Tag

Tại sao hơn 8.000 trường học tại Nhật Bản phải đóng cửa?

Nhìn ra thế giới 03/11/2023 16:50
aa
TTTĐ - Nhật Bản có dân số già thứ hai trên thế giới sau Monaco. Theo thống kê, đất nước mặt trời mọc có 14,4 triệu trẻ em dưới 15 tuổi, chỉ chiếm 11,5% tổng dân số và ít hơn 4 triệu so với đầu những năm 2000.
Nữ thủ khoa chia sẻ phương pháp học tập hiệu quả Đại học Quốc gia Hà Nội thêm lĩnh vực được xếp hạng thế giới

Theo Bộ Giáo dục Nhật Bản, từ năm 2002 đến 2020, 8.580 trường công lập tại nước này đã phải đóng cửa do dân số ngày càng già hoá.

Trong số đó có khoảng 7.000 trường học hiện vẫn được duy trì: 74,1% được cải tạo thành các cơ sở hạ tầng phục vụ các mục đích công khác và chỉ có 2,9% dự kiến bị phá dỡ.

Ma-nơ-canh mang phong cách nhân vật lịch sử Nhật Bản được trưng bày tại bảo tàng khoai lang được tạo ra trong lớp học tại một trường tiểu học cũ ở Namegata, quận Ibaraki. ẢNH: AFP
Ma-nơ-canh nhân vật lịch sử Nhật Bản trưng bày tại bảo tàng khoai lang, được cải tạo từ một trường tiểu học cũ ở Namegata (Ảnh: AFP)

Ví dụ như trường Tiểu học Ashigakubo (thị trấn Yokose, tỉnh Saitama), một phần kết cấu được xây dựng từ năm 1903 được bảo tồn, với các gian phòng gỗ đầy hoài niệm được khôi phục làm địa điểm tổ chức sự kiện cho trẻ em hoặc có khi được cho thuê làm phim trường, địa điểm hóa trang, tạo nguồn thu cho địa phương. Một phần trường Ashigakubo giờ được dùng làm nơi sơ tán trong trường hợp có thiên tai.

Ngôi trường này có tuổi đời hơn một thế kỷ đã không thể kéo dài thêm tuổi thọ của mình và bị buộc phải đóng cửa vào năm 2009. Khi ấy, vài chục học sinh còn lại đã rời trường sang học ở trường khác đông học sinh hơn.

Một trường học cũ ở vùng Kochi đã được một tổ chức phi lợi nhuận chăm sóc rùa biến hồ bơi thành thủy cung. Một trường khác ở tỉnh Mie thành cửa hàng bán đĩa vinyl (đĩa than) với khoảng 40.000 đĩa hát tại hai phòng học cũ.

Tại thị trấn Namegata, dân số giảm 20% xuống còn khoảng 30.000 người từ năm 2009 đến năm 2023. Số trẻ em giảm hơn một phần ba và số trường học giảm từ 22 xuống còn 7 trường.

Một trong những trường học không sử dụng ở Namegata đã được một công ty mua lại và biến nó thành một tổ hợp công viên giải trí nông nghiệp với các cửa hàng nông sản và khu hội chợ ẩm thực. Nơi đây còn được có riêng cả một bảo tàng cho món khoai lang - đặc sản của địa phương.

Các địa phương phải tìm cách cải tạo các trường học cho các mục đích sử dụng khác, tránh lãng phí và giảm thiểu việc phải dỡ bỏ những cơ sở này (Ảnh: AFP)
Các địa phương phải tìm cách cải tạo các trường học cho các mục đích sử dụng khác, tránh lãng phí và giảm thiểu việc phải dỡ bỏ những cơ sở này (Ảnh: AFP)

Tetsuro Kinoshita, người quản lý Làng nông dân Namegata cho biết: “Điều này khiến người dân hài lòng, tạo việc làm và tiếp tục sản xuất đặc sản khoai lang địa phương”.

Thị trưởng Namegat, Shuya Suzuki chia sẻ: “Đây là một trong những trường hợp điển hình về việc tái sử dụng trường học trong nước. Tuy nhiên, nhiều trường học buộc phải đóng cửa vì việc cải tạo đòi hỏi chi phí rất cao”.

Tỷ lệ sinh ở Nhật Bản vẫn đang trên đà giảm đều. Năm 2022, tỷ lệ sinh đã xuống tới mức thấp kỷ lục là 1,26 từ mức 1,57 vào năm 1990 bất chấp một loạt biện pháp của chính phủ nhằm đảo ngược tình trạng này.

Trong khi đó, theo Bộ Nội vụ và Truyền thông Nhật Bản, tính tới ngày 15/9/2023, số người trên 80 tuổi ở Nhật Bản đã tăng thêm 270.000 người so với cùng kỳ năm ngoái lên 12,59 triệu người. Đây là lần đầu tiên tỷ lệ người trên 80 tuổi ở nước này vượt ngưỡng 10% trong tổng dân số khoảng 124,6 triệu người.

