Tag

Sớm quy hoạch canh tác cây ăn quả có múi tại các tỉnh phía Bắc

Nông thôn mới 13/11/2020 08:24
aa
TTTĐ - Theo báo cáo của Cục Trồng trọt, cây ăn quả có múi thuộc nhóm 15 loại chủ lực, có diện tích lớn nhất của nước ta. Tổng diện tích cây ăn quả có múi các tỉnh phía Bắc 121,97 nghìn héc-ta (chiếm 47,5% so với cả nước). Sản phẩm chủ yếu được tiêu thụ ở dạng quả tươi, tại thị trường nội địa là chính. Đặc biệt, đã có 10 sản phẩm quả có múi được chứng nhận chỉ dẫn địa lý.
250 gian hàng tham gia Lễ hội cây ăn quả có múi tỉnh Hòa Bình Tập trung nguồn lực nâng cấp hạ tầng Hà Nội: Hơn 3.500m2 đất cùng hàng chục cây ăn quả của người dân bị đối tượng lạ mặt san phẳng Rà soát, đánh giá chương trình phát triển cây ăn quả xã Nam Phương Tiến: Không nên chạy theo số lượng.

Diện tích và sản lượng cây ăn quả có múi ngày càng tăng

Số liệu thống kê của Cục Trồng trọt cho thấy, tổng diện tích cây có múi trên cả nước là 235.216ha. Trong đó, diện tích trồng cây có múi ở các tỉnh phía bắc là 106.125ha, các tỉnh Bắc Trung Bộ là 29.630ha, các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên là 7.761ha và các tỉnh phía nam là 91.702ha. Đây là cây ăn quả phổ biến, có mặt trong sản xuất tại khắp các vùng địa phương trong cả nước.

Nhiều địa phương đã hình thành các vùng sản xuất cây có múi hàng hóa tập trung quy mô lớn như: Cam Hà Giang, Tuyên Quang, Hòa Bình, Bắc Giang; Bưởi Phú Thọ, Bắc Giang, Hòa Bình; Quýt Bắc Kạn… Diện tích và sản lượng cây có múi cả nước tăng liên tục trong những năm gần đây. Cơ cấu giống phong phú, chủ yếu được tiêu thụ dạng quả tươi tại thị trường nội địa là chính. Tổng giá trị xuất khẩu năm 2019 là 47,5 triệu USD.

Tuy nhiên, cùng với sự tăng trưởng diện tích, sản lượng, sản xuất cây có múi nước ta nói chung, miền bắc nói riêng đang đứng trước một số hạn chế thách thức đó là các giống địa phương vẫn chiếm tỷ lệ chủ yếu, tỷ lệ các giống mới chọn tạo, giống nhập nội chưa cao. Giống một số loại cây dần bị thoái hóa, có nhiều hạt, làm giảm sức cạnh tranh sản phẩm ăn tươi, khó khăn cho công nghiệp chế biến.

Đặc biệt, dưới tác động của biến đổi khí hậu, nhiều loại sâu bệnh hại xuất hiện khiến cho công tác chăm sóc và chất lượng các loại cây ăn quả có múi bị giảm. Ngoài ra, nhiều địa phương chưa ứng dụng tiến bộ kỹ thuật phổ biến, rộng rãi, tình trạng lạm dụng phân bón vô cơ, thuốc bảo vệ thực vật gây ô nhiễm môi trường đất, nước… dẫn đến sản lượng các loại trái cây có múi chưa được cao.

Sớm quy hoạch canh tác cây ăn quả có múi tại các tỉnh phía Bắc
Tại tỉnh Hòa Bình, năm 2020 diện tích cây có múi đạt khoảng 11.500ha

Tại tỉnh Hòa Bình, năm 2020 diện tích cây có múi đạt khoảng 11.500ha, trong đó cam quýt 5,750ha, bưởi 5.250ha. Diện tích kinh doanh khoảng 7.400ha, sản lượng đạt gần 160 nghìn tấn. Tỉnh đã hình thành những vùng sản xuất hàng hóa, có điều kiện sản xuất thâm canh cao như vùng sản xuất cam tại Cao Phong, Kim Bôi, Lạc Thủy; Vùng sản xuất bưởi đỏ Tân Lạc; Vùng sản xuất bưởi Diễn tại Yên Thủy, Lương Sơn.

