Tag

Phiên tòa giả định “diễn mà như thật” giúp bạn trẻ tránh xa bạo lực học đường

Nhịp sống trẻ 22/08/2022 16:15
aa
TTTĐ - Được thực hiện với diễn biến, quá trình xét xử như thật với đầy đủ các thành phần, phiên tòa giả định “Xây dựng tình bạn đẹp - Nói không với bạo lực học đường” đã truyền thông điệp nhân văn, giúp bạn trẻ dễ hiểu, dễ nhớ để cùng xây dựng môi trường học tập thân thiện.
Tuyên truyền kiến thức, kỹ năng phòng tránh xâm hại, phòng chống bạo lực học đường cho học sinh dưới 16 tuổi

Hưởng ứng Ngày hội chiến sĩ Hoa phượng đỏ năm 2022 do Trung ương Đoàn phát động, Thành đoàn, Hội Sinh viên thành phố Hà Nội đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực. Trong đó, phiên tòa giả định với chủ đề “Xây dựng tình bạn đẹp - Nói không với bạo lực học đường” thu hút sự quan tâm của đông đảo học sinh, đoàn viên, thanh niên.

Phiên tòa giả định do Đoàn Thanh niên Tòa án Nhân dân, Đoàn Thanh niên Viện kiểm sát Nhân dân và Đoàn Thanh niên Sở Tư pháp thành phố Hà Nội phối hợp tổ chức. Người thực hiện phiên tòa là các anh chị kiểm sát viên, thẩm phán, thư kí, trợ giúp viên pháp lý, luật sư đến từ các đơn vị trên.

Một cảnh trong phiên tòa giả định
Một cảnh trong phiên tòa giả định

Tình tiết vụ án dựa trên nhiều sự việc đã xảy ra trên địa bàn Hà Nội liên quan đến thanh thiếu niên. Nội dung phiên tòa giả định là về mâu thuẫn của nhóm bạn học sinh lớp 12, dẫn tới việc làm nhục bạn bằng sử dụng hình ảnh riêng tư của bạn, cùng các nội dung vu khống bôi nhọ bạn và đưa lên mạng xã hội. Bên cạnh đó, vụ án đề cập các vấn đề yêu sớm, quan hệ tình dục ở trẻ vị thành niên dẫn đến có thai ngoài ý muốn, bạo lực học đường, việc sử dụng mạng xã hội không đúng quy định pháp luật… Cái kết của việc bồng bột, thiếu suy nghĩ của các bạn trẻ trong vụ án là phải nhận án tù treo, ảnh hưởng đến tương lai.

Phiên tòa giả định về phòng chống bạo lực học đường
Phiên tòa giả định về phòng chống bạo lực học đường

Diễn ra như một vụ xét xử thực sự, phiên tòa giả định thu hút sự quan tâm của đông đảo các bạn trẻ. Bạn Nguyễn Phương Trang chia sẻ: “Không chỉ mang đến tình huống thực tế, phiên tòa giả định còn chỉ ra nguyên nhân dẫn đến những sự việc như bạo lực đường, lợi dụng mạng xã hội để làm nhục người khác… Từ phiên tòa cho thấy, để chấm dứt bạo lực học đường, ngoài việc mỗi bạn học sinh phải ứng xử có văn hóa rất cần sự chung tay của gia đình, nhà trường và toàn xã hội".

Dù giả định nhưng phiên tòa diễn ra như thật mang đến nhiều trải nghiệm thú vị cho bạn trẻ
Dù giả định nhưng phiên tòa diễn ra như thật mang đến nhiều trải nghiệm thú vị cho bạn trẻ

Với bạn trẻ Hoàng Minh Hải, học sinh quận Hoàng Mai (Hà Nội), việc tổ chức phiên tòa giả định tại trường học là cách tuyên truyền pháp luật một cách trực quan, sinh động. Dù là giả định nhưng được diễn như thật chương trình mang đến sự thích thú cho các bạn trẻ.

“Để tham dự một phiên tòa thực sự, chúng em rất ít có cơ hội. Vì thế, chương trình mang đến cho chúng em rất nhiều kiến thức bổ ích ở nhiều lĩnh vực khác nhau, nhất là tuân thủ pháp luật, cùng phòng chống bạo lực học đường, xây dựng môi trường học tập thân thiện”, Hải chia sẻ.

Phiên tòa giả định thu hút sự quan tâm của đông đảo bạn trẻ
Phiên tòa giả định thu hút sự quan tâm của đông đảo bạn trẻ

Theo đại diện Ban tổ chức, nhiều vụ án xuất phát từ mâu thuẫn đời thường vặt vãnh, có lúc chỉ là lời nói qua lại trên lớp học, có vụ mâu thuẫn tình ái, yêu sớm… Các bạn trẻ chưa nhận thức được cái gì nên làm, không nên làm, lại thích thể hiện cái tôi. Tuy nhiên, kết quả sự thể hiện đấy là một hậu quả có thật. Vì thế, từ những hoạt động thiết thực như phiên tòa giả định sẽ giúp bạn trẻ có thêm kiến thức pháp luật, kỹ năng ứng xử, biết kìm chế để mọi vấn đề giải quyết bằng hòa bình.

