân chính tác động làm tăng chi phí đầu vào, qua đó tác động tăng giá xăng dầu trong nước và gây áp lực lên điều hành giá xăng dầu nói riêng, điều hành giá nói chung. Trước áp lực như vậy, đi đôi với việc đánh giá đảm bảo nguồn cung, kiểm soát thị trường và tăng cường dự báo, thì điều hành giá xăng dầu đã cố gắng bám sát diễn biến thị trường.

Cùng với đó, cần linh hoạt sử dụng Quỹ Bình ổn giá xăng dầu, để giảm tác động tăng giá mặt hàng xăng dầu trong nước. Nếu không sử dụng công cụ Quỹ Bình ổn giá thì biến động giá xăng dầu trong nước còn phức tạp hơn. Ngoài ra, cần tiếp tục chú trọng thông tin, tuyên truyền về điều hành giá xăng dầu để đảm bảo tính công khai, minh bạch; Hạn chế những thông tin thất thiệt gây hoang mang cho người tiêu dùng gây bất ổn thị trường.

Ông Trần Duy Đông, Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công thương) cho rằng: Chính phủ, cơ quan điều hành khi điều hành giá xăng dầu cân nhắc rất nhiều chiều, nhiều yếu tố, phải hài hòa lợi ích của doanh nghiệp, người dân, mục tiêu quản lý CPI... tránh tạo ra tiền lệ, tránh để bản thân doanh nghiệp sử dụng sức ép đối với cơ quan điều hành để điều hành chỉ có lợi cho doanh nghiệp. Ở bối cảnh công cụ Quỹ Bình ổn giá xăng dầu có hạn, Bộ Công thương kiên trì quan điểm sử dụng công cụ thuế, phí.

Ông Trần Duy Đông, Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công thương)
Ông Trần Duy Đông, Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công thương)

Ông Nguyễn Xuân Định, Phó Trưởng phòng Chính sách tổng hợp, Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) cho rằng, trong những tháng đầu năm 2022, có những nguy cơ và yếu tố tác động rất lớn và có những yếu tố gần như không thể lường trước được đã diễn ra như xung đột giữa Nga và Ukraina, giá xăng dầu tăng phi mã không thể đoán định được. Bình quân 1 tháng giá xăng dầu thành phẩm chỉ từ 98 USD nay vượt mức 130 USD/ thùng.

Bên cạnh đó, giá các mặt hàng nguyên liệu thành phẩm đều đang tăng mạnh. Đây là một trong những yếu tố rủi ro cao nhất tới giá cả và lạm phát. Trên thực tế, xăng dầu là mặt hàng đặc thù bởi giá phụ thuộc vào yếu tố tâm lý, chính trị và vị thế của các nước ít khi bị ảnh hưởng bởi chi phí. Do vậy, giá phụ thuộc vào giá thế giới, giá trong nước cũng phụ thuộc theo. Theo dự báo của nhiều tổ chức, cơ quan trên thế giới thì giá xăng dầu sẽ tiếp tục tăng. Trước sự tăng giá đột biến bất thường trong thời gian qua cho thấy việc dự báo ngắn hạn vô cùng khó mà chủ yếu dự báo yếu tố trung hạn và dài hạn.

Ông Nguyễn Bích Lâm, nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê nhận xét: Thời gian qua, hai Bộ Công thương và Tài chính đã sử dụng rất tốt Quỹ Bình ổn giá xăng dầu để điều hành giá. Tuy nhiên trong bối cảnh giá xăng, dầu đang tăng cao, Quỹ Bình ổn giá xăng, dầu cũng có hạn thì nên chăng xem xét thêm các giải pháp, công cụ khác để phối hợp điều hành giá xăng, dầu. Hiện, 40% trong giá xăng dầu là thuế phí.

Theo đó, để điều tiết mức tăng của giá xăng, dầu sao cho phù hợp, hợp lý cần xem xét giảm thuế tiêu thụ đặc biệt, bảo vệ môi trường (BVMT). Cùng với đó, hiện, VAT giảm 2% cho hàng tiêu dùng, còn xăng, dầu thì không được. Điều đó cho thấy, chúng ta còn rất nhiều dư địa để giảm giá xăng, dầu, giá xăng, dầu vẫn tăng nhưng không tăng cao quá so với giá xăng, dầu thế giới. Tuy nhiên, giảm giá xăng dầu, sẽ giảm sức ép lạm phát nhưng giảm nhiều quá thì sẽ hụt thu ngân sách, do vậy điều chỉnh chính sách về thuế cần sự đánh giá, tính toán một cách toàn diện.

Ông Nguyễn Tiến Thỏa, Chủ tịch Hội thẩm định giá Việt Nam, nguyên Cục trưởng Cục quản lý giá (Bộ Tài chính)
Ông Nguyễn Tiến Thỏa, Chủ tịch Hội thẩm định giá Việt Nam, nguyên Cục trưởng Cục quản lý giá (Bộ Tài chính)

Ông Nguyễn Tiến Thỏa, Chủ tịch Hội Thẩm định giá Việt Nam, nguyên Cục trưởng Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) cho biết, điều hành thị trường xăng dầu vừa qua đã tuân thủ Nghị định 83 và Nghị định 95 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu. Bất cập về chu kỳ điều chỉnh giá này cần được sửa đổi cho phù hợp với biến động của thị trường, theo hướng bãi bỏ chu kỳ điều hành 10 ngày một lần, thay bằng hàng ngày. Nếu chưa làm được theo biến động hàng ngày như thế giới thì trước mắt có thể là 5 ngày phù hợp với phương thức mua bán hiện nay của các thương nhân xăng dầu. Điều này hiện Bộ Công thương đã đề nghị sửa Nghị định 95 để điều hành linh hoạt hơn.

