Tag
Thủ tướng Chính phủ

"Sóng và máy tính cho em” lan tỏa lòng nhân ái, yêu thương khắp mọi miền đất nước

Tin tức 12/09/2021 23:28
aa
TTTĐ - Tối 12/9, Thủ tướng Phạm Minh Chính phát động chương trình "Sóng và máy tính cho em", kêu gọi cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp hỗ trợ để học sinh có thiết bị và Internet để học online.
Tuần đầu năm học mới, 2345 máy tính, điện thoại được trao tặng cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn Ngành Giáo dục Thủ đô phát động chương trình ''Máy tính cho em''
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu phát động chương trình "Sóng và máy tính cho em"

Miễn phí internet cho học sinh, sinh viên học trực tuyến

Phát biểu tại chương trình, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng nhắc lại cuộc điện thoại của Thủ tướng nói về ý nghĩa của Chương trình “Sóng và máy tính cho em”. Ngoài việc ưu tiên hỗ trợ máy tính, dịch vụ viễn thông đối với những học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn khi học trực tuyến, chương trình còn nhằm đẩy mạnh chuyển đổi số.

Khi đại dịch Covid-19 xuất hiện, việc dạy, học phải chuyển sang hình thức trực tuyến. Tuy nhiên, nhiều học sinh không có máy tính, thiết bị để học. Giai đoạn 1 của chương trình sẽ huy động 1 triệu máy tính bảng cho học sinh.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, “Sóng và máy tính cho em” là chương trình lớn, có liên quan đến học sinh toàn quốc. Một lời hiệu triệu cả triệu người theo. Chủ trương đúng đắn, nhân văn nên chỉ trong 5 ngày phát động, các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đã vào cuộc tích cực và có được sự kiện ngày hôm nay.

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết, chương trình gồm 3 phần: Sóng Internet, máy tính và giá cước viễn thông phù hợp. “Sóng và máy tính cho em” sẽ thúc đẩy chuyển đổi số. Theo đó, ở vùng quê, các em sẽ hỗ trợ bố mẹ làm quen với chuyển đổi số, mua bán bằng điện tử.

Bộ Thông tin và Truyền thông yêu cầu, trong tháng 9, học sinh ở khu vực giãn cách xã hội sẽ có sóng để học. Cuối năm 2021, học sinh cả nước sẽ có sóng để học. Từ nay đến cuối năm, các nhà mạng sẽ miễn phí cước viễn thông cho chương trình học tập trực tuyến.

Vì sức khỏe của học sinh, an toàn phải được đặt lên trên hết

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì chương trình Sóng và máy tính cho em tại Hà Nội.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì chương trình "Sóng và máy tính cho em"

Phát biểu tại buổi lễ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khẳng định, một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Chính phủ hiện nay là sớm đưa cuộc sống trở lại bình thường mới theo phương án thích ứng an toàn với dịch bệnh. Đặc biệt, Chính phủ rất quan tâm đến việc mở cửa trường học an toàn. An toàn phải được đặt lên trên hết vì sức khỏe của các cháu, thế hệ tương lai của đất nước nhưng vẫn phải học tập.

Thủ tướng chia sẻ, ai cũng ngậm ngùi khi dịch bệnh đã lấy đi ý nghĩa tuổi thơ của các cháu như chưa được cắp sách đến trường hàng ngày, không được nghe tiếng trống trường, không được gặp gỡ, giao lưu với bạn bè, thầy cô… Nhiều nơi, các cháu phải học trực tuyến suốt gần 2 năm qua. Điều đó ảnh hưởng đến tâm lý, kiến thức và phát triển toàn diện của các cháu, làm đảo lộn cuộc sống của nhiều gia đình; Cha mẹ không có người chăm sóc con cái giúp trong khi vẫn phải đi làm hàng ngày. Thậm chí, nhiều gia đình khó khăn, các cháu còn thiệt thòi hơn các bạn cùng trang lứa vì không có máy tính để học trực tuyến, nhiều nơi mạng chập chờn hoặc không có kết nối sóng.

