Tag

Quảng Nam: Ly kỳ chuyện đòi đất ở xã Bình Dương

Đường dây nóng 26/12/2023 12:30
aa
TTTĐ - Gia đình bà Nĩ đang sống yên ổn tại tỉnh Quảng Nam thì bất ngờ bị người khác đến đòi, buộc trả lại 497,7m2 đất đã được cấp sổ đỏ từ năm 1996.
Quảng Nam: Chấm dứt hoạt động dự án hơn 4 ngàn tỷ của Công ty CP Quốc tế Nam Hội An Quảng Nam: Quy hoạch phát triển đô thị Duy Hải - Duy Nghĩa và đô thị Bình Minh Quảng Nam: Khởi công dự án liên kết vùng miền Trung Quảng Nam: Chốt thời hạn giao mặt bằng thi công dự án nâng cấp quốc lộ 14E
Quảng Nam: Ly kỳ chuyện đòi đất ở xã Bình Dương
Ông Trương Văn Hường (con trai bà Nĩ) chỉ diện tích đất 497,7m2 sắp bị cưỡng chế (Ảnh: V.Q)

Ngày 22/12, Cục Thi hành án Dân sự tỉnh Quảng Nam đã có văn bản khẳng định không có cơ sở để hoãn thi hành án liên quan đến Bản án Sơ thẩm số 27/2022 của TAND tỉnh Quảng Nam và Bản án Phúc thẩm số 12/2023 của TAND Cấp cao tại TP Đà Nẵng.

Điều đáng nói, cả hai bản án trên đều không ghi đúng tên của bị đơn là bà Lê Thị Nĩ (Sinh năm 1938) và người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan là ông Trương Văn Hường, mà thể hiện hai cái tên khác là Lê Thị Nỹ và Trương Công Hường.

Bị đơn trong bản án khác tên hộ bị cưỡng chế thi hành án?

Trước đó, vào ngày 4/8/2022, TAND tỉnh Quảng Nam đưa ra xét xử sơ thẩm vụ án "Tranh chấp quyền sử dụng đất và yêu cầu hủy quyết định cá biệt".

Theo nội dung khởi kiện, hộ bà Nguyễn Thị Tám (ngụ tổ 2, thôn Duy Hà) cho rằng, mẹ bà là Đinh Thị Thơm có khai hoang, sử dụng thửa đất ở rộng khoảng 500m2 và 3 thửa đất màu có tổng diện tích khoảng 900m2.

Thửa đất ở có ranh giới phía Đông giáp với thửa đất của hộ ông Trương Lâm (cha ông Hường). Hai thửa đất màu rộng 300m2 thì bao quanh đất hoa màu của hộ ông Lâm.

Do đau ốm nên đến cuối năm 1992, mẹ bà Tám được con gái tên Trâm đưa về ở. Đến năm 1999, bà Thơm mất. Sau đó, căn nhà tranh trên thửa đất ở bị sập và chỉ còn lại cây dương, bạc hà do bà Thơm trồng.

Đến sau năm 2004, gia đình bà Tám đến trồng cây trên đất thì bị ông Hường cản trở. Bà Tám cho rằng, trước đây khi mẹ bà còn sống có gửi gắm nhà cửa, đất đai nói trên cho bà Trần Thị Bốn trông nom.

Sau đó, bà Bốn sử dụng đất này để làm công trình. Sau này, bà Tám cho rằng diện tích đất của mẹ mình đã được cấp sổ đỏ cho hộ bà Nỹ nên khởi kiện ra tòa.

Người dân có sổ đỏ nhưng bị người khác kiện ra toà đòi đất
Gia đình bà Nĩ và con trai bị đòi, buộc trả lại 497,7m2 đất đã được cấp sổ đỏ từ năm 1996 (Ảnh: V.Q)

TAND tỉnh quyết định chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn là bà Tám, đồng thời quyết định huỷ một phần Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) do Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Nam cấp cho bà Lê Thị Nỹ (tổ 1, thôn Duy Hà, xã Bình Dương) tại thửa đất số 23, tờ bản đồ số 38 có diện tích 2.244,7m2.

