Silicon Valley Bank sụp đổ tác động đến giới khởi nghiệp ra sao?
Sự sụp đổ của SVB là một cú sốc lớn với thị trường tài chính thế giới. Đây là ngân hàng có lịch sử 40 năm hoạt động và cho vay cũng như nhận tiền gửi từ một loạt các công ty công nghệ khởi nghiệp và đầu tư mạo hiểm tại thung lũng Silicon.
Sự sụp đổ này bắt nguồn từ việc Silicon Valley Bank đầu tư quá nhiều vào trái phiếu. Bên cạnh đó, ngân hàng này tiêu tốn khá nhiều tiền vào các khoản đầu tư mạo hiểm nhưng không có lãi.
Những người sáng lập công ty khởi nghiệp ở vùng vịnh California (Mỹ) đang hoang mang về khả năng tiếp cận tiền và trả lương cho nhân viên.
Các nhà sáng lập công ty khởi nghiệp đến rút tiền từ SVB sau khi ngân hàng này sụp đổ (Ảnh: Getty) |
Một nhà sáng lập công ty khởi nghiệp máy bay không người lái ở California cho biết đang cố gắng rút tiền vào thứ 5 nhưng đã không được thực hiện. Nhà sáng lập này lo lắng về việc trả lương cho 12 nhân viên toàn thời gian của mình; Đồng thời cũng thử gọi cho Công ty Bảo hiểm Ký thác Liên bang Mỹ nhiều lần nhưng số này không có ai trả lời.
Nỗi lo lắng đã lan đã đến Canada, Ấn Độ, Anh và Trung Quốc. Tại Vương quốc Anh, chi nhánh của SVB được tuyên bố là mất khả năng thanh toán, đã ngừng giao dịch và không còn nhận khách hàng mới.
Ông Jack O'Meara sáng lập công ty Ocher Bio ở London đã dành cả hai ngày cuối tuần để chuyển tiền gửi khỏi SVB nhưng không thành công. “Nếu không có sự can thiệp, điều này thực sự có thể xóa sổ một thế hệ công ty khởi nghiệp”, ông nói.
Hôm thứ bảy tuần trước, lãnh đạo hơn 250 công ty công nghệ gửi thư kêu gọi Bộ trưởng Tài chính Anh Jeremy Hunt can thiệp.
“Việc mất tiền gửi có khả năng làm tê liệt lĩnh vực khởi nghiệp và khiến hệ sinh thái lùi lại 20 năm. Nhiều doanh nghiệp sẽ bị buộc phải dừng hoạt động chỉ sau một đêm”, bức thư viết.
Đây là vụ phá sản ngân hàng lớn nhất nước Mỹ kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 (Ảnh: Getty) |
Giống như ở Mỹ, một số khoản tiền gửi SVB ở Vương quốc Anh được bảo hiểm nhưng không rõ khi nào những khoản tiền đó sẽ được chi trả. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp còn lo ngại sự sụp đổ của SVB sẽ làm giảm nguồn vốn trong tương lai từ quỹ đầu tư mạo hiểm vào Vương quốc Anh, nơi các doanh nghiệp vốn đang gặp khó bởi Brexit.
Tại Canada, đơn vị của SVB Financial Group báo cáo khoản vay được đảm bảo trị giá 314 triệu USD vào năm ngoái. Một công ty công nghệ quảng cáo có trụ sở tại Toronto tiết lộ họ có 55 triệu USD tiền gửi ở SVB, chiếm hơn 90% tiền mặt. Công ty đã tạm dừng giao dịch cổ phiếu vào một ngày trước đó do những gì diễn ra tại SVB.
Điều này mới chỉ là khởi đầu. SVB cũng có chi nhánh ở Trung Quốc, Đan Mạch, Đức, Ấn Độ, Israel và Thụy Điển… Những người sáng lập đang cảnh báo sự sụp đổ của ngân hàng này có thể quét sạch các công ty khởi nghiệp trên khắp thế giới nếu không có sự can thiệp của Chính phủ.
Công ty liên doanh của SVB tại Trung Quốc, SPD Silicon Valley Bank Co., đang tìm cách xoa dịu các khách hàng địa phương bằng cách nhắc nhở họ rằng các hoạt động vẫn độc lập và ổn định.
“Không nên đánh giá thấp tác động của sự cố SVB đối với ngành công nghệ. Tiền gửi rất quan trọng đối với các công ty khởi nghiệp công nghệ vì họ thường cần rất nhiều tiền mặt để trả các khoản chi lớn bao gồm chi phí nghiên cứu và phát triển cũng như lương nhân viên”, các nhà phân tích tại China International Capital Corp cho cho biết.
Do đó nếu những khoản tiền gửi này bị suy giảm trong quá trình phá sản hoặc tái cơ cấu, một số công ty công nghệ có thể phải đối mặt với áp lực dòng tiền và không loại trừ rủi ro phá sản theo…
Một điều lo ngại nữa, sau khi Silicon Valley Bank sụp đổ, lòng tin của người gửi tiền bị lung lay. Trước mắt, thông tin về sự sụp đổ của Silicon Valley Bank đã khiến cổ phiếu một loạt các ngân hàng hàng đầu thế giới như: JPMorgan Chase, Bank of America, HSBC, Standard Chartered, Barclays đều giảm giá trị.
Sáng 10/3 (theo giờ Mỹ), ngân hàng Silicon Valley Bank đã chính thức dừng hoạt động, đánh dấu sự sụp đổ lớn thứ hai của một tổ chức tài chính trong lịch sử Mỹ, kể từ năm 2008. Giới chức California đã đóng cửa SVB và giao lại cho Tập đoàn Bảo hiểm Tiền gửi Liên bang Mỹ (FDIC) quản lý. Đơn vị này sẽ thanh lý tài sản của SVB để trả cho người gửi tiền và các chủ nợ của ngân hàng. Tuy vậy, giới hạn bảo hiểm chỉ là 250.000 USD, đồng nghĩa những người gửi nhiều tiền hơn sẽ gặp thiệt hại. |
Người Việt trẻ tuổi nhất được vinh danh tại thung lũng Silicon TTTĐ.VN – Đó là Doanh nhân - Tiến sĩ Vũ Duy Thức. Anh được vinh danh là một trong 40 người trẻ nổi bật nhất ... |
Cô gái gốc Việt khởi nghiệp tại thung lũng Silicone TTTĐ – Được mệnh danh là công nghệ tương lai, thiết bị từ Emotiv có thể đọc cảm xúc người dùng, cho phép di chuyển ... |
Cuộc sống đằng sau miền đất hứa ở thung lũng Silicon TTTĐ - Những kỹ sư tại thung lũng Silicon hiếm khi giống hình ảnh mà mọi người thường lý tưởng hóa. Họ đôi khi nặng ... |