Tag
Hội thảo trực tuyến về Bảo hiểm thất nghiệp

Tăng cường kết nối thị trường lao động - đồng hành cùng thanh niên

Lao động - Việc làm 24/12/2021 13:53
aa
TTTĐ - Chiều 24/12, Báo Tuổi trẻ Thủ đô phối hợp với Cục Việc làm, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Quận đoàn Hoàn Kiếm tổ chức hội thảo “Bảo hiểm thất nghiệp: Tăng cường kết nối thị trường lao động - đồng hành cùng thanh niên".
Tăng cường kết nối thị trường lao động, đồng hành cùng thanh niên Đảm bảo hỗ trợ người lao động, doanh nghiệp từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp đúng thời hạn Hội thảo trực tuyến: Bảo hiểm thất nghiệp - Điểm tựa cho lao động trẻ
Tăng cường kết nối thị trường lao động - đồng hành cùng thanh niên

Hội thảo được tổ chức nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ, đoàn viên, thanh niên về Bảo hiểm thất nghiệp trong tiến trình lao động, lập thân, lập nghiệp, góp sức vào công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Tới dự chương trình có các ông: Lê Quang Trung, nguyên Phó Cục trưởng Phụ trách Cục Việc làm (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội); Trần Tuấn Tú, Trưởng phòng Bảo hiểm thất nghiệp - Cục Việc làm (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội); Lê Anh Tuấn, Trung tâm Dịch vụ việc làm thanh niên Hà Nội; Nguyễn Mạnh Hưng, Tổng Biên tập Báo Tuổi trẻ Thủ đô.

Tăng cường kết nối thị trường lao động - đồng hành cùng thanh niên
Hội thảo trực tuyến “Bảo hiểm thất nghiệp: Tăng cường kết nối thị trường lao động - đồng hành cùng thanh niên" do báo Tuổi trẻ Thủ đô tổ chức

Hội thảo còn có sự tham gia của 200 bạn trẻ, đoàn viên, thanh niên trên cả nước.


13h55

Phát biểu khai mạc tại chương trình, ông Nguyễn Mạnh Hưng, Tổng Biên tập Báo Tuổi trẻ Thủ đô nhấn mạnh: Đại dịch COVID-19 đã và đang khiến thị trường lao động nước ta phải đối mặt với tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng khi tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm tăng lên mức rất cao.

Tăng cường kết nối thị trường lao động - đồng hành cùng thanh niên
Ông Nguyễn Mạnh Hưng, Tổng Biên tập Báo Tuổi trẻ Thủ đô

Cung - cầu lao động mất cân bằng ở hầu hết các địa bàn, ngành nghề; Đồng thời thu nhập bình quân tháng của người lao động sụt giảm mạnh so với trước đại dịch. Với nhiều lợi ích thiết thực, chính sách bảo hiểm thất nghiệp đã và đang trở thành điểm tựa giúp người lao động ổn định cuộc sống, đóng góp vào sự vững mạnh của hệ thống an sinh xã hội.

Trong bối cảnh đó, hôm nay, Báo Tuổi trẻ Thủ đô phối hợp với Cục Việc làm, Quận đoàn Hoàn Kiếm tổ chức Hội thảo "Bảo hiểm thất nghiệp: “Tăng cường kết nối thị trường lao động - đồng hành cùng thanh niên". Tôi mong sẽ có nhiều câu hỏi của các bạn đoàn viên, thanh niên đối với các chuyên gia.

Tăng cường kết nối thị trường lao động - đồng hành cùng thanh niên
Quang cảnh hội thảo

14h00

Những tác động tiêu cực từ đại dịch đã làm cơ cấu lao động bị đảo chiều. Trong hoàn cảnh đó, bảo hiểm thất nghiệp là một trong những giải pháp để cân bằng cơ cấu ngành nghề khi những chính sách hỗ trợ người lao động và doanh nghiệp là giải pháp cho đào tạo việc làm chất lượng, phát triển kinh tế số và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

Tuy nhiên nhìn ở góc độ tích cực, đó lại là “cơ hội”, “mảnh đất tốt” gieo những mầm sống có khát vọng mãnh liệt, vươn lên trong thử thách khó khăn. Và trong những thời điểm gian nan, thử thách gay gắt nhất, cộng đồng người lao động đặc biệt là người lao động trẻ luôn nhận được sự quan tâm của Đảng và Chính phủ với những chính sách hỗ trợ kịp thời.

Sau thành công của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, bầu cử đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp mở ra giai đoạn mới trong phát triển đất nước với phương hướng hoạt động