Tag

Sữa học đường đã có tiêu chuẩn chính thức

Sức khỏe 24/12/2019 16:50
aa
TTTĐ - Ngày 5/12/2019, Bộ Y tế ban hành Thông tư số 31/2019/TT/BYT quy định yêu cầu với các sản phẩm sữa tươi sử dụng trong Chương trình sữa học đường. Theo đó, sữa học đường phải bảm đảm đủ 21 vi chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của trẻ em, góp phần cải thiện tình trạng thiếu vi chất tại Việt Nam.

Sữa học đường đã có tiêu chuẩn chính thức

Bài liên quan

Sữa học đường: Phản đối bổ sung vi chất, chúng ta có đang quay lưng lại với khoa học?

Ban hành Thông tư, phụ huynh tin tưởng hơn vào chất lượng sữa học đường

Phản đối bổ sung đa vi chất vào Sữa học đường: Đạo đức hay tội ác?

Vì sao phải bổ sung 21 vi chất vào sữa học đường?

Bộ Y tế: Bổ sung 21 loại vi chất vào sữa học đường là cần thiết

Hơn 3 năm để có được tiêu chuẩn sữa học đường

Vào năm 2016, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình sữa học đường và giao Viện Dinh dưỡng chủ trì, phối hợp với Cục An toàn thực phẩm và các đơn vị liên quan tiến hành nghiên cứu, tổng hợp nhu cầu vitamin, khoáng chất ở trẻ Việt Nam và quy định của quốc tế, đề xuất bổ sung vào sữa dùng cho Chương trình sữa học đường phù hợp với các nhóm đối tượng trẻ em mẫu giáo, tiểu học.

Trong quá trình tìm ra tiêu chuẩn chính thức, Bộ Y tế đã có quy định tạm thời về tiêu chuẩn sữa học đường. Tuy nhiên, không phải địa phương nào cũng thực hiện những quy định này bởi vì nó chỉ là “quy định tạm thời”. Dù đã diễn ra khá nhiều cuộc họp giữa các cơ quan quản lý, cơ quan chuyên môn, doanh nghiệp sản xuất để đưa ra được kết quả sau cùng nhưng trong thời gian qua, vẫn có không ít cuộc tranh luận xung quanh vấn đề quy định về sản phẩm sữa tươi dùng cho chương trình sữa học đường.

Với Thông tư 31/2019/TT/BYT, điều này đã được quy định rõ ràng, chính thức. Theo đó, đối với các vi chất dinh dưỡng trong các sản phẩm sữa tươi phục vụ Chương trình sữa học đường, Thông tư của Bộ Y tế yêu cầu phải bảo đảm đủ 21 vi chất dinh dưỡng với hàm lượng được quy định cụ thể: Vitamin D3, canxi, sắt, vitamin A, E, C, B1, B2, B3, B5, B6, B7, B12, axit folic, vitamin K1, kẽm, đồng, i-ốt, selen, phospho, magie. Trong Thông tư 31, có những chi tiết được trích ra lý giải ngắn gọn nhưng rất khoa học và sát thực tiễn. Ví dụ, trong điều 4 của thông tư, 3 vi chất là vitamin B12, vitamin B7, i-ốt được nói rõ: “Không đưa ngưỡng tối đa vì hàm lượng vitamin B2, biotin đã có sẵn trong sữa ở mức cao và i-ốt có sẵn trong sữa theo mùa vụ” …

Bổ sung vi chất vào sữa học đường – quy định mới nhưng không xa lạ

Sữa và sản phẩm từ sữa là một thực phẩm có mặt trong tháp dinh dưỡng hợp lý do Viện dinh dưỡng khuyến nghị
Sữa và sản phẩm từ sữa là một thực phẩm có mặt trong tháp dinh dưỡng hợp lý do Viện dinh dưỡng khuyến nghị

Sữa và các sản phẩm từ sữa đóng vai trò quan trọng về dinh dưỡng và chế độ ăn hàng ngày của mọi người thuộc mọi lứa tuổi. Đây là sản phẩm chứa nhiều vitamin, chất dinh dưỡng và dễ hấp thụ. Chính vì vậy, sữa là loại thực phẩm không thể thiếu trong hầu hết các tháp dinh dưỡng, khẩu phần ăn tiêu chuẩn tại Việt Nam cũng như các nước trên thế giới.