"Đảng, Nhà nước hiểu rất rõ và chia sẻ với gia đình các cháu đang đối mặt với khó khăn để thích ứng với việc học tập trong điều kiện dịch bệnh. Đảng, Nhà nước đang xây dựng những giải pháp trước mắt và lâu dài để chúng ta thích ứng an toàn với dịch bệnh, thực hiện mục tiêu mở trường học một cách an toàn và an toàn mới mở cửa", Thủ tướng Phạm Minh Chính nói.

Thủ tướng yêu cầu, một trong những mục tiêu ứng phó với dịch bệnh hiện nay là tiến tới mở cửa an toàn trường học để các cháu không phải học trực tuyến. Thủ tướng đề nghị, Bộ Y tế phối hợp với Bộ Giáo dục Đào tạo, các bộ, ngành và địa phương chủ động xây dựng kịch bản trở lại trường học an toàn ở những nơi an toàn. Việc tiêm vắc xin cho trẻ em cần được tiến hành sớm, đặc biệt với trẻ em từ 12 tuổi trở lên.

Bộ Thông tin và Truyền thông là đầu mối cùng với Bộ Giáo dục và Đào tạo, các bộ, ngành liên quan và địa phương phối hợp chặt chẽ để xây dựng cơ sở hạ tầng viễn thông; Hiểu một cách đơn giản là “có sóng” cho các cháu, nhất là ở những vùng chưa có sóng hoặc sóng không đạt chất lượng. Đồng thời, các bộ xây dựng tiêu chí, điều kiện hỗ trợ máy cho các cháu đảm bảo công khai, minh bạch, đúng đối tượng và sử dụng hiệu quả; Tiếp tục vận động các tổ chức và cá nhân thực hiện chương trình ý nghĩa này.

Bộ Giáo dục và Đào tạo là đầu mối phối hợp với các bộ, ngành, địa phương liên quan xây dựng chương trình học đảm bảo thống nhất về nền tảng dạy và học, các tài liệu học để dùng chung hoặc đáp ứng được yêu cầu hình thức truyền tải kiến thức thông qua việc kết hợp giữa phương pháp học trực tuyến và sử dụng phương tiện truyền thông đại chúng như truyền hình, phát thanh. Đồng thời, Bộ cần thiết kế chương trình thi, đánh giá kết quả gắn với học trực tuyến để đảm bảo chất lượng và tạo tâm lý yên tâm cho các cháu và phụ huynh.

Hiện nay, mọi người nhắc nhiều đến cụm từ “thế giới phẳng”, sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ đã làm “phẳng thế giới” bằng sự kết nối toàn cầu qua không gian mạng. Chúng ta cần có tầm nhìn về xu hướng chung đó để phát triển đất nước mang lại nhiều tiện ích, giá trị, cải thiện và hiện đại hóa đời sống của Nhân dân.

Thủ tướng nhấn mạnh, cha ông ta đã từng nói “Lửa thử vàng, gian nan thử sức” hay “Trong cái khó ló cái khôn”. Dịch Covid-19 đã tác động tiêu cực đến mọi mặt của đời sống xã hội, của mọi người dân trên thế giới và nước ta. Đây cũng là thời điểm chúng ta quản lý sự thay đổi, phát huy sự sáng tạo trong mỗi cá nhân, gia đình, doanh nghiệp và đất nước để tăng khả năng thích ứng với mọi hoàn cảnh, nhất là quản lý rủi ro.

"Dịch bệnh rồi sẽ ở lại phía sau chúng ta nhưng những bài học về ứng phó dịch bệnh sẽ tiếp tục được nghiên cứu và áp dụng, trong đó có bài học về sự ứng dụng công nghệ. Chương trình “Sóng và máy tính cho em” là thông điệp thích ứng phù hợp với tình hình, quản lý sự thay đổi và lan tỏa lòng nhân ái của mỗi chúng ta. Tôi tin rằng, chương trình sẽ truyền đi năng lượng tích cực, ý nghĩa nhân văn đến với cộng đồng để góp phần xây dựng một xã hội ngày càng tốt đẹp hơn trong kỷ nguyên công nghệ số”, Thủ tướng khẳng định.

