Quảng bá văn hóa đời thường, đậm chất riêng có của người Hà Nội
Triển khai Nghị quyết số 06-NQ/TW của Bộ Chính trị về quy hoạch và phát triển đô thị Báo chí - người kể chuyện thầm lặng của văn hóa Hà Nội Báo chí tham gia xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh |
Giúp người dân hiểu rõ hơn về văn hóa người Hà Nội
Tham luận gửi đến Hội nghị tọa đàm "Báo chí, truyền thông tham gia xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh" do Ban Tuyên giáo và Dân vận Thành ủy Hà Nội phối hợp cùng Hội Nhà báo thành phố Hà Nội và Báo Tuổi trẻ Thủ đô tổ chức chiều 24/3, nhà báo Nguyễn Hồng Sâm - Tổng biên tập Báo Điện tử Chính phủ cho biết, Nghị quyết 15-NQ/TƯ của Bộ Chính trị đã xác định rõ lộ trình phát triển Thủ đô đến năm 2030: Hà Nội sẽ trở thành Thành phố “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”, trong đó có một nội dung quan trọng là xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh với các phẩm chất hào hoa, thanh lịch, nghĩa tình, văn minh, tiêu biểu cho lương tri, phẩm giá con người Việt Nam.
![]() |
Xây dựng người Hà Nội với các phẩm chất hào hoa, thanh lịch, nghĩa tình, văn minh |
Ngày 17/3/2021, Thành ủy Hà Nội đã ban hành Chương trình 06 - CTr/TU về “Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh giai đoạn 2021 - 2025” nhấn mạnh mục tiêu xây dựng thành phố Hà Nội tiêu biểu về lối sống và phong cách ứng xử văn hóa, 3 nhiệm vụ trọng tâm là phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh.
Việc xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh được cụ thể hóa trong chương trình công tác lớn của Thành ủy Hà Nội ở nhiều nhiệm kỳ liên tiếp. Ở cấp cơ sở đã triển khai chủ trương của Thành ủy, đã đưa tiêu chí này vào đánh giá văn minh, văn hóa ở cơ sở, khu phố.
Để phát huy những kết quả đạt được, khắc phục những hạn chế, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong việc xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh trong thời kỳ mới, Thành ủy Hà Nội yêu cầu quán triệt sâu sắc, vận dụng sáng tạo, cụ thể hóa và thực hiện hiệu quả đường lối, quan điểm trong Nghị quyết Đại hội XIII.
Cùng với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và các cơ quan tham mưu chuyên môn, báo chí đã đóng góp vai trò to lớn, quan trọng trong xây dựng người Hà Nội văn minh, thanh lịch. Với sức lan tỏa mạnh mẽ, báo chí đã tích cực tuyên truyền, phản ánh những tấm gương người tốt, việc tốt, những hành động đẹp trong cộng đồng, đồng thời phê phán những hành vi thiếu văn minh, góp phần định hướng dư luận và nâng cao nhận thức của người dân. Các bài viết, phóng sự, chương trình truyền hình về văn hóa ứng xử, lối sống thanh lịch đã trở thành kênh thông tin hữu ích, giúp người dân hiểu rõ hơn về giá trị của sự thanh lịch, văn minh trong đời sống hiện đại.
Nhà báo Nguyễn Hồng Sâm đánh giá, sự đóng góp của báo chí trong công tác thông tin tuyên truyền, lan tỏa các Chỉ thị, nghị quyết sớm đi vào cuộc sống, tạo sự đồng thuận xã hội và góp phần không nhỏ làm chuyển biến nhận thức và hành động của người dân Thủ đô, mang lại giá trị tinh thần to lớn, góp phần phát triển văn hóa, con người Hà Nội. Từ năm 2018, Thành ủy Hà Nội tổ chức thường niên Giải báo chí về “Phát triển văn hóa và xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh”. Qua đó thể hiện vai trò, tầm quan trọng của báo chí trong công tác tuyên truyền xây dựng người Hà Nội văn minh, thanh lịch.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác tuyên truyền về xây dựng văn hóa và người Hà Nội thanh lịch, văn minh ở một số địa phương và của báo chí còn hình thức, chưa có sự đổi mới nội dung để phù hợp với thực tiễn nên chưa đạt hiệu quả cao.
Triển khai chương trình, chỉ thị của thành phố Hà Nội, xác định vai trò của báo chí trong tuyên truyền xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh, những năm qua, cùng với các cơ quan báo chí, Báo Điện tử Chính phủ cũng đã có nhiều bài viết biểu dương những nét văn hóa ứng xử của người Hà Nội, tuyên truyền những cách làm mới, những kinh nghiệm hay trong việc thực hiện quy tắc ứng xử.
"Chúng tôi đã linh hoạt sáng tạo các hình thức tuyên truyền phù hợp chú trọng đến việc định hướng việc xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh như là tiêu chí cho việc xây dựng Thủ đô, nâng cao hình ảnh đẹp của Thủ đô và thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế trên Báo Điện tử Chính phủ, Cổng TTĐT Chính phủ bằng nhiều ngôn ngữ và trên các nền tảng mạng xã hội, thu hút hàng chục triệu người quan tâm…", nhà báo Nguyễn Hồng Sâm thông tin.