Người tiêu dùng dễ dàng mua các sản phẩm sữa tại Việt Nam
Người tiêu dùng dễ dàng mua các sản phẩm sữa tại Việt Nam

Tại Việt Nam, các loại sữa tươi được bổ sung vitamin và khoáng chất vốn không xa lạ với người tiêu dùng và dễ dàng mua được tại các siêu thị lớn đến các tiệm tạp hóa một cách dễ dàng.

Với nhiều bậc phụ huynh đây chính là nguồn bổ sung năng lượng và vi chất dinh dưỡng hiệu quả cho con em của họ. Vì vậy, có thể nói, việc quy định sản phẩm sữa của chương trình sữa học đường cần phải có các vitamin và khoáng chất cần thiết theo thông tư của Bộ Y tế đã đáp ứng được nhu cầu thực tế về vi chất dinh dưỡng của trẻ em ở lứa tuổi học đường, cải thiện tình trạng thiếu hụt vi chất tại nước ta.

Theo Viện dinh dưỡng, với mức quy định về vi chất trong sản phẩm cho chương trình Sữa học đường theo thông tư của Bộ Y tế thì có thể đáp ứng được khoảng 30% nhu cầu của các em.

Chị Thu Hà (Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết: "Nhà tôi có ba con nhỏ đang tham gia chương trình Sữa học đường. Do đó, những thông tin về sữa học đường tôi rất quan tâm. Vừa qua, Bộ Y tế đã ban hành thông tư cụ thể về việc bổ sung 21 vi chất vào sữa học đường, giúp đáp ứng được đến 30% nhu cầu cần thiết cho các cháu nên tôi cảm thấy rất tin tưởng, từ nay, sữa con tôi uống hàng ngày đã được kiểm tra cụ thể đúng theo tiêu chuẩn".

Không còn lý do để “trì hoãn”

Mặc dù Chương trình sữa học đường đã được đưa ra từ lâu, mục đích, ý nghĩa của nó thì ai cũng thấy: Cải thiện tầm vóc người Việt. Báo chí đã nói nhiều về điều này nhưng tính đến thời điểm này mới chỉ có 17/63 tỉnh, thành cả nước triển khai Chương trình sữa học đường. Phải chăng các địa phương chưa triển khai vì còn tâm lý “chờ đợi” các quy định cụ thể từ Bộ Y tế?

Hiện nay, chiều cao người Việt Nam đang bị xếp vào hàng thấp thứ 4 thế giới, cụ thể chiều cao trung bình đối với nam là 162,1cm và nữ giới là 152,2cm. Tỷ lệ trẻ em Việt Nam còi xương, suy dinh dưỡng, thiếu máu vẫn ở mức rất cao so với thế giới, trong đó tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng thể thấp còi lên tới 24,6%. Đây là một hiện trạng đáng buồn vì phần lớn trẻ em Việt Nam mới sinh đều có chiều dài tương đương với trẻ em sinh ra tại các quốc gia khác trên thế giới (trên 50cm), nhưng từ 3 tuổi trở lên, khoảng cách chiều cao của trẻ em Việt Nam cách biệt dần và dần bị trẻ em thế giới bỏ xa.

Empty
Chương trình Sữa học đường tại Nhật Bản và Thái Lan
Chương trình Sữa học đường tại Nhật Bản và Thái Lan

Trong khi đó, tại Việt Nam hiện nay chỉ khoảng 30% dân số biết và có thói quen tiêu dùng sữa, các sản phẩm từ sữa và lượng tiêu thụ trung bình vẫn còn rất thấp. Trong số 30% dân số sử dụng sữa thì trẻ em cũng chỉ chiếm xấp xỉ 30%. Nhiều nước trên thế giới như: Nhật Bản, Thái Lan, Hàn Quốc, Anh, Mỹ… đã và đang thực hiện Chương trình sữa học đường từ rất sớm, giúp phát triển thể lực, tầm vóc của nhiều thế hệ và tạo thói quen sử dụng sữa hàng ngày cho trẻ em.

Hy vọng rằng, tiêu chuẩn chung cho sữa học đường vừa được công bố sau hơn 3 năm nghiên cứu, thảo luận sẽ tạo điều kiện để các địa phương vốn còn “chần chừ” trong việc thực hiện Chương trình sữa học đường vì chờ đợi các quy định cụ thể thì nay đã có thể tích cực triển khai để học sinh địa phương được uống sữa.