Bộ giống cây có múi của tỉnh đa dạng với gần 20 giống cam, bưởi khác nhau. Toàn tỉnh có 2.119ha cây có múi được chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm, VietGAP, hữu cơ… với 38 cơ sở được chứng nhận; Có một chỉ dẫn địa lý, hai nhãn hiệu chứng nhận và bốn nhãn hiệu tập thể.

Ông Bùi Văn Khánh, Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình cho biết: Những năm gần đây, sản xuất nông nghiệp của tỉnh hình thành nhóm sản phẩm chủ lực, tạo được uy tín tại thị trường trong nước và hướng tới xuất khẩu. Tỉnh hoàn thành bản đồ phân hạng thích nghi đất cho sản xuất trồng trọt với diện tích phân hạng 116 nghìn héc-ta.

Đặc biệt, cây ăn quả có múi là cây trồng chủ lực trong tiến trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh. Đến năm 2020, toàn tỉnh có khoảng 11.500ha. Trong đó, diện tích kinh doanh khoảng 7.400ha; 2.119ha cây có múi được chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm, VietGAP, hữu cơ. Dự kiến năm 2020, giá trị thu nhập trên đơn vị diện tích canh tác đạt trên 350 triệu đồng/ha.

Bên cạnh những kết quả đạt được, sản xuất cây ăn quả có múi tại tỉnh còn một số hạn chế, tồn tại như: Tình trạng kinh doanh, buôn bán giống không rõ nguồn gốc, không đảm bảo chất lượng vẫn diễn ra; Kỹ thuật áp dụng chưa đồng bộ; Nhiều loại sâu bệnh mới phát sinh; Hoạt động bảo quản, sơ chế, chế biến chưa phát triển; Vấn đề bảo vệ thương hiệu và quyền sở hữu trí tuệ chưa được quan tâm.

Thực hiện tốt quy hoạch vùng trồng

Với Hòa Bình, cây có múi là hướng phát triển chủ đạo, giúp nông nghiệp tỉnh thay đổi diện mạo; Còn với Bắc Giang, cây có múi lại giúp phá thế độc canh của cây vải.

Ông Lê Bá Thành, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bắc Giang cho hay: "Trước đây, Bắc Giang chỉ được biết đến nhờ cây vải nhưng vài năm gầy đây, nhờ cây có múi, tỉnh phá được thế độc canh trên địa bàn và gặt hái được một số kết quả tại Lục Ngạn, mảnh đất nổi tiếng với cây vải thiều.

Tuy nhiên, thành công bước đầu khiến tại nhiều nơi, diện tích cam, bưởi tăng nhanh, vượt quá kế hoạch sản xuất. Chúng tôi đang cân nhắc để khuyến cáo bà con hạn chế tình trạng tăng diện tích, phát triển nóng theo kiểu phong trào nhất là tại các vùng không phù hợp".

Sớm quy hoạch canh tác cây ăn quả có múi tại các tỉnh phía Bắc
Cây ăn quả có múi là cây trồng chủ lực trong tiến trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh Hòa Bình

Trước tình trạng gia tăng nhanh chóng diện tích trồng cây ăn quả có múi trong thời gian ngắn, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Quốc Doanh khẳng định: Sản xuất cây có múi có vị trí, vai trò quan trọng trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Trước những khó khăn, bất cập còn tồn tại, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị các cục, vụ, bộ, ban ngành Trung ương cần phối hợp chặt chẽ với các địa phương triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm phát triển cây có múi bền vững, thực hiện tốt quy hoạch vùng trồng.

Thời gian tới, các địa phương cần rà soát, xây dựng quy hoạch canh tác, xác định chủng loại, quy mô, hình thành các vùng sản xuất tập trung; Đồng thời đánh giá và kiểm soát chất lượng các giống sản xuất và quy trình sản xuất, bảo vệ thực vật đúng yêu cầu kỹ thuật.

Bên cạnh đó, các địa phương cần làm tốt công tác nghiên cứu, dự báo thị trường, áp dụng các biện pháp phòng, chống sinh vật gây hại hiệu quả, an toàn. Có chính sách hỗ trợ giống chất lượng, đồng thời hướng dẫn địa phương, cơ sở sản xuất áp dụng tiến bộ kỹ thuật, quy trình sản xuất cây có múi hiện đại, quan tâm xây dựng bảo vệ thương hiệu cho sản phẩm…

Trang thông tin này có sự phối hợp của Văn phòng Điều phối Nông thôn mới Trung ương

