Sự nghiêm khắc, quyết liệt là yếu tố sống còn trong phòng chống dịch lúc này
Thành ủy Hà Nội ban hành Công văn số 121-VC/TU về việc kiểm điểm làm rõ trách nhiệm tập thể, cá nhân trong công tác phòng, chống dịch Covid-19; Quản lý cán bộ, thực hiện kỷ cương hành chính. Ảnh: Các đồng chí lãnh đạo thành phố kiểm tra công tác phòng chống dịch Covid-19 tại huyện Đông Anh, Hà Nội. |
Lần thứ 4 này, dịch COVID-19 bùng phát trên diện rộng ở nước ta có nhiều yếu tố đáng lo ngại hơn các lần trước. Hơn bao giờ hết, chúng ta cần thực hiện cực kỳ nghiêm khắc các quy định, luật pháp liên quan đến lĩnh vực này. Thực tế cho thấy, các động thái xử lý những kẻ đưa người nhập cảnh trái phép, khởi tố vụ án làm lây lan dịch bệnh, không kê khai báo y tế trung thực, kinh doanh nhà hàng quán ăn không tuân thủ quy định phòng chống dịch… - đã phát huy hiệu quả rất tốt, được sự ủng hộ nhiệt tình của bà con. Nhiều chuyên gia cho rằng, việc xử lý nghiêm, thậm chí khởi tố hình sự các tổ chức cá nhân vi phạm là yếu tố sống còn nhằm bảo vệ cộng đồng lúc này.
Phòng khám quốc tế bị xử phạt 20 triệu đồng
Ngày 14/5/2021, Chánh Thanh tra Sở Y tế Hà Nội Nguyễn Việt Cường cho biết, Phòng khám Đa khoa quốc tế Thu Cúc (số 216 Trần Duy Hưng, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội) bị xử phạt 20 triệu đồng do liên quan đến quá trình tiếp nhận, xử lý 2 ca bệnh COVID-19 là vợ chồng Giám đốc Công ty Đầu tư xây dựng số 2 Hà Nội (Hacinco).
Ông Nguyễn Văn Thanh |
Trước đó, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội cho biết, liên quan đến BN 3634 (ông Nguyễn Văn Thanh, 44 tuổi, Giám đốc Công ty Hacinco) và BN 3633 (vợ ông Thanh, 42 tuổi, địa chỉ tại quận Thanh Xuân, Hà NộI) mắc COVID-19 đã xác định 2 ca mắc COVID-19 (tiếp xúc sau khi ông Thanh về Hà Nội) và 150 trường hợp F1. Hai vợ chồng ông Thanh trở về từ Đà Nẵng sau nghỉ lễ 30/4 và 1/5. Cả hai có biểu hiện dịch tễ như ho, sốt, đau họng nhưng không khai báo mà còn tham gia liên hoan, ăn uống đông người. Đáng chú ý, trong tình hình dịch bệnh COVID-19 có nhiều diễn biến phức tạp, ông Thanh và vợ đã đi lễ, đi họp, liên hoan, tiếp khách, chơi golf... tại nhiều quận, huyện trên địa bàn Hà Nội.
Ngày 9/5, lúc 9h30 bệnh nhân đưa vợ đi khám tại Phòng khám Đa khoa quốc tế Thu Cúc. Ở đây, bệnh nhân tiếp xúc với nhân viên y tế có mặc đầy đủ bảo hộ. Tuy nhiên, phòng khám không tiếp nhận điều trị và tư vấn bệnh nhân đi về. Ngày 12/5, hai vợ chồng bệnh nhân đi khám tại Bệnh viện Hữu Nghị, được lấy mẫu làm xét nghiệm và cho kết quả dương tính với SARS-CoV-2.
Tổng Công ty Đầu tư và phát triển nhà Hà Nội sau đó đã tạm đình chỉ chức vụ Giám đốc Công ty Đầu tư xây dựng số 2 với ông Nguyễn Văn Thanh do vi phạm về phòng chống dịch COVID-19. Chiều 14/5, Trung tướng Nguyễn Hải Trung - Giám đốc Công an Hà Nội đã giao các đơn vị nghiệp vụ nghiên cứu hồ sơ để điều tra, làm rõ hành vi của ông Thanh vì có dấu hiệu làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người.
Ngày 13/5/2021, Cơ quan CSĐT Công an TP. Đà Nẵng cũng quyết định khởi tố vụ án hình sự liên quan đến hành vi “vi phạm quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động, về an toàn ở nơi đông người” tại thẩm mỹ viện AMIDA (Đà Nẵng). Đây là những bài học, những cảnh báo với những cá nhân, tổ chức vi phạm về quy định phòng, chống dịch bệnh COVID-19.