Nhằm bảo đảm cung cầu, bình ổn thị trường xăng dầu thời gian tới, Bộ Công thương đã và sẽ tiếp tục thực hiện một số giải pháp như: Chỉ đạo các doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu thực hiện kế hoạch phân giao tổng nguồn và hạn mức nhập khẩu tối thiểu bổ sung đã được Bộ Công thương giao trong Quý II nhằm bảo đảm duy trì nguồn cung xăng dầu liên tục cho thị trường trong nước phục vụ sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng của người dân và doanh nghiệp.

Đọc thêm

Trình dự thảo nghị định mới về quản lý ODA, vốn vay ưu đãi trước 30/4 Thị trường - Tài chính

Trình dự thảo nghị định mới về quản lý ODA, vốn vay ưu đãi trước 30/4

Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn yêu cầu Bộ Tài chính khẩn trương hoàn thiện để trình Thủ tướng Chính phủ nghị định thay thế Nghị định 114/2021/NĐ-CP và Nghị định số 20/2023/NĐ-CP về quản lý, sử dụng ODA và vốn vay ưu đãi trước ngày 30/4/2025.
Thành lập Đoàn đàm phán Chính phủ về các vấn đề thương mại với Hoa Kỳ Thị trường - Tài chính

Thành lập Đoàn đàm phán Chính phủ về các vấn đề thương mại với Hoa Kỳ

TTTĐ - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định số 753/QĐ-TTg ngày 12/4/2025 về việc thành lập Đoàn đàm phán Chính phủ về các vấn đề thương mại với Hoa Kỳ.
Đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt khi sử dụng phương tiện công cộng Nhịp sống phương Nam

Đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt khi sử dụng phương tiện công cộng

TTTĐ - Sáng 11/4, Sở Giao thông Công chánh TP Hồ Chí Minh phối hợp cùng Sacombank và Mastercard ra mắt Hệ thống thẻ vé điện tử và thẻ Sacombank Mastercard MultiPass - dòng thẻ thanh toán xanh ưu việt dành cho người dân thường xuyên sử dụng phương tiện giao thông công cộng.
Đồng Nai: Đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công Thị trường - Tài chính

Đồng Nai: Đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công

TTTĐ - UBND tỉnh Đồng Nai đặt mục tiêu giải ngân vốn đầu tư công trong năm 2025 đạt 95% kế hoạch.
Tổ chức tín dụng hợp tác xã là mắt xích quan trọng trong hệ thống tài chính quốc gia Thị trường - Tài chính

Tổ chức tín dụng hợp tác xã là mắt xích quan trọng trong hệ thống tài chính quốc gia

TTTĐ - TS Cấn Văn Lực, chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV kiêm Giám đốc Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV đánh giá, tổ chức tín dụng là hợp tác xã là mắt xích quan trọng trong hệ thống tài chính quốc gia.
Sẵn sàng kịch bản ứng phó với chính sách thuế mới của Mỹ Thị trường - Tài chính

Sẵn sàng kịch bản ứng phó với chính sách thuế mới của Mỹ

TTTĐ - Sáng 9/4, UBND TP Hồ Chí Minh tổ chức hội thảo khoa học “Tăng trưởng kinh tế TP Hồ Chí Minh trước tác động chính sách thuế quan mới của Hoa Kỳ”. Tại đây, đại diện các ngành hàng, doanh nghiệp, chuyên gia kinh tế đã đề xuất nhiều giải pháp để ứng phó với chính sách thuế mới của Mỹ.
Khẳng định đẳng cấp sống thượng lưu khi làm chủ căn hộ duplex Thị trường - Tài chính

Khẳng định đẳng cấp sống thượng lưu khi làm chủ căn hộ duplex

TTTĐ - Trên thị trường, The Wisteria đang là một cái tên nổi bật tại khu vực phía Tây Hà Nội. Dự án này được các chuyên gia đánh giá là một không gian sống lý tưởng, hấp dẫn đối với các gia đình đang tìm kiếm một nơi an cư thịnh vượng và đủ đầy.
Nhiều doanh nghiệp Bình Thuận gặp khó khăn trong 3 tháng đầu năm 2025 Doanh nghiệp

Nhiều doanh nghiệp Bình Thuận gặp khó khăn trong 3 tháng đầu năm 2025

TTTĐ - Cục Thống kê tỉnh Bình Thuận vừa công bố kết quả khảo sát về tình hình sản xuất kinh doanh trong quý I/2025. Theo đó, đa phần doanh nghiệp, đặc biệt là trong ngành chế biến, chế tạo, đã phải đối mặt với nhiều thách thức.
Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn chủ trì họp Tổ công tác về hợp tác kinh tế, thương mại với Hoa Kỳ Thị trường - Tài chính

Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn chủ trì họp Tổ công tác về hợp tác kinh tế, thương mại với Hoa Kỳ

Sáng 8/4, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn đã chủ trì cuộc họp của Tổ công tác về tăng cường hợp tác, chủ động thích ứng với điều chỉnh chính sách kinh tế, thương mại của Hoa Kỳ.
Thủ tướng: Đề nghị phía Hoa Kỳ hoãn áp thuế với Việt Nam ít nhất 45 ngày Thị trường - Tài chính

Thủ tướng: Đề nghị phía Hoa Kỳ hoãn áp thuế với Việt Nam ít nhất 45 ngày

Tối 7/4, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp với các bộ, ngành để cập nhật tình hình với các diễn biến mới, tiếp tục thảo luận về các giải pháp sau khi phía Hoa Kỳ vừa công bố áp thuế đối ứng với hàng hóa đến từ nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam.
Xem thêm