Tag

Rực rỡ sắc màu bức tranh nông thôn Thủ đô

Nông thôn mới 10/10/2023 11:18
aa
TTTĐ - Nhờ sự quan tâm, đầu tư hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội của các cấp, ngành, đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn thành phố Hà Nội ngày càng được nâng cao, góp phần rút ngắn khoảng cách về trình độ phát triển giữa vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi và vùng đồng bằng.
Huyện Thanh Trì: Phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng huyện Nông thôn mới nâng cao "Luồng gió mới" thay đổi diện mạo vùng quê Đại Thành Hà Nội: Lựa chọn mô hình thí điểm xã Nông thôn mới thông minh Ba Vì đón nhận huyện đạt chuẩn Nông thôn mới và Huân chương Lao động hạng Ba Phát huy sức mạnh toàn dân xây dựng Nông thôn mới

Đời sống nâng cao

Thành phố Hà Nội hiện có 13 xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số khu vực I, thuộc 4 huyện Ba Vì, Thạch Thất, Quốc Oai, Mỹ Đức. Đáng chú ý, mặc dù xã Trần Phú thuộc huyện Chương Mỹ không đủ tiêu chí là xã thuộc vùng dân tộc thiểu số nhưng riêng thôn Đồng Ké của xã đủ tiêu chí và đang được đề nghị công nhận thôn thuộc vùng dân tộc thiểu số.

Hiện toàn thành phố có trên 108.000 người dân tộc thiểu số thuộc 50/53 thành phần dân tộc thiểu số sinh sống ở 30/30 quận, huyện, thị xã, chiếm khoảng 1,3% dân số toàn thành phố. Đại bộ phận người dân tộc thiểu số ở Hà Nội đều phấn khởi, tin tưởng và thực hiện tốt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các quy định của địa phương.

Xã Minh Quang là một trong những xã miền núi thuộc diện khó khăn của huyện Ba Vì. Tuy nhiên, hiện nay, diện mạo của địa phương ngày càng khang trang, đổi mới, đời sống của người dân ngày càng được nâng cao.

Là người sinh sống tại xã Minh Quang nhiều năm, ông Nguyễn Minh Hùng ở thôn Cốc Đồng Tâm, xã Minh Quang phấn khởi cho biết: Nếu như năm 2008 (thời điểm khi mở rộng địa giới hành chính Thủ đô), tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn xã chiếm 11,5% tổng số hộ dân, thì đến đầu năm 2023, tỷ lệ này chỉ còn 0,35%.

Rực rỡ sắc màu bức tranh nông thôn Thủ đô

Người dân xã Minh Quang (huyện Ba Vì, Hà Nội) góp sức xây dựng các tuyến đường hoa, làm đẹp cảnh quan địa bàn xã

Thời gian qua, xã Minh Quang được thành phố Hà Nội, huyện Ba Vì quan tâm, đầu tư hơn 700 tỷ đồng để thực hiện các dự án xây dựng đường giao thông, hệ thống điện, đường, trường học, trạm y tế… Từ một xã chỉ có 11% đường bê tông, đến nay 98% tuyến đường ở Minh Quang được nhựa hóa, bê tông hóa; Các trường học đều đạt chuẩn quốc gia. Thu nhập bình quân của người dân của xã đạt gần 64 triệu đồng/người/năm, cao gấp gần 10 lần so với năm 2008.

“Không chỉ có hạ tầng đẹp hơn mà đời sống người dân cũng thay đổi rõ rệt, từ kinh tế đến tinh thần. Nếu đến đây vào cuối chiều, du khách sẽ được chứng kiến phong trào thể thao, văn hóa, văn nghệ ở địa phương”, ông Nguyễn Minh Hùng vui mừng chia sẻ.

Cũng là một trong số những xã khó khăn của huyện Ba Vì, xã Vân Hòa đã có những đổi thay rõ nét không chỉ về hạ tầng, quan trọng hơn là chất lượng đời sống Nhân dân.

Theo đó, tận dụng lợi thế sẵn có của địa phương, xã Vân Hòa đã tập trung phát triển các mô hình kinh tế gắn với du lịch, xây dựng thành công 27 sản phẩm OCOP trên địa bàn. Nhờ đó đã góp phần tích cực tăng thu nhập cho người dân, đồng thời phát triển kinh tế, xã hội của địa phương.

Không chỉ tập trung phát triển kinh tế, xã còn duy trì các hoạt động văn hóa, thể thao, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của đồng bào dân tộc Mường. Trên địa bàn xã cũng hình thành nhiều phong trào sôi nổi như: "Sạch làng, đẹp ruộng", "Đoạn đường nở hoa", "Đoạn đường phụ nữ tự quản", "Đoạn đường an ninh tự quản"...

Ưu tiên bố trí nguồn lực

Ông Nguyễn Nguyên Quân, Trưởng ban Dân tộc thành phố Hà Nội cho biết: Đồng bào dân tộc thiểu số cư trú tập trung theo cộng đồng tại tại các địa phương chủ yếu là người Mường và Dao. Thời gian qua, thành phố đã có nhiều chương trình phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Từ năm 2021 - 2025, thành phố dành 2.100 tỷ đồng, trong đó 1.500 tỷ đồng cho đầu tư hạ tầng kinh tế xã hội; 600 tỷ đồng đầu tư cho văn hóa, giáo dục, y tế, đào tạo nghề.

Năm 2022, thu nhập bình quân đạt 40 triệu đồng/người/năm, có nơi đạt trên 50 triệu đồng, từng bước thu hẹp dần khoảng cách về mức sống, thu nhập của vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi so với vùng nông thôn ngoại thành Hà Nội.