Một diễn biến khác, cũng liên quan đến vụ việc của ông Thanh: Tối 14/5, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật (CDC) Hà Nội xác nhận thêm một trường hợp dương tính SARS-CoV-2, là vợ của bác sĩ Bệnh viện Phổi Trung ương mắc COVID-19 được phát hiện trước đó. Người này cùng chồng (bác sĩ Bệnh viện Phổi Trung ương) và mẹ từ Đà Nẵng về Hà Nội ngày 2/5. Trường hợp này cũng có mặt trên chuyến bay từ Đà Nẵng về Hà Nội ngày 2/5. Đây cũng chính là chuyến bay đưa 2 vợ chồng giám đốc Hacinco từ Đà Nẵng về Hà Nội.
Phó giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Viết Nhung, Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương cho biết, phòng làm việc của bác sĩ này đã được khử khuẩn, những trường hợp tiếp xúc đã được cách ly. “May mắn là bác sĩ này làm việc trong phòng chương trình, không liên quan đến khu vực điều trị cho bệnh nhân. Toàn bộ đơn vị này cũng làm việc trực tuyến nên có khá ít trường hợp tiếp xúc”, ông Nhung nói.
Như vậy, đến 15/5, đã xác định được có ít nhất 5 người, trong đó có 3 người đi cùng chuyến bay với bệnh nhân Thanh và 2 người tiếp xúc trực tiếp trong cuộc họp công ty tại Hà Nội đã mắc COVID-19.
Công nhân Công ty Cổ phần sản xuất hàng thể thao - Tân Đệ sát khuẩn tay trước khi vào ca. |
Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) Đặng Quang Tấn cho biết, diễn biến các nguồn lây nhiễm liên quan đến Hà Nam, Vĩnh Phúc, Yên Bái đã được kiểm soát, không có khả năng lây lan ra cộng đồng. Tuy nhiên, nguy cơ dịch xâm nhập và bùng phát tại các khu công nghiệp (KCN) đã hiệu hữu. Điều đó đã được chứng minh thực tế bằng việc số ca trong các KCN tại Đà Nẵng, Bắc Giang, Bắc Ninh đang gia tăng nhanh.
Tại Bắc Ninh, đa số các trường hợp bệnh tập trung tại chùm ca bệnh ở huyện Thuận Thành và bắt đầu ghi nhận một số ca bệnh tại KCN. Còn tại Bắc Giang, hầu hết các ca bệnh liên quan đến KCN Vân Trung, từ một công ty đã lan sang nhiều công ty. Ngoài ra, những công nhân mắc bệnh đã làm lây nhiễm bệnh cho người dân ở khu vực xung quanh. Nếu không quản lý chặt chẽ ổ dịch tại KCN thì nguy cơ xuất hiện các chùm ca bệnh lớn ngoài cộng đồng là rất cao.
Đối với nguồn lây nhiễm liên quan đến Đà Nẵng, đã ghi nhận 134 trường hợp mắc bệnh từ chùm ca bệnh tại cơ sở mát-xa và có liên quan đến quán bar New Phương Đông (quận Hải Châu), thẩm mỹ viện AMIDA... Ngoài ra, ngày 12/5, Đà Nẵng ghi nhận chùm ca bệnh công ty Tân Trường Minh (KCN An Đồn) với số lượng ca mắc đến nay là 45 ca.
Theo ông Tấn, mặc dù chùm lây nhiễm tại khu công nghiệp này đã bước đầu được kiểm soát, nhưng nguồn lây nhiễm tại Đà Nẵng chưa được xác định rõ nên có khả năng ghi nhận các ca bệnh ở những khu vực khác. Các tỉnh khác có ca nhiễm liên quan đến TP. Đà Nẵng vẫn có thể xuất hiện ca mới, phải sẵn sàng truy vết, khoanh vùng nhanh.
Trước tình trạng đó, Hà Nội đã có những quyết định xác đáng, thể hiện sự quyết liệt cao độ trong phòng cống dịch. Để đánh giá nguy cơ dịch bệnh, Sở Y tế TP. Hà Nội đề nghị chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã xét nghiệm toàn bộ những người đã đến Đà Nẵng từ ngày 1/5 đến 14/5 và yêu cầu người dân tự cách ly, theo dõi sức khỏe tại nhà trong 21 ngày kể từ ngày rời Đà Nẵng. Đối với những người đến Đà Nẵng trong khoảng thời gian này nhưng không khai báo y tế, UBND các quận, huyện, thị xã cần rà soát, lập danh sách bổ sung, yêu cầu cách ly ở nhà đủ 21 ngày. Những người rời Đà Nẵng chưa quá 28 ngày nếu có biểu hiện ho, sốt, khó thở hoặc có các triệu chứng nghi ngờ nhiễm COVID-19 thì chuyển ngay đến các cơ sở y tế cách ly, điều trị kịp thời.
Bên cạnh đó, dù các ổ dịch đã trong tầm kiểm soát, nhưng Ban chỉ đạo quốc gia về phòng chống dịch COVID-19 cho rằng trong cộng đồng đã có mầm bệnh, nên dịch có thể bùng phát bất cứ lúc nào, lây nhiễm cho bất cứ ai. Đó là vấn đề được nêu ra tại cuộc họp của Ban chỉ đạo chiều 14/5 do Phó thủ tướng Vũ Đức Đam, trưởng Ban Chỉ đạo, chủ trì.