Đọc thêm

TP Hồ Chí Minh trang trọng tổ chức lễ viếng nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương Tin tức

TP Hồ Chí Minh trang trọng tổ chức lễ viếng nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương

TTTĐ - Sáng 24/4, Tại Hội trường Thống Nhất (Quận 1) đã trang trọng diễn ra lễ viếng nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương.
Cử hành trọng thể Lễ Quốc tang nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương Tin tức

Cử hành trọng thể Lễ Quốc tang nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương

Trong không khí trang nghiêm, xúc động, đúng 7 giờ sáng 24/5, Lễ viếng nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương được cử hành trọng thể trong nền nhạc trầm buồn "Hồn tử sĩ."
Một cuộc đời cống hiến vì sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước Tin tức

Một cuộc đời cống hiến vì sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước

TTTĐ - Nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương vừa qua đời ở tuổi 88. Trong suốt cuộc đời mình, ông đã để lại nhiều dấu ấn sâu sắc, đóng góp to lớn cho sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước với tư duy khoa học sắc sảo, tinh thần trách nhiệm cao và một trái tim luôn hướng về lợi ích quốc gia, dân tộc.
TP Hồ Chí Minh thông tin về Lễ viếng nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương Nhịp sống phương Nam

TP Hồ Chí Minh thông tin về Lễ viếng nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương

TTTĐ - UBND TP Hồ Chí Minh vừa có thông tin về lễ viếng và lễ truy điệu nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương tại thành phố.
Đồng chí Trần Đức Lương - Nhà lãnh đạo có nhiều đóng góp quan trọng cho sự nghiệp đổi mới, phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc Tin tức

Đồng chí Trần Đức Lương - Nhà lãnh đạo có nhiều đóng góp quan trọng cho sự nghiệp đổi mới, phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc

TTTĐ - Đồng chí Trần Đức Lương - nguyên Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam vừa vĩnh biệt chúng ta. Sự ra đi của Đồng chí là niềm tiếc thương vô hạn nhưng đồng thời cũng để lại những di sản quý giá và là tấm gương sáng cho các thế hệ hôm nay và mai sau. Báo Tuổi trẻ Thủ đô trân trọng đăng tải bài viết của đồng chí Phạm Minh Chính - Uỷ viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ về nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương.
Cả tài sản công, đất công và tư đang bị lãng phí Tin tức

Cả tài sản công, đất công và tư đang bị lãng phí

Đại biểu Trần Hoàng Ngân (đoàn TP HCM) cho biết, không chỉ tài sản công, trên thị trường có nhiều tài sản tư, nhiều ngôi nhà, tòa nhà bị bỏ hoang, ngay chợ Bến Thành có tòa nhà khung xương để suốt...
Vẫn còn “trên nóng, dưới lạnh”, đổi mới phải thấm xuống cấp xã Tin tức

Vẫn còn “trên nóng, dưới lạnh”, đổi mới phải thấm xuống cấp xã

TTTĐ - Một số đại biểu Quốc hội cho rằng, vẫn còn tình trạng “trên nóng, dưới lạnh” trong thực thi, vì vậy, Chính phủ cần làm cho tinh thần đổi mới "thấm" xuống cấp xã...
Hàng giả, hàng nhái tràn lan, vai trò cơ quan chức năng ở đâu? Bảo vệ người tiêu dùng

Hàng giả, hàng nhái tràn lan, vai trò cơ quan chức năng ở đâu?

TTTĐ - Nữ đại biểu Quốc hội đoàn Hậu Giang đặt vấn đề về vai trò quản lý Nhà nước như thế nào khi mà cả chợ Ninh Hiệp ở Gia Lâm công khai bán hàng giả, hàng nhái.
ĐBQH đề xuất các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Tin tức

ĐBQH đề xuất các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

TTTĐ - Cho rằng tăng trưởng kinh tế trong thời gian còn lại của năm 2025 là mục tiêu ngắn hạn nên không thể tìm các động lực mới, đại biểu Quốc hội đề xuất các giải pháp: Hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu; giữ vững và mở rộng thị trường nội địa; đồng thời thúc đẩy tiêu dùng trong nước và thúc đẩy phát triển kinh tế đêm...
Danh sách Ban lễ tang nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương Tin tức

Danh sách Ban lễ tang nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương

TTTĐ - Lễ tang đồng chí Trần Đức Lương được tổ chức theo nghi thức Lễ Quốc tang trong hai ngày 24 - 25/5.
Xem thêm