Theo ghi nhận phản hồi từ phía độc giả Báo Điện tử Chính phủ, bên cạnh các bài viết tích cực, điển hình tốt, các bài viết về phản ánh cả những mặt còn chưa được, ứng xử chưa đẹp đối với khách du lịch cũng thường nhận được những tương tác quan tâm của người dân; nhất là sự phản hồi từ chính quyền thành phố thông qua việc kịp thời chỉ đạo chấn chỉnh làm dư luận hoan nghênh. Đơn cử như vụ việc bày bán hàng thiếu mỹ quan và chưa văn minh ở điểm du lịch quanh hồ Hoàn Kiếm, vụ việc chèn ép, nâng giá đối với khách du lịch nước ngoài và lãnh đạo thành phố đã kịp thời chỉ đạo, xử lý, công khai trên các phương tiện truyền thông…
Lan tỏa mạnh mẽ đa phương thức, đa nền tảng
Trong bối cảnh hội nhập và phát triển, việc giữ gìn và phát huy những giá trị truyền thống của người Tràng An thanh lịch, văn minh đang đứng trước nhiều thách thức. Chúng ta có thể khẳng định là các cơ quan báo chí đã có nhiều đóng góp quan trọng trong công tác tuyên truyền về các phong trào xây dựng nếp sống thanh lịch, văn minh của người Hà Nội đến với mọi tầng lớp Nhân dân. Bên cạnh đó, cũng nhìn nhận thẳng thắn là việc tuyên truyền về Chương trình 06, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh chưa tạo ra được đột phá trong công tác tạo hiệu ứng lan tỏa lớn.
![]() |
Quang cảnh Hội nghị tọa đàm "Báo chí, truyền thông tham gia xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh" |
Cùng với đó, việc những khán giả, độc giả tiếp cận thông tin từ những mặt trái ảnh hưởng tiêu cực từ xu hướng của các KOLs trên các nền tảng mạng xã hội cũng làm sai lệch thông tin định hướng và ảnh hưởng lấn át những kênh thông tin truyền thống, báo chí chính thống trong tuyên truyền nếp sống văn minh, truyền thống tốt đẹp của người Hà Nội.
Theo nhà báo Nguyễn Hồng Sâm, để nâng cao hơn nữa hiệu quả truyền thông trong xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh, chúng ta cần tập trung vào một số giải pháp cụ thể. Trước hết, báo chí cần chủ động nắm bắt thông tin về các vụ việc, sự việc tiêu cực, chỉ đạo xác minh, làm rõ và xử lý triệt để từ sớm, từ xa, công khai việc xử lý trên báo chí để hạn chế khủng hoảng truyền thông có thể xảy ra.
Các cơ quan chủ động cung cấp thông tin cho báo chí, dư luận về những chủ trương, các quy chế, quy định trong việc xây dựng đời sống văn hóa, con người Hà Nội văn minh, thanh lịch, lan tỏa mạnh mẽ đa phương thức, đa nền tảng về những tấm gương, các nhân vật điển hình, các hành động đẹp của người Hà Nội…
Trong đó, chúng ta cần nhận thức rõ hơn vai trò của các báo chính luận, các dòng thông tin chính thống trong tuyên truyền hiệu quả về xây dựng nếp sống người Hà Nội thanh lịch, văn minh, rất cần có sự đổi mới, sáng tạo và đa dạng hóa hình thức tuyên truyền để thích ứng với những nhiệm vụ khó khăn, phức tạp đang đặt ra. Các cơ quan báo chí cần chung tay đồng loạt xây dựng chương trình, tạo hiệu ứng hiệu quả truyền thông.
Các cơ quan cần đổi mới, đa dạng hóa phương thức, nội dung tuyên truyền, tận dụng những ưu thế của khoa học - công nghệ, tạo sự quan tâm của mọi giới, đặc biệt là người trẻ tuổi quan tâm nhiều hơn đến hình ảnh thương hiệu công dân Thủ đô, người Tràng An thanh lịch.
Bên cạnh đó, các đơn vị cần kết hợp truyền thông truyền thống với hiện đại: Sử dụng các phương tiện truyền thông truyền thống như báo chí, đài phát thanh, truyền hình, đồng thời tận dụng các nền tảng số như mạng xã hội (Facebook, TikTok, Instagram), website, ứng dụng di động để tiếp cận đa dạng đối tượng, đặc biệt là giới trẻ; xây dựng các chương trình, clip ngắn, infographic, phim ngắn với nội dung gần gũi, dễ hiểu, phản ánh những hành vi thanh lịch, văn minh trong cuộc sống hàng ngày.
"Chúng ta cần có định hướng và chiến dịch truyền thông đồng bộ, cùng lúc trên các phương tiện truyền thông, tập trung những chuyên đề, chuyên sâu về nếp sống thanh lịch, văn minh của người Tràng An, người Hà Nội để tạo hiệu ứng lớn đến từng người dân Thủ đô cũng như lan tỏa tới cả nước.
Cùng với đó, cần sáng tạo để tạo ra chuyển biến mới rõ nét hơn trong truyền thông, xây dựng các chuyên mục hay kênh truyền thông truyền hình thực tế với series về những người có đóng góp với Hà Nội, ẩm thực Hà Nội, hay những Hà Nội xưa. Thông qua đó có thể lồng ghép đan xen quảng bá hình ảnh, văn hóa đời thường, chân thật và mang đậm chất riêng có của người Hà Nội để thu hút người xem", nhà báo Nguyễn Hồng Sâm nhấn mạnh.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Âm hưởng Điện Biên qua những bài ca đi cùng năm tháng

Ngọn lửa đam mê sáng tạo trong trái tim người thợ trẻ Thủ đô

Người Hà Nội hào hoa và tràn đầy tình yêu hòa bình

Yêu Tổ quốc hơn qua những thước phim…

Hơn 50.000 phụ nữ Thủ đô đồng diễn dân vũ chào mừng đại lễ 30/4

Kí ức của các chiến sĩ đội lái xe “tóc dài” Trường Sơn

Bàn giao nhà nghĩa tình mừng 50 năm giải phóng miền Nam

Những người phụ nữ kiên trung phía sau chiến trường bão lửa

Tri ân những nữ chiến sĩ “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”