Phó thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam yêu cầu các địa phương phải thực hiện rất nghiêm túc vì nếu không, "chỉ 2 ngày cũng có thể thành ổ dịch mới". Bộ Y tế phải tăng cường nhóm tình nguyện viên hỗ trợ thông tin quản lý các trường hợp F2, F3, ngoài công cụ nhắn tin bằng máy, qua mạng thì tiếp tục gọi điện thoại trực tiếp.
Từ thực tế có khoảng 2.000 người sinh sống ở Hà Nội đang làm việc trong các KCN ở Bắc Ninh, Bắc Giang, các chuyên gia cũng cho rằng chính quyền các tỉnh có khu công nghiệp ghi nhận ca nhiễm phải thông báo, phối hợp quản lý với các địa phương mà người làm việc sinh sống. Phó thủ tướng Vũ Đức Đam nêu rõ các địa phương chống dịch nhưng không được "ngăn sông cấm chợ", gây ách tắc.
Hà Nội chủ động các biện pháp và trang thiết bị y tế phòng, chống dịch Covid- 19 TTTĐ - Ban Chỉ đạo công tác phòng, chống dịch Covid-19 thành phố Hà Nội vừa ban hành Thông báo số 33/TB-BCĐ về kết luận ... |
Chủ tịch UBND TP Chu Ngọc Anh: Không có ngoại lệ trong công tác phòng, chống dịch Covid- 19 TTTĐ - Chiều 3/12, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Chu Ngọc Anh đã ... |
Nhiều người dân Hà Nội chủ quan, không đeo khẩu trang phòng, chống dịch Covid- 19 TTTĐ - Để hạn chế tối đa sự lây lan của dịch bệnh, thành phố Hà Nội đã đưa ra chế tài xử phạt 13 ... |
Vinamilk đồng hành cùng “khúc ruột miền Trung” chống dịch Covid- 19 TTTĐ - Cùng với Bộ Y tế đang tập trung toàn lực hỗ trợ “chia lửa” với Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi dập dịch ... |
Một bộ phận giới trẻ Hà Nội vẫn lơ là trong phòng, chống Covid 19 TTTĐ - Khi Hà Nội xuất hiện 2 trường hợp nhiễm Covid-19, báo động nguy cơ lây lan ra cộng đồng, cả thành phố bắt ... |
Hà Nội “tái kích hoạt” toàn bộ công tác phòng, chống dịch Covid- 19 TTTĐ - Nhận định công tác phòng chống dịch Covid-19 trong giai đoạn mới có thể khó khăn, phức tạp hơn thời gian trước, Chủ ... |
Những chiến sĩ áo trắng trên tuyến đầu chống đại dịch Covid 19 Chỉ tính 40 năm vừa qua loài người đã trải qua 5 đại dịch lớn: Năm 1981 ghi nhận ca nhiễm HIV/AIDS, Dịch SARS (2002 ... |
Mượn máy xét nghiệm Covid 19, sao không tôn vinh, khen thưởng người cho mượn? Có người ủng hộ mấy triệu đồng mua khẩu trang, vài chục bộ quần áo bảo hộ chống Covid 19 còn biểu dương, ngợi khen ... |
Hà Nội phân bổ 650 tỷ đồng cho người nghèo vay khắc phục thiệt hại dịch Covid -19 TTTĐ- UBND thành phố Hà Nội đã phê duyệt Kế hoạch phân bổ 650 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách thành phố ủy thác ... |
Tuổi trẻ Sơn Tây chung tay, quyết tâm đẩy lùi dịch bệnh Covid 19 TTTĐ - Được sự quan tâm của Thành đoàn Hà Nội, Tập đoàn FPT, sáng ngày 9/4, Thị đoàn Sơn Tây đã triển khai lắp ... |
Hà Nội giám sát chặt chẽ, ngăn chặn không để dịch bệnh Covid- 19 lây lan TTTĐ- Ngày 18/3, Văn phòng UBND TP Hà Nội vừa thông báo kết luận của Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung, Trưởng Ban Chỉ ... |
Tuổi trẻ Thủ đô đồng hành cùng nhân dân Vĩnh Phúc chiến thắng Covid-19 TTTĐ - Chiều 21/2, Thành đoàn Hà Nội tổ chức đoàn công tác đến tỉnh Vĩnh Phúc, trực tiếp tặng thanh thiếu nhi và người ... |
Công văn hỏa tốc của Bộ Y tế về việc kiểm tra hồ sơ công bố sản phẩm diệt khuẩn tay không dùng nước TTTĐ - Để thực hiện đúng các quy định về quản lý trang thiết bị y tế, ngày 18/2, Bộ Y tế đã có Công ... |