Đọc thêm

Ngành Du lịch Cuba được dự báo sẽ bùng nổ tăng trưởng Nhìn ra thế giới

Ngành Du lịch Cuba được dự báo sẽ bùng nổ tăng trưởng

TTTĐ - Theo báo cáo Du lịch Toàn cầu, Cuba sẽ là một trong những điểm đến bùng nổ tăng trưởng 3 chữ số trong thập kỷ tới.
Phụ nữ Nhật Bản mong muốn được “giữ họ” sau kết hôn Nhìn ra thế giới

Phụ nữ Nhật Bản mong muốn được “giữ họ” sau kết hôn

Nhật Bản là quốc gia duy nhất trên thế giới quy định vợ chồng phải sử dụng cùng họ. Nhưng sau nhiều thập kỷ áp dụng luật này, mong muốn thay đổi đang gia tăng.
Nhật Bản thúc đẩy du lịch để tái thiết tỉnh Fukushima Nhìn ra thế giới

Nhật Bản thúc đẩy du lịch để tái thiết tỉnh Fukushima

TTTĐ - Nhằm thúc đẩy phát triển và kích cầu du lịch mạnh mẽ, cơ quan Tái thiết tổ chức sự kiện giới thiệu đến người dân Việt Nam “Sức hấp dẫn của ẩm thực” và “Sức hấp dẫn của du lịch” tỉnh Fukushima và các tỉnh lân cận thuộc vùng Tohoku của Nhật Bản. Đây là một trong chuỗi hoạt động hướng tới tái thiết tỉnh Fukushima sau thảm họa động đất sóng thần vùng Đông Bắc Nhật Bản năm 2011.
Hỗ trợ các dự án nghệ thuật giữa Vương quốc Anh và Việt Nam Nhìn ra thế giới

Hỗ trợ các dự án nghệ thuật giữa Vương quốc Anh và Việt Nam

TTTĐ - Hội đồng Anh vừa thông báo Chương trình Tài trợ hợp tác quốc tế (International Collaboration Grants) với tổng giá trị tài trợ 1 triệu bảng Anh.
Top 9 tỷ phú tự thân trẻ có sức ảnh hưởng trên thế giới Nhìn ra thế giới

Top 9 tỷ phú tự thân trẻ có sức ảnh hưởng trên thế giới

TTTĐ - Theo chuyên trang đánh giá và xếp hạng hàng đầu của Anh London Reviews xếp hạng Top 9 tỷ phú tự thân trẻ nhất có sức ảnh hưởng trên thế giới.
7 địa điểm xem pháo hoa tại Singapore đêm Giao thừa Nhìn ra thế giới

7 địa điểm xem pháo hoa tại Singapore đêm Giao thừa

TTTĐ - Trong thời khắc chuyển giao từ năm cũ sang năm mới, bầu trời đêm Singapore sẽ trở thành một sân khấu hoành tráng cho các màn trình diễn pháo hoa đầy màu sắc.
Bài học từ Singapore cho chiến lược phát triển công nghiệp bán dẫn Nhìn ra thế giới

Bài học từ Singapore cho chiến lược phát triển công nghiệp bán dẫn

TTTĐ - Bài học từ Singapore có thể được áp dụng trong chiến lược phát triển tại nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
Nguyên nhân tăng viêm phổi ở trẻ em tại nhiều quốc gia Nhìn ra thế giới

Nguyên nhân tăng viêm phổi ở trẻ em tại nhiều quốc gia

TTTĐ - Ngoài Trung Quốc, một loạt các quốc gia như Đan Mạch, Pháp, Hà Lan và gần đây nhất là Mỹ đều ghi nhận ghi nhận số ca viêm phổi liên quan đến vi khuẩn có tên gọi Mycoplasma gia tăng.
38% người Châu Âu không đủ 3 bữa ăn một ngày Nhìn ra thế giới

38% người Châu Âu không đủ 3 bữa ăn một ngày

TTTĐ - Một cuộc khảo sát gần đây cho thấy giá cả tăng cao đã đẩy gần 1/3 người dân Châu Âu vào tình trạng tài chính “bấp bênh”. Hơn một nửa người tại Châu Âu cho biết ngân sách của họ đã bị thắt chặt trong 3 năm qua.
Thành phố nào có chi phí sinh hoạt đắt đỏ nhất năm 2023? Nhìn ra thế giới

Thành phố nào có chi phí sinh hoạt đắt đỏ nhất năm 2023?

TTTĐ - Theo bảng xếp hạng Economist Intelligence Unit (EIU, trụ sở ở Anh), Singapore và và Zurich (Thụy Sĩ) cùng đứng đầu danh sách thành phố có chi phí sinh hoạt đắt đỏ nhất thế giới năm 2023.
Xem thêm