Tag

Si Farmstay - mô hình du lịch trải nghiệm nông nghiệp thú vị

Nông thôn mới 23/01/2025 23:11
aa
TTTĐ - Rẫy Nhà Si - nông trại được xây dựng và hoạt động theo mô hình nông nghiệp bền vững, họ đã cho ra mắt thương hiệu cafe mang tên Si cafe và chuỗi cửa hàng cafe from farm to cup mang tên Sicup. Với lợi thế có trang trại canh tác và hệ thống chế biến sản xuất chuẩn, vừa qua đơn vị này cho ra đời Si farmstay, chốn bình yên giữa lòng đại ngàn, nơi kết hợp du lịch nghỉ dưỡng và tham gia các trải nghiệm nông nghiệp.
Nữ giám đốc IT đi lên từ cà phê sạch trên đất đỏ bazan PepsiCo Foods Việt Nam chắp cánh ước mơ cho học sinh Đắk Lắk
Si Farmstay – Mô hình du lịch trải nghiệm nông nghiệp
Du khách trải nghiệm hái cafe

Nằm ngay dưới chân ngọn núi lửa Cư M’gar, Si Farmstay (thôn Tiến Thành, xã Quảng Tiến, huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk) sở hữu một góc thung lũng với một con suối nhỏ chạy qua.

Khung cảnh đẹp và quyến rũ hơn khi có những gốc thông già chi chít trái soi mình hai bên bờ suối, những căn nhà gỗ nhỏ xinh ẩn mình dưới những hàng cau thẳng tắp. Một nơi lưu trú bình yên có thể chữa lành và cân bằng mọi ngột ngạt của cuộc sống hiện đại đầy áp lực…

Si farmstay giành nguyên 1ha cho vườn cafe bảo tồn giống. Với sự hổ trợ của hiệp hội cafe Buôn Ma thuột, vườn bảo tồn giống hiện tại đã thu thập được gần 20 giống cafe Robusta khác nhau để phục vụ cho việc bảo tồn, nghiên cứu, học tập và tham quan.

Bên cạnh đó thì khu vực chế biến và xưởng sản xuất cũng được đầu tư bài bản và đúng tiêu chuẩn tạo nên một quy trình khép kín từ trồng trọt cho đến sản xuất và kinh doanh.

Si Farmstay – Mô hình du lịch trải nghiệm nông nghiệp
Du khách trải nghiệm BBQ buổi tối tại Si farmstay

Ngoài những vườn cafe thì Si farmstay còn được phủ xanh bởi rất nhiều loại cây trái khác nhau.

Mô hình vườn rừng được nhìn thấy một cách rỏ ràng, bởi ở đây vẫn giữ lại được các loại như nhãn rừng, xoài rừng, mít rừng, sầu riêng hạt.

Các loại cây ăn trái ở đây cũng được trồng thêm rất nhiều để phục vụ cho du khách cũng như cung cấp cho hệ thống cửa hàng Sicup.

Mùa nào thức đó, Si farmstay không bao giờ thiếu các loại trái cây để du khách tự tay hái và thưởng thức. Mùa xuân, mùa hoa cafe và các loại hoa đua nở là mùa thu hoạch mật ong.

Mùa hè, mùa trái cây với sầu riêng, bơ, thơm mật, vú sữa. Mùa thu vẫn còn rất nhiều bơ, mãng cầu, chanh dây. Cuối đông là mùa thu hoạch cafe. Chuối, đu đủ, chanh bốn mùa đều có thể thưởng thức.

Si Farmstay – Mô hình du lịch trải nghiệm nông nghiệp
Một góc của Si Farmstay

Bên cạnh đó, vào cuối tháng 7 và tháng 8 Âm lịch, khoảng thời gian nở rộ của măng le, du khách sẽ được trải nghiệm đào và sơ chế măng tại chỗ; làm chuối sứ sấy dẻo tự nhiên, tự tay ép và phơi chuối; thu hoạch rau; trải nghiệm làm bánh xà phòng café.

