Tag

Phố cổ Hà Nội kỷ niệm 20 năm là Di tích Quốc gia

Người Hà Nội 21/11/2024 16:46
aa
TTTĐ - Nhân chào mừng kỷ niệm 19 năm Ngày Di sản văn hoá Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), 20 năm Khu phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích lịch sử Quốc gia và 20 năm hoạt động của Không gian đi bộ trên địa bàn quận (2004 - 2024), UBND quận Hoàn Kiếm phối hợp với các đơn vị, cá nhân tổ chức các hoạt động, sự kiện văn hoá, văn nghệ đa dạng để tôn vinh những giá trị di sản.
Sôi nổi các hoạt động đón Tết Độc lập tại phố cổ Hà Nội Chuyện những người nước ngoài “phải lòng” phố cổ Chiêm ngưỡng “Sắc màu di sản” qua lăng kính trang phục

Khu Phố cổ Hà Nội có vị trí đặc biệt trong nội đô lịch sử và cả Thủ đô Hà Nội, là một di sản đô thị có kiến trúc độc đáo, với các phố nghề thủ công truyền thống, phố chuyên doanh, nhiều di tích lịch sử, văn hoá, kiến trúc gắn liền với lịch sử của vùng đất Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội.

Khu phố cổ Hà Nội có nguồn di sản văn hóa vật thể, phi vật thể phong phú, đa dạng và đã được xếp hạng Di tích lịch sử Quốc gia năm 2004.

Phố cổ Hà Nội kỷ niệm 20 năm là Di tích Quốc gia
Chương trình thực cảnh "Chuyện phố hàng" ở 87 Mã Mây

Nhận thức rõ khu phố cổ Hà Nội có giá trị đặc biệt trong lòng Thủ đô, Đảng bộ và chính quyền quận Hoàn Kiếm đã xác định công tác bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị khu phố cổ Hà Nội là nhiệm vụ không chỉ của toàn bộ hệ thống chính trị mà là nhiệm vụ chung của cả cộng đồng.

Chuỗi 20 hoạt động văn hóa diễn ra từ nay đến ngày 15/12, gồm: Trưng bày, triển lãm, biểu diễn nghệ thuật, tọa đàm…

Trong đó, trưng bày chủ đề “Đồng ta” giới thiệu về lịch sử, văn hóa Đông Sơn, về nghề đúc và chế tác đồng của người Việt từ cổ đại đến hôm nay (Trung tâm Giao lưu Văn hóa Phố cổ Hà Nội, số 50, phố Đào Duy Từ); trưng bày không gian gia đình người Hà Nội xưa làm nghề thuốc Đông y, chủ đề “Chuyện Phố Hàng” (Ngôi nhà Di sản số 87 phố Mã Mây), trưng bày giới thiệu thành tựu 20 năm khu phố cổ Hà Nội đón nhận bằng Di tích lịch sử Quốc gia…

Phố cổ Hà Nội kỷ niệm 20 năm là Di tích Quốc gia

Nhóm các hoạt động biểu diễn nổi bật gồm có: Hòa nhạc di sản cổ truyền - đương đại, Biểu diễn nghệ thuật “Chuyện của đó”, chương trình tour thực cảnh “Chuyện phố hàng”, chương trình triển lãm, biểu diễn nghệ thuật và các hoạt động trải nghiệm, giới thiệu làng nghề - phố nghề: Gốm Bát Tràng, đậu bạc Định Công, thêu Mỹ Đức, nón làng Chuông, lụa Phùng Xá, cốm phố cổ…

Ngoài ra, còn có một số cuộc toạ đàm như: Tọa đàm “Trống đồng người Việt từ Đông Sơn -Thanh Hóa đến Đông Sơn văn hóa” giới thiệu về trống đồng qua lịch sử khảo cổ học; tọa đàm “Nét đặc sắc của mỹ thuật truyền thống và ứng dụng, tái tạo các giá trị văn hóa trong kiến trúc đương đại”… và nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật đặc sắc khác.

Các hoạt động tại phố cổ thu hút đông đảo du khách tham quan, trải nghiệm
Các hoạt động tại phố cổ thu hút đông đảo du khách tham quan, trải nghiệm

Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội cho biết, các hoạt động chính sẽ diễn ra vào dịp cuối tuần này, tức ngày 23 và 24/11, tại nhiều không gian khác nhau trong khu phố cổ. Qua những hoạt động này, Ban Tổ chức mong muốn giới thiệu đến công chúng một số giá trị di sản văn hóa của phố cổ nói riêng, các di sản văn hóa Việt Nam nói chung, từ đó kêu gọi cộng đồng cùng chung tay với chính quyền trong việc bảo vệ, phát huy giá trị di sản, gắn với định hướng phát triển công nghiệp văn hóa.