Đọc thêm

Bài 3: Phú Giáo hướng tới nền nông nghiệp bền vững Nông thôn mới

Bài 3: Phú Giáo hướng tới nền nông nghiệp bền vững

TTTĐ - Trong những năm qua, huyện Phú Giáo đã có nhiều cách làm hay, hiệu quả, khuyến khích, vận động người dân, doanh nghiệp ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, đảm bảo an toàn thực phẩm; qua đó góp phần tăng thu nhập cho người dân và hướng tới xây dựng nền sản xuất nông nghiệp bền vững.
Bài 2: Những tỷ phú chân đất Nông thôn mới

Bài 2: Những tỷ phú chân đất

TTTĐ - Phú Giáo từng là huyện nghèo nhất của tỉnh Bình Dương, tuy nhiên, chỉ trong hơn 10 năm trở lại đây, nhờ cuộc “cách mạng” trong phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đã mở đường cho hàng loạt tỷ phú, triệu phú chân đất xuất hiện.
Bài 1: Đổi thay Phú Giáo Nông thôn mới

Bài 1: Đổi thay Phú Giáo

TTTĐ - Được tái lập từ ngày 20/8/1999, qua một phần tư thế kỷ kiến tạo và phát triển, huyện Phú Giáo (Bình Dương) đã xây dựng một bức tranh tươi đẹp trên vùng đất giàu truyền thống cách mạng. Góp phần không nhỏ vào sự phát triển của huyện là nhờ nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Ba Vì đẩy mạnh xúc tiến tiêu thụ sản phẩm OCOP, làng nghề Nông thôn mới

Ba Vì đẩy mạnh xúc tiến tiêu thụ sản phẩm OCOP, làng nghề

Với vị thế của “vùng đất trăm nghề”, Hà Nội đã không ngừng đẩy mạnh kết nối, quảng bá, thúc đẩy thu hút đầu tư vào bảo tồn và phát triển làng nghề, góp phần hoàn thành các chỉ tiêu của thành phố, đẩy mạnh phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân.
Hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp ngày càng nâng cao Nông thôn mới

Hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp ngày càng nâng cao

TTTĐ - Nhằm khuyến khích, tạo điều kiện phát triển và nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức kinh tế tập thể, hợp tác xã, thành phố Hà Nội đã từng bước tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các đơn vị.
Luật Thủ đô: Mở hành lang phát triển nông nghiệp đô thị Nông thôn mới

Luật Thủ đô: Mở hành lang phát triển nông nghiệp đô thị

TTTĐ - Theo TS Cao Đức Phát, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, việc hoàn thiện Luật Thủ đô sẽ thúc đẩy phát triển nông nghiệp, nông thôn Hà Nội.
Người Đan Phượng "khoe" đặc sản trong ngày hội đại đoàn kết Nông thôn mới

Người Đan Phượng "khoe" đặc sản trong ngày hội đại đoàn kết

TTTĐ - Tối 13/11, Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc Cụm dân cư số 5, xã Thọ Xuân, huyện Đan Phượng, Hà Nội đã trở thành dịp để bà con trưng bày những thành tựu trong lĩnh vực văn hóa, kinh tế, chuyển đổi số...
Độc đáo “Sắc hoa trên miền di sản” Nông thôn mới

Độc đáo “Sắc hoa trên miền di sản”

TTTĐ - Làng nghề cây cảnh hoa giấy Phù Đổng được hình thành hơn 20 năm. Đến nay nghề trồng hoa giấy ở Phù Đổng ngày càng phát triển, trở thành nghề chính của xã với hàng trăm hộ trồng hoa.
Xây dựng trường học đáp ứng các tiêu chí Nông thôn mới nâng cao Nông thôn mới

Xây dựng trường học đáp ứng các tiêu chí Nông thôn mới nâng cao

TTTĐ - Thực hiện tiêu chí giáo dục trong xây dựng Nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu, những năm qua, ngành Giáo dục và Đào tạo Thủ đô đã triển khai nhiều giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học; chủ động tham mưu các cấp ủy Đảng, chính quyền quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, bổ sung đội ngũ cán bộ, giáo viên cho các trường học, đảm bảo đáp ứng các quy định của trường chuẩn quốc gia...
Sôi nổi cuộc thi tìm hiểu pháp luật ngành Nông nghiệp tại Bình Dương Nông thôn mới

Sôi nổi cuộc thi tìm hiểu pháp luật ngành Nông nghiệp tại Bình Dương

TTTĐ - Ngày 8/11, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Dương đã tổ chức vòng chung kết Cuộc thi tìm hiểu pháp luật ngành Nông nghiệp lần thứ 12.
Xem thêm