Linh hồn của Rẫy Nhà Si chính là cafe, cho nên nếu bạn là người yêu cafe thì Si farmstay chính là nơi để bạn trải nghiệm thoả mãn tất cả đam mê của mình.

Bạn có thể cùng thu hoạch, tự tay hái những trái cà phê chín cùng người bản địa, chế biến cà phê Robusta; trải nghiệm trở thành barista thực thụ, được chia sẻ kiến thức pha chế ra một ly cà phê phin truyền thống trọn vị.

Đặc biệt, bạn còn có thể trải nghiệm rang cà phê bằng chảo, một nét văn hóa lâu đời của đồng bào Ê Đê.

Si Farmstay – Mô hình du lịch trải nghiệm nông nghiệp
Không gian yên bình của Si farmstay sẽ hấp dẫn du khách đến trải nghiệm

Đại diện Rẫy Nhà Si, bà Dương Nữ Thiên An chia sẻ: "Với sứ mệnh lan toả mô hình nông nghiệp xanh, sạch và lành mạnh thì việc cho ra đời dịch vụ farmstay tại Rẫy Nhà Si là điều cần thiết.

Du khách đến đây không phải chỉ để lưu trú mà còn có thể hoà mình với cuộc sống của người nông dân, người công nhân và các kỹ sư của Rẫy Nhà Si để tự tay làm ra các sản phẩm nông nghiệp xanh, sạch và an toàn".

Hưởng ứng lời kêu gọi của UBND tỉnh Đắk Lắk chuẩn bị cho lễ hội cafe sắp tới, tháng 3/2025, Si farmstay đang cố gắng hoàn thiện thật chỉnh chu tất cả các dịch vụ của mình để chào đón và mang lại những trải nghiệm đẹp và đáng nhớ cho du khách.

Đọc thêm

Hà Nội tăng cường quản lý khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản Nông thôn mới

Hà Nội tăng cường quản lý khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản

TTTĐ - UBND thành phố Hà Nội vừa có kế hoạch thực hiện quản lý khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản trên địa bàn thành phố đến năm 2030.
Trang bị kiến thức sản xuất nông nghiệp cho bà con nông dân Sóc Sơn Nông thôn mới

Trang bị kiến thức sản xuất nông nghiệp cho bà con nông dân Sóc Sơn

TTTĐ - Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội phối hợp với UBND huyện Sóc Sơn tổ chức Diễn đàn khuyến nông @ nhịp cầu nhà nông. Đây là dịp để các nhà quản lý, chuyên gia, doanh nghiệp, hợp tác xã và bà con nông dân cùng nhau trao đổi, thảo luận, tìm kiếm giải pháp tháo gỡ khó khăn, kết nối cung cầu, mở rộng thị trường cho nông sản địa phương.
Vụ mới bắt đầu trên “cánh đồng đạm tự nhiên” ở Cư Jút Nông thôn mới

Vụ mới bắt đầu trên “cánh đồng đạm tự nhiên” ở Cư Jút

TTTĐ - Trung tâm Nghiên cứu Ứng dụng Đậu nành Vinasoy (VSAC) đã tổ chức Hội thảo đầu vụ tại Cư Jút (tỉnh Đắk Nông) nhằm tổng kết vụ 2024 và triển khai vụ mới 2025. Hội thảo cũng cập nhật, chuyển giao cho nông dân giống mới, kỹ thuật mới nhằm canh tác đậu nành hiệu quả. Đặc biệt, số lượng hộ đạt năng suất hơn 3 tấn/ha tăng cao vượt trội so với những năm trước. Những con số ấy không chỉ mang lại niềm vui mùa vụ mà còn khẳng định tiềm năng của giống đậu nành nội địa không biến đổi gen do Vinasoy chọn tạo, cũng như hiệu quả từ việc ứng dụng kỹ thuật canh tác hiện đại.
Nâng cao giá trị làng nghề làm sáo diều Bá Dương Nội Nông thôn mới