Đọc thêm

Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Tây Hồ Người Hà Nội

Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Tây Hồ

TTTĐ - Ngày 21/11, tại Đền Kim Ngưu, quận Tây Hồ đã tổ chức lễ kỷ niệm 19 năm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024) và tổng kết công tác quản lý, bảo vệ, phát huy giá trị các di tích trên địa bàn trong năm 2024.
Ngõ nhỏ cũng trở thành điểm nhấn đầy sáng tạo Nhịp điệu cuộc sống

Ngõ nhỏ cũng trở thành điểm nhấn đầy sáng tạo

TTTĐ - Tích cực triển khai Chỉ thị số 30-CT/TU về “Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng về xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh”, các cấp, ngành của Thủ đô vào cuộc trong từng lĩnh vực. Với sự sáng tạo và tâm huyết của người Hà Nội, từng góc nhỏ, ngõ nhỏ cũng trở thành điểm nhấn góp phần làm phố phường trở nên sạch đẹp hơn, nên thơ hơn.
Ghi nhớ công lao Hoàng đế Lê Thái Tổ Người Hà Nội

Ghi nhớ công lao Hoàng đế Lê Thái Tổ

TTTĐ - Sáng 18/11, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội chỉ đạo Ban Quản lý di tích danh thắng khai mạc trưng bày chuyên đề “Hoàng đế Lê Thái Tổ - Người khai sáng vương triều Hậu Lê” tại di Di tích lịch sử công trình tưởng niệm vua Lê Thái Tổ.
LIXIL ALP Pavilion 2023 - 2024: Nét “chấm phá” trẻ trung trong đô thị Người Hà Nội

LIXIL ALP Pavilion 2023 - 2024: Nét “chấm phá” trẻ trung trong đô thị

TTTĐ - Tại Phố đi bộ Hoàn Kiếm vừa diễn ra Triển lãm LIXIL ALP Pavilion. Triển lãm trưng bày kết quả của 5 đề tài nghiên cứu trong chương trình LIXIL ALP 2023 - 2024, mang đến những giải pháp sáng tạo cho bài toán "Trẻ hóa đô thị" tại Việt Nam.
Tài năng trẻ góp công sức và tình yêu sáng tạo cho thành phố Nhịp điệu cuộc sống

Tài năng trẻ góp công sức và tình yêu sáng tạo cho thành phố

TTTĐ - Tại Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội năm nay, các tài năng trẻ có mặt ở khắp các nhóm từ nghệ sĩ, kiến trúc sư, giám tuyển đến điều phối viên... đang ngày đêm miệt mài làm việc, cống hiến sức lực cho sự thành công của sự kiện. Thông qua đó, tinh thần sáng tạo trẻ được khơi dậy, lan tỏa, góp phần thúc đẩy phát triển công nghiệp văn hóa của Thủ đô.
Tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc, xây dựng khu dân cư phát triển Người Hà Nội

Tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc, xây dựng khu dân cư phát triển

TTTĐ - Chiều 16/11, Thành ủy viên, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Vũ Thu Hà dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại liên khu dân cư xã Đa Tốn, huyện Gia Lâm.
Thích thú trải nghiệm “những lần đầu tiên” hiếm có của Hà Nội Người Hà Nội

Thích thú trải nghiệm “những lần đầu tiên” hiếm có của Hà Nội

TTTĐ - Diễn ra trong 9 ngày (từ 9/11 - 17/11), Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội mở ra những cơ hội khám phá những di tích lịch sử, công trình di sản cũng như không gian sáng tạo chưa từng có.
Bài toán về xây dựng Công viên văn hóa ven sông Hồng Người Hà Nội

Bài toán về xây dựng Công viên văn hóa ven sông Hồng

TTTĐ - Luật Thủ đô (sửa đổi) được thông qua tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, đã có quy định tập trung nguồn lực, ưu tiên tổ chức thực hiện quy hoạch phân khu sông Hồng, sông Đuống phù hợp với Quy hoạch Thủ đô và Quy hoạch chung Thủ đô. TP Hà Nội được xây dựng trung tâm công nghiệp văn hóa tại bãi sông, bãi nổi sông Hồng và khu vực khác có lợi thế về vị trí không gian văn hóa phù hợp với quy hoạch. Song, hiện tại, để “giấc mơ” Công viên văn hóa đa chức năng ven sông Hồng thành hiện thực, rất nhiều vấn đề đặt ra cần phải giải quyết.
Văn bản hướng dẫn chi tiết thi hành Luật Thủ đô có ý nghĩa quan trọng Người Hà Nội

Văn bản hướng dẫn chi tiết thi hành Luật Thủ đô có ý nghĩa quan trọng

TTTĐ - Việc ban hành văn bản quy định chi tiết thi hành Luật Thủ đô đóng vai trò quan trọng trong quá trình tổ chức thực thi luật, giúp các quy định pháp luật thực sự đi vào đời sống.
Tỏa sáng tinh thần hiếu học, đề cao tri thức và đạo làm người Người Hà Nội

Tỏa sáng tinh thần hiếu học, đề cao tri thức và đạo làm người

TTTĐ - “Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy”, truyền thống tôn sư trọng đạo ngàn đời của cha ông ta trong thời hiện đại càng được người Hà Nội phát huy, tỏa sáng, thể hiện tinh thần hiếu học, đề cao tri thức và đạo làm người.
Xem thêm