Đọc thêm

Tiêu hủy lô sản phẩm Estro Skin Royal không đảm bảo chất lượng Tin Y tế

Tiêu hủy lô sản phẩm Estro Skin Royal không đảm bảo chất lượng

TTTĐ - Sở Y tế ra thông báo 2980/SYT-NVD về việc đình chỉ lưu hành, thu hồi và tiêu hủy lô sản phẩm Estro Skin Royal không đảm bảo chất lượng.
Tăng cường công tác phòng, chống mù lòa cho người dân Tin Y tế

Tăng cường công tác phòng, chống mù lòa cho người dân

TTTĐ - Nhằm tăng cường cơ hội tiếp cận của người dân với dịch vụ dự phòng, phát hiện sớm, điều trị và phục hồi chức năng mắt, giảm tỷ lệ các bệnh gây mù lòa, Sở Y tế Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 2838/KH-SYT về việc phòng chống mù lòa trên địa bàn thành phố năm 2024.
Đảm bảo công tác dinh dưỡng trong bệnh viện Chung tay vì an toàn thực phẩm

Đảm bảo công tác dinh dưỡng trong bệnh viện

TTTĐ - Sở Y tế Hà Nội ban hành Kế hoạch số 2884/KH-SYT ngày 25/6 về việc kiểm tra, giám sát thực hiện quy chế chuyên môn công tác dinh dưỡng trong bệnh viện năm 2024.
Hà Nội ghi nhận thêm 84 ca mắc sốt xuất huyết Tin Y tế

Hà Nội ghi nhận thêm 84 ca mắc sốt xuất huyết

TTTĐ - Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố (CDC) Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 21/6 đến ngày 28/6), toàn thành phố ghi nhận 84 ca mắc sốt xuất huyết; ghi nhận 30 ca mắc tay chân miệng, giảm 17 ca so với tuần trước.
Nỗi lo thừa cân, béo phì mỗi dịp nghỉ hè Chung tay vì an toàn thực phẩm

Nỗi lo thừa cân, béo phì mỗi dịp nghỉ hè

TTTĐ - Mỗi dịp hè đến, để con có được kỳ nghỉ “xả hơi” đúng nghĩa, nhiều phụ huynh thường cho con ăn uống và ngủ nghỉ thoải mái, khiến cân nặng của các con tăng vọt chỉ trong thời gian ngắn.
Hiểm hoạ từ… ăn rau sống Chung tay vì an toàn thực phẩm

Hiểm hoạ từ… ăn rau sống

TTTĐ - Rau sống là một món rất thông dụng trong ẩm thực Việt Nam. Tuy nhiên, theo các chuyên gia y tế, cần hết sức cẩn thận khi ăn món ăn quen thuộc này.
Phi thường 10.000km - Con số “biết nói” của lòng nhân ái Sức khỏe

Phi thường 10.000km - Con số “biết nói” của lòng nhân ái

TTTĐ - Năm 2021, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức đã triển khai hoạt động kết nối các nhà hảo tâm hỗ trợ những chuyến xe nghĩa tình, phi lợi nhuận để những người bệnh có hoàn cảnh khó khăn được trở về nhà sau quá trình điều trị tại bệnh viện với chi phí 0 đồng.
Nguy cơ nhiễm sán, ký sinh trùng từ các món ốc, cua đá nướng Chung tay vì an toàn thực phẩm

Nguy cơ nhiễm sán, ký sinh trùng từ các món ốc, cua đá nướng

TTTĐ - Bệnh viện Đặng Văn Ngữ (Hà Nội) thuộc Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương đã tiếp nhận bé trai 7 tuổi (Tuyên Quang) trong tình trạng tổn thương phổi, ngực đau tức, khó thở nghi do nhiễm sán lá phổi.
Ngộ độc sau khi ăn sâu ban miêu Chung tay vì an toàn thực phẩm

Ngộ độc sau khi ăn sâu ban miêu

TTTĐ - Theo thông tin từ Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, Khoa Hồi sức Nội khoa và Chống độc của bệnh viện đã tiếp nhận và điều trị thành công cho nam bệnh nhân (42 tuổi, Yên Bái) bị ngộ độc sau ăn sâu ban miêu.
Nhiều tiện ích trong chăm sóc sức khỏe người dân Thủ đô Tin Y tế

Nhiều tiện ích trong chăm sóc sức khỏe người dân Thủ đô

TTTĐ - Phát biểu tại Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm 2024 thực hiện Đề án 06; đánh giá kết quả thí điểm lập Hồ sơ sức khỏe điện tử, cấp Lý lịch tư pháp trên ứng dụng VNeID và công bố vận hành một số ứng dụng, nền tảng của Đề án 06 trên địa bàn TP Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã đánh giá cao những thành công của Hà Nội.
Xem thêm