Nâng cao giá trị làng nghề làm sáo diều Bá Dương Nội

TTTĐ - Ngày 12/4, tại di tích miếu Diều, xã Hồng Hà, huyện Đan Phượng sẽ tổ chức Lễ đón nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia "Hội diều làng Bá Dương Nội"; bằng công nhận danh hiệu nghề truyền thống Hà Nội "Nghề làm diều sáo làng Bá Dương Nội".
Cùng nông dân Đan Phượng chia sẻ kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp Nông thôn mới

Cùng nông dân Đan Phượng chia sẻ kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp

TTTĐ - Trung tâm Khuyến nông Hà Nội phối hợp với Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp Đan Phượng tổ chức Diễn đàn khuyến nông @ nhịp cầu nhà nông. Diễn đàn có sự tham gia của hơn 200 đại biểu là các nhà quản lý, nhà khoa học, chuyên gia và các chủ trang trại, doanh nghiệp, hộ sản xuất, nông dân tiêu biểu của huyện Đan Phượng.
Giúp người dân nâng cao kiến thức, làm chủ khoa học kỹ thuật Nông thôn mới

Giúp người dân nâng cao kiến thức, làm chủ khoa học kỹ thuật

TTTĐ - Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội phối hợp với UBND huyện Mê Linh tổ chức Diễn đàn Khuyến nông @ Nhịp cầu nhà nông. Diễn đàn nhằm cung cấp, trang bị các kiến thức về trồng trọt, chăn nuôi… cho bà con nông dân, từ đó giúp người dân nâng cao kiến thức, làm chủ khoa học kỹ thuật để giúp tăng năng suất, kỹ thuật canh tác.
Lâm Đồng đề xuất hỗ trợ kiểm soát chất lượng sầu riêng phục vụ xuất khẩu Kinh tế

Lâm Đồng đề xuất hỗ trợ kiểm soát chất lượng sầu riêng phục vụ xuất khẩu

TTTĐ - Tỉnh Lâm Đồng đề xuất Bộ Nông nghiệp và Môi trường cử các trung tâm phân tích trực thuộc đã được Trung Quốc và Việt Nam chỉ định, hỗ trợ cho tỉnh Lâm Đồng thực hiện kiểm tra đối với các sản phẩm sầu riêng để phục vụ xuất khẩu đặc biệt là cho niên vụ 2025.
Cần đẩy mạnh công tác tiêm vắc xin phòng dại cho đàn vật nuôi Nông thôn mới

Cần đẩy mạnh công tác tiêm vắc xin phòng dại cho đàn vật nuôi

TTTĐ - Trước nguy cơ dịch bệnh dại gia tăng, ngành Chăn nuôi và Thú y Hà Nội đã đẩy mạnh công tác tiêm vắc xin phòng dại nhằm bảo vệ sức khoẻ người dân cũng như đàn vật nuôi.
Hà Nội dẫn dầu cả nước về số lượng sản phẩm OCOP Nông thôn mới

Hà Nội dẫn dầu cả nước về số lượng sản phẩm OCOP

TTTĐ - Theo Văn phòng Điều phối chương trình xây dựng Nông thôn mới Hà Nội, lũy kế từ năm 2019 đến nay, thành phố đã đánh giá, phân hạng được 3.317 sản phẩm OCOP. Trong đó có 6 sản phẩm 5 sao, 22 sản phẩm tiềm năng 5 sao, 1.571 sản phẩm 4 sao và 1.718 sản phẩm 3 sao.
Bảo tồn và phát triển giá trị văn hóa gắn với xây dựng Nông thôn mới Nông thôn mới

Bảo tồn và phát triển giá trị văn hóa gắn với xây dựng Nông thôn mới

TTTĐ - Văn hóa đóng vai trò quan trọng trong xây dựng Nông thôn mới, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, làm phong phú đời sống tinh thần của người dân. Xác định văn hóa vừa là mục tiêu, vừa là động lực phát triển, Hà Nội coi công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa là nhiệm vụ quan trọng, có tính chất quyết định quá trình xây dựng Nông thôn mới.
Xem thêm