Đọc thêm

Xác minh nhóm học sinh vi phạm giao thông trong sáng 20/11 Thanh niên Thủ đô với văn hoá giao thông

Xác minh nhóm học sinh vi phạm giao thông trong sáng 20/11

TTTĐ - Phòng Cảnh sát giao thông Hà Nội đã giao đơn vị địa bàn khẩn trương xác minh, làm rõ hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông của nhóm học sinh không đội mũ bảo hiểm, điều khiển xe máy, cầm cờ có biểu tượng trường Trung học phổ thông (THPT) Huỳnh Thúc Kháng di chuyển trên đường Nguyễn Trãi.
Đam mê, sáng tạo và tràn đầy năng lượng tích cực Camera 360 trẻ

Đam mê, sáng tạo và tràn đầy năng lượng tích cực

TTTĐ - Năm 2024 không chỉ đánh dấu sự phát triển mạnh mẽ của cộng đồng livestream trên TikTok với nỗ lực tương tác với người dùng qua những phiên LIVE trực tiếp, các nhà sáng tạo nội dung còn chứng minh được sức lan tỏa những giá trị tích cực mạnh mẽ đến cho cộng đồng.
Đội GOLDEN STARS giành Quán quân “Giám đốc tài chính tương lai” Camera 360 trẻ

Đội GOLDEN STARS giành Quán quân “Giám đốc tài chính tương lai”

TTTĐ - Cuộc thi “Giám đốc tài chính tương lai - CFO 2024, do khoa Tài chính Doanh nghiệp, Học viện Tài chính vừa tổ chức, đã tìm ra ngôi vị Quán quân và nhiều giải thưởng dành cho các đội thi xuất sắc.
Cảm hóa học trò về nẻo thiện bằng trái tim yêu thương Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Cảm hóa học trò về nẻo thiện bằng trái tim yêu thương

TTTĐ - “Giây phút hạnh phúc nhất đối với tôi là khi thấy học trò nhận được giấy chứng nhận chấp hành xong biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng và các em hân hoan thông báo với thầy cô rằng: Em đã có việc làm, là người con ngoan, có ích cho xã hội, là công dân tốt, có cuộc sống gia đình hạnh phúc”.
Bài 3: Tìm kiếm cơ hội, khẳng định bản thân Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Bài 3: Tìm kiếm cơ hội, khẳng định bản thân

TTTĐ - Suốt quá trình học, Đỗ Hồng Nhung, sinh viên trường Đại học Khoa học Tự nhiên (Đại học Quốc gia Hà Nội) đã không bỏ qua bất kỳ cơ hội nào để khám phá và học hỏi. Với Nhung, khoa học là nơi để thử thách chính mình và chứng minh rằng, phái nữ hoàn toàn có thể đạt được thành tựu trong những lĩnh vực mà hầu như ai cũng nghĩ là của nam giới.
Bài 2: Từ người phụ dọn dẹp đến nữ sinh khoa học công nghệ Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Bài 2: Từ người phụ dọn dẹp đến nữ sinh khoa học công nghệ

TTTĐ - Xác định theo đuổi con đường nghiên cứu khoa học nên ngay khi vào trường Nguyễn Ngọc Phúc Tiên (trường Đại học VinUni) xin làm ở phòng thí nghiệm của thầy cô. Ban đầu, cô gái trẻ phụ dọn dẹp, cân hóa chất, quan sát thầy cô và anh, chị khóa trên nghiên cứu do chưa có kiến thức và kinh nghiệm.
"Vì cổng trường bình yên" mô hình nhỏ, ý nghĩa lớn Camera 360 trẻ

"Vì cổng trường bình yên" mô hình nhỏ, ý nghĩa lớn

TTTĐ - Phó Bí thư Thành đoàn, Chủ tịch Hội đồng Đội TP Đà Nẵng Nguyễn Thị Anh Thảo khẳng định mô hình “Vì cổng trường bình yên” đang được các cơ sở Đoàn triển khai hiệu quả, góp phần giảm ùn tắc và va chạm giao thông trước cổng trường.
Ngày hội kết nối đầu tư của thanh niên Thủ đô Tôi yêu Hà Nội

Ngày hội kết nối đầu tư của thanh niên Thủ đô

TTTĐ - Sáng 17/11, tại Bảo tàng Hà Nội diễn ra Ngày hội quảng bá sản phẩm và kết nối đầu tư năm 2024; Bán kết Cuộc thi thử thách khởi nghiệp Việt toàn cầu lần thứ VII.
Thổi lửa tình yêu Lịch sử - Địa lý cho học sinh tiểu học Nhịp sống trẻ

Thổi lửa tình yêu Lịch sử - Địa lý cho học sinh tiểu học

TTTĐ - Trong thời đại số, vai trò của giáo viên không chỉ dừng lại ở việc truyền đạt kiến thức mà còn là người hướng dẫn học sinh khám phá thế giới tri thức một cách sáng tạo bằng công nghệ. Thầy giáo Nguyễn Sỹ Quân, Bí thư chi đoàn trường Tiểu học Cổ Nhuế 2B, quận Bắc Từ Liêm là một ví dụ điển hình cho thấy sự kết hợp ấy trong giảng dạy.
Ngày hội Mở - Open Fest: Đặc sắc, ấn tượng và “bùng cháy” Camera 360 trẻ

Ngày hội Mở - Open Fest: Đặc sắc, ấn tượng và “bùng cháy”

TTTĐ - Ngày hội Mở - Open Festnăm 2024 do Đoàn Thanh niên - Hội Sinh viên trường Đại học Mở Hà Nội vừa tổ chức tại Ký túc xá Pháp Vân - Tứ Hiệp (phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, Hà Nội), với quy mô lớn và đa dạng hoạt động sáng tạo. Đây là sân chơi bổ ích để sinh viên thể hiện bản thân; giao lưu, học hỏi từ bạn bè, thầy cô.
Xem thêm