TAND tỉnh buộc bà Nỹ trả lại cho bà Tám 497,7m2 đất nằm trong thửa đất số 23. Ngoài ra, TAND tỉnh không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của bà Tám về việc huỷ một phần sổ đỏ do UBND huyện Thăng Bình cấp ngày 2/2/2017 cho hộ bà Lê Thị Nỹ tại thửa đất số 6, tờ bản đồ số 38 có diện tích 1.430,5m2.

Đến ngày 10/1/2023, TAND Cấp cao tại TP Đà Nẵng đã mở phiên xét xử phúc thẩm, đồng thời quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm đối với kháng cáo của bà Nỹ; không chấp nhận kháng cáo của bà Tám; giữ nguyên bản án dân sự sơ thẩm số 27/2022 của TAND tỉnh.

Quảng Nam: Câu chuyện đòi đất kỳ lại ở xã ven biển Bình Dương
Các quyết định tại vụ án sơ thẩm của TAND tỉnh Quảng Nam (Ảnh: V.Q)
Quảng Nam: Câu chuyện đòi đất kỳ lại ở xã ven biển Bình Dương
Các quyết định tại vụ án dân sự phúc thẩm của TAND Cấp cao tại TP Đà Nẵng (Ảnh: V.Q)

Đến ngày 11/12, Cục Thi hành án Dân sự tỉnh Quảng Nam đã có thông báo về việc cưỡng chế chuyển giao quyền sử dụng đất đối với hộ bà Lê Thị Nĩ tại thửa đất số 23, tờ bản đồ số 38.

Theo đó, việc cưỡng chế sẽ được thực hiện lúc 8 giờ sáng 26/12/2023. Việc cưỡng chế nhằm giao quyền sử dụng đất có diện tích 497,7m2 tại thửa đất số 23, tờ bản đồ số 38 cho bà Nguyễn Thị Tám.

Điểm đáng lưu ý, là tên bị đơn trong 2 bản án thể hiện là Lê Thị Nỹ, nhưng Cục Thi hành án Dân sự tỉnh Quảng Nam lại có thông báo cưỡng chế chuyển giao quyền sử dụng đất đối với hộ bà Lê Thị Nĩ.

Đất đã được cấp sổ từ năm 1996

Trao đổi với phóng viên, ông Hường cho biết cha mẹ ông cùng gia đình đến khai phá và sinh sống trên thửa đất số 151, tờ bản đồ số 24, diện tích 2.241m2 (nay là thửa đất số 23, tờ bản đồ số 38, diện tích 2.244,7m2) tại thôn 6, xã Bình Dương (nay là tổ 1, thôn Duy Hà, xã Bình Dương) từ trước năm 1975.

Gia đình đã sinh sống, canh tác ổn định đến năm 1996 thì được cơ quan chức năng xuống kiểm tra, đo đạc và thực hiện việc cấp sổ (số H223995) cho ông Trương Lâm (cha ruột ông Hường) trên diện tích 2.241m2 (đất thổ cư) ngày 6/4/1996.

Đến ngày 19/12/2016, Sở Tài nguyên và Môi trường đã ký, cấp đổi sổ số BY018184 cho hộ bà Nĩ đối với thửa đất số 23, tờ bản đồ số 38, diện tích 2.244,7m2 (biến động tăng 3,7m2).

Người dân có sổ đỏ nhưng bị người khác kiện ra toà đòi đất
Gia đình bà Nĩ, ông Lâm đã được UBND huyện Thăng Bình cấp sổ đỏ vào năm 1996 nhưng đến nay bị người khác đòi lại đất (Ảnh: V.Q)

"Gia đình đang sống yên ổn thì bất ngờ bà Nguyễn Thị Tám đến yêu cầu trả lại phần diện tích khoảng 500m2 tại thửa đất số 23 của gia đình đã được cấp sổ đỏ.

Đến ngày 3/11/2021, gia đình tá hỏa khi biết hộ bà Tám khởi kiện vụ án ra TAND tỉnh. Sau quá trình xét xử, đến tháng 8/2022, gia đình nhận được bản án số 27/2022 buộc trả lại diện tích 497,7m2 đất mà gia đình đang sinh sống. Do đó, gia đình đã có đơn kháng cáo toàn bộ bản án", ông Hường nói.