Rực rỡ sắc màu bức tranh nông thôn Thủ đô

Diện mạo các vùng dân tộc thiểu số ngày càng khang trang, sạch đẹp

Nhờ sự quan tâm, đầu tư của Đảng, Nhà nước, thành phố, cùng với nỗ lực vượt lên khó khăn của chính đồng bào đã tạo ra một diện mạo hoàn toàn mới cho những xã dân tộc Dao, Mường của Hà Nội.

Để nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho Nhân dân khu vực các xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi Thủ đô, Trưởng ban Dân tộc thành phố Hà Nội Nguyễn Nguyên Quân đề xuất, các cấp, ngành chức năng cần ưu tiên bố trí nguồn lực và có chính sách đặc thù để triển khai thực hiện chính sách dân tộc đã ban hành nhằm đáp ứng nhu cầu thực tế, bảo đảm hoàn thành mục tiêu đề ra.

Bên cạnh đó, thành phố sớm ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật, định mức hỗ trợ phát triển sản xuất và chi phí quản lý dự án phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, du lịch, phát triển làng nghề thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của Hà Nội giai đoạn 2021-2030.

Đọc thêm

Bài 3: Phú Giáo hướng tới nền nông nghiệp bền vững Nông thôn mới

Bài 3: Phú Giáo hướng tới nền nông nghiệp bền vững

TTTĐ - Trong những năm qua, huyện Phú Giáo đã có nhiều cách làm hay, hiệu quả, khuyến khích, vận động người dân, doanh nghiệp ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, đảm bảo an toàn thực phẩm; qua đó góp phần tăng thu nhập cho người dân và hướng tới xây dựng nền sản xuất nông nghiệp bền vững.
Bài 2: Những tỷ phú chân đất Nông thôn mới

Bài 2: Những tỷ phú chân đất

TTTĐ - Phú Giáo từng là huyện nghèo nhất của tỉnh Bình Dương, tuy nhiên, chỉ trong hơn 10 năm trở lại đây, nhờ cuộc “cách mạng” trong phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đã mở đường cho hàng loạt tỷ phú, triệu phú chân đất xuất hiện.
Bài 1: Đổi thay Phú Giáo Nông thôn mới

Bài 1: Đổi thay Phú Giáo

TTTĐ - Được tái lập từ ngày 20/8/1999, qua một phần tư thế kỷ kiến tạo và phát triển, huyện Phú Giáo (Bình Dương) đã xây dựng một bức tranh tươi đẹp trên vùng đất giàu truyền thống cách mạng. Góp phần không nhỏ vào sự phát triển của huyện là nhờ nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Ba Vì đẩy mạnh xúc tiến tiêu thụ sản phẩm OCOP, làng nghề Nông thôn mới

Ba Vì đẩy mạnh xúc tiến tiêu thụ sản phẩm OCOP, làng nghề

Với vị thế của “vùng đất trăm nghề”, Hà Nội đã không ngừng đẩy mạnh kết nối, quảng bá, thúc đẩy thu hút đầu tư vào bảo tồn và phát triển làng nghề, góp phần hoàn thành các chỉ tiêu của thành phố, đẩy mạnh phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân.
Hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp ngày càng nâng cao Nông thôn mới

Hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp ngày càng nâng cao

TTTĐ - Nhằm khuyến khích, tạo điều kiện phát triển và nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức kinh tế tập thể, hợp tác xã, thành phố Hà Nội đã từng bước tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các đơn vị.
Luật Thủ đô: Mở hành lang phát triển nông nghiệp đô thị Nông thôn mới

Luật Thủ đô: Mở hành lang phát triển nông nghiệp đô thị

TTTĐ - Theo TS Cao Đức Phát, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, việc hoàn thiện Luật Thủ đô sẽ thúc đẩy phát triển nông nghiệp, nông thôn Hà Nội.
Người Đan Phượng "khoe" đặc sản trong ngày hội đại đoàn kết Nông thôn mới

Người Đan Phượng "khoe" đặc sản trong ngày hội đại đoàn kết

TTTĐ - Tối 13/11, Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc Cụm dân cư số 5, xã Thọ Xuân, huyện Đan Phượng, Hà Nội đã trở thành dịp để bà con trưng bày những thành tựu trong lĩnh vực văn hóa, kinh tế, chuyển đổi số...
Độc đáo “Sắc hoa trên miền di sản” Nông thôn mới

Độc đáo “Sắc hoa trên miền di sản”

TTTĐ - Làng nghề cây cảnh hoa giấy Phù Đổng được hình thành hơn 20 năm. Đến nay nghề trồng hoa giấy ở Phù Đổng ngày càng phát triển, trở thành nghề chính của xã với hàng trăm hộ trồng hoa.
Xây dựng trường học đáp ứng các tiêu chí Nông thôn mới nâng cao Nông thôn mới

Xây dựng trường học đáp ứng các tiêu chí Nông thôn mới nâng cao

TTTĐ - Thực hiện tiêu chí giáo dục trong xây dựng Nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu, những năm qua, ngành Giáo dục và Đào tạo Thủ đô đã triển khai nhiều giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học; chủ động tham mưu các cấp ủy Đảng, chính quyền quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, bổ sung đội ngũ cán bộ, giáo viên cho các trường học, đảm bảo đáp ứng các quy định của trường chuẩn quốc gia...
Sôi nổi cuộc thi tìm hiểu pháp luật ngành Nông nghiệp tại Bình Dương Nông thôn mới

Sôi nổi cuộc thi tìm hiểu pháp luật ngành Nông nghiệp tại Bình Dương

TTTĐ - Ngày 8/11, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Dương đã tổ chức vòng chung kết Cuộc thi tìm hiểu pháp luật ngành Nông nghiệp lần thứ 12.
Xem thêm