Ông Hường cho biết, trong thời dài gia đình không hề có tranh chấp đất đai với bất kỳ ai xung quanh xóm. Khi chính quyền các cấp đã thông báo toàn dân về việc kê khai đất đai, làm thủ tục cấp sổ đỏ theo quy định, gia đình cũng không gặp trở ngại hay gặp tranh chấp về đất đai.

Ông Hường đặt câu hỏi: Tại sao thời điểm được cấp sổ đỏ, gia đình bà Thơm lẫn con gái là bà Tám lại không có ý kiến. Mãi đến năm 2021, bà Tám lại kiện gia đình ra tòa để đòi đất?

"Khoảng năm 1989, bà Thơm có đến ở trên phần đất nằm sát hộ bà Trần Thị Bốn. Phần đất nhà bà Bốn vốn nằm sát diện tích đất của gia đình và có ranh giới là hàng rào tre được ngăn cách rõ ràng.

Đến cuối năm 1989, do nhà bị sập nên bà Thơm đã rời đi nơi khác. Bà Bốn sau đó dùng diện tích đất này để xây nhà mới, đồng thời mượn một phần đất của bà Nĩ để dựng nhà tạm cùng công trình phụ.

Dân đang sống yên ổn, bất ngờ bị người khác kiện đòi đất
Xác nhận của người dân địa phương tại thôn Duy Hà việc hiện trạng sử dụng đất hộ ông Lâm và bà Nĩ (Ảnh: V.Q)

Sau đó, bà Bốn đã hoàn trả phần đất cho gia đình bà Nĩ. Nhiều năm sau, một phần diện tích đất của nhà bà Bốn được bán cho người khác.

Hiện nay, hộ bà Bốn đã di chuyển đi nới khác sinh sống. Đất đai có nguồn gốc rõ ràng nhưng sau đó con gái bà Thơm là bà Tám lại bất ngờ đến đây đòi lại đất tại thửa số 23 thì gia đình không thể hiểu nổi", ông Hường bức xúc.

Tại phiên xét xử sơ thẩm, TAND tỉnh Quảng Nam nhận định việc huyện Thăng Bình cấp sổ đỏ tại thửa đất số 151, tờ bản đồ số 24, diện tích 2.241m2 cho hộ ông Trương Lâm là không đúng quy định của Luật Đất đai 2013.

Theo đó, cơ quan chức năng đã không khảo sát, thẩm tra thực trạng sử dụng đất của các hộ gia đình, cá nhân có liên quan đối với 497,7m2 đất; không giải quyết các tài sản thuộc sở hữu của bà Thơm có diện tích 497,7m2 đất và không kiểm tra, xác minh ai là người khai hoang hoặc đang sử dụng 497,7m2 đất. TAND tỉnh cho rằng sai sót này ảnh hưởng đến quyền lợi của bà Thơm (đã mất).

Về vấn đề này, hộ ông Hường khẳng định UBND xã Bình Dương đã xác nhận diện tích đất kê khai xin cấp sổ đỏ của gia đình là đúng. Việc tòa cho rằng cơ quan chức năng không khảo sát, kiểm tra thực trạng là sự đánh giá chủ quan, trong khi các tài liệu đã chứng minh gia đình đã được cấp sổ đỏ là đúng quy trình.

Đề nghị Giám đốc thẩm

Ông Hường cho biết gia đình đã có đơn gửi cơ quan chức năng về việc giải quyết đề nghị Giám đốc thẩm tại Thông báo số 1024 ngày 28/9/2023 của TAND Tối cao.

Trong nội dung đơn, gia đình ông Hường cho biết nội dung hai bản án đã xác định không đúng bị đơn, xác định sai người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan.

Hộ ông Hường khẳng định các bên liên quan không có chứng cứ hoặc tài liệu nào chứng minh diện tích 497,7m2 đất của gia đình là đất tranh chấp.

Bản án sơ thẩm không hề ghi nhận đầy đủ các lời khai, gây ảnh hưởng quyền lợi cho gia đình. Hộ ông Hường đề nghị tuyên huỷ một phần hoặc toàn bộ bản án sơ thẩm và bản án phúc thẩm do có những sai phạm không thể thi hành được.

Quảng Nam: Câu chuyện đòi đất kỳ lạ ở xã Bình Dương
Các công trình phụ nhà bà Bốn được xây dựng trước đây do mượn đất của cha mẹ ông Hường (Ảnh: V.Q)

Ngoài ra, những vấn đề trong bản án sơ thẩm không phù hợp với tình tiết khách quan của vụ án. Bản án phúc thẩm sau đó đã không đánh giá, điều chỉnh lại mà vẫn giữ nguyên phán quyết của TAND tỉnh Quảng Nam.

Hộ ông Hường khẳng định, tòa không căn cứ vào văn bản trả lời của cơ quan chức năng có thẩm quyền mà chỉ căn cứ vào lời khai của đương sự.

Cụ thể là văn bản trả lời của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Nam theo Công văn số 1222 ngày 22/6/2020 đã khẳng định việc cấp sổ đỏ số H223995 năm 1996 và cấp đổi sổ số BY018184 năm 2016 cho gia đình ông Hường là đúng quy định pháp luật.

Theo tìm hiểu của phóng viên, vừa qua, nhiều người dân trên địa bàn và chính quyền thôn đều có xác nhận việc hộ bà Tám đòi đất đối với gia đình ông Hường là không đúng.

Trong ngày 23/12, khi phóng viên đang trao đổi thì gia đình ông Hường nhận được đơn thư trả lời từ Cục Thi hành án Dân sự tỉnh Quảng Nam. Theo đó, đơn vị này khẳng định không có cơ sở để hoãn thi hành án đối với gia đình ông Hường.

Theo Luật sư Phan Công Hùng (Văn phòng Luật sư Tam Phúc, thị xã Điện Bàn; Đoàn Luật sư tỉnh Quảng Nam), việc TAND tỉnh Quảng Nam và TAND Cấp cao tại TP Đà Nẵng tuyên chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của bà Tám (con gái bà Thơm) là không có cơ sở.

Theo đó, về nguồn gốc thửa đất có diện tích 497,7 m2, theo lời khai của những người sinh sống tại khu vực này khi còn sống thì bà Thơm (mẹ của nguyên đơn) sử dụng từ năm 1975 đến năm 1992. Tuy nhiên, theo hồ sơ đăng ký kê khai đất đai qua các thời kỳ thì bà Thơm lúc còn sống cũng như các con bà Thơm (khi bà Thơm đã mất) không có đăng ký kê khai theo quy định của Luật Đất đai.

Về tài sản trên đất, Luật sư Hùng đánh giá bản án sơ thẩm của TAND tỉnh Quảng Nam và bản án phúc phẩm của TAND cấp cao tại TP Đà Nẵng đều thể hiện là bà Thơm sử dụng từ năm 1975 đến năm 1992 thì bỏ hoang; năm 1999 thì bà Nỹ sử dụng trồng cây lâu năm cho đến nay. Hiện nay, trên đất có tài sản của ông Hải (chồng bà Bốn) là một giếng đóng, một nhà vệ sinh đã hỏng.

Như vậy, về nguồn gốc đất và tài sản trên đất không phải của bà Thơm (mẹ bà Tám) nhưng Tòa án 2 cấp đã căn cứ vào nguồn gốc đất và tài sản trên đất để tuyên chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của bà Tám là không khách quan, không đúng pháp luật.

Đọc thêm

Cưỡng chế thuế đối với Công ty Cổ phần Tập đoàn Eco Pearl City Đường dây nóng

Cưỡng chế thuế đối với Công ty Cổ phần Tập đoàn Eco Pearl City

TTTĐ - Cục Thuế tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản đối với Công ty Cổ phần Tập đoàn Eco Pearl City.
Nợ thuế, nhiều lãnh đạo doanh nghiệp bị đề nghị tạm hoãn xuất cảnh Đường dây nóng

Nợ thuế, nhiều lãnh đạo doanh nghiệp bị đề nghị tạm hoãn xuất cảnh

TTTĐ - Cục Thuế tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vừa có thông báo gửi tới Cục quản lý Xuất nhập cảnh - Bộ Công an về việc tạm hoãn xuất cảnh đối với đại diện pháp luật của các công ty đang nợ thuế.
Có dấu hiệu làm giả hồ sơ, hợp thức “bìa đỏ” Đường dây nóng

Có dấu hiệu làm giả hồ sơ, hợp thức “bìa đỏ”

TTTĐ - Theo đơn tố cáo, để hợp thức làm 3 “bìa đỏ”, một số cán bộ xã Kiền Bái, huyện Thủy Nguyên, TP Hải Phòng, có dấu hiệu làm giả “Biên bản họp gia đình”; làm giả, khống chữ ký của cụ Côi và 6 con gái của cụ.
Một người dân đi làm thủ tục đất đai hơn 10 năm chưa xong Đường dây nóng

Một người dân đi làm thủ tục đất đai hơn 10 năm chưa xong

TTTĐ - Một người dân tại phường Phú Thọ, TP Thủ Dầu Một mua đất có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thế nhưng khi làm thủ tục sang tên lại bị kéo dài từ năm 2012 đến tận nay vẫn chưa xong.
Khởi tố 5 đối tượng vụ phá rừng tự nhiên tại Đăk Pxi Đường dây nóng

Khởi tố 5 đối tượng vụ phá rừng tự nhiên tại Đăk Pxi

TTTĐ - Cơ quan CSĐT, Công an huyện Đăk Hà đã khởi tố bị can và bắt bị can để tạm giam với 5 đối tượng trong vụ phá rừng tự nhiên tại xã Đăk Pxi, huyện Đăk Hà (tỉnh Kon Tum) mà báo Tuổi trẻ Thủ đô phản ánh.
Hải Phòng sẽ cưỡng chế thu hồi đất hộ bà Phạm Thị Thu Trang Đường dây nóng

Hải Phòng sẽ cưỡng chế thu hồi đất hộ bà Phạm Thị Thu Trang

TTTĐ - UBND huyện An Dương, thành phố Hải Phòng vừa thông tin về việc cưỡng chế thu hồi đất để giải phóng mặt bằng thực hiện Dự án đầu tư xây dựng nút giao khác mức tại ngã tư đường Tôn Đức Thắng – Máng Nước – Quốc lộ 5, xã An Đồng, huyện An Dương.
Gia đình liệt sĩ có dấu hiệu bị lừa đảo, chiếm đoạt tài sản? Đường dây nóng

Gia đình liệt sĩ có dấu hiệu bị lừa đảo, chiếm đoạt tài sản?

TTTĐ - Tin tưởng “cò làm bìa đỏ”, gia đình ông Nguyễn Văn Phụng (con của liệt sĩ Nguyễn Văn Vượng) ở Kiền Bái, Thuỷ Nguyên, Hải Phòng, đã bị Hoàng Anh Đức và một số đối tượng lừa bán thửa đất 104m2 trị giá 1,5 tỷ đồng và 300 triệu đồng tiền vay tín chấp.
Những phản ánh của báo Tuổi trẻ Thủ đô đã được làm rõ Đường dây nóng

Những phản ánh của báo Tuổi trẻ Thủ đô đã được làm rõ

TTTĐ - Gần 1 năm ròng rã, phóng viên báo Tuổi trẻ Thủ đô đã kiên trì đeo bám, tìm hiểu vụ việc cấp đất trái quy định, trái thẩm quyền. Với sự vào cuộc quyết liệt và tinh thần cầu thị, đến nay các ngành chức năng tỉnh Kon Tum đã có báo cáo chính thức về hàng loạt sai phạm trong việc quản lý đất đai xảy ra tại Công ty TNHH MTV 732 (Công ty 732) trong việc cấp đất cho các cá nhân.
Xây dựng sai phép, Công ty San Hô Xanh Côn Đảo bị phạt Đường dây nóng

Xây dựng sai phép, Công ty San Hô Xanh Côn Đảo bị phạt

TTTĐ - Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vừa ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty Cổ phần Du lịch San Hô Xanh Côn Đảo về hành vi xây dựng sai phép.
Người dân xã Tân Triều hạn chế tắm giặt vì thiếu nước sạch Đường dây nóng

Người dân xã Tân Triều hạn chế tắm giặt vì thiếu nước sạch

TTTĐ - Mới vào nắng nóng đầu hè đã xảy ra tình trạng thiếu nước sạch trên diện rộng do nguồn nước sông Đà không đủ cung cấp. Tại khu vực Triều Khúc (xã Tân Triều, Thanh Trì, Hà Nội) nguồn nước đến nhỏ giọt, chỉ có vào buổi sáng khiến người dân lo lắng, nhiều gia đình phải hạn chế tắm giặt để tiết kiệm nước sinh hoạt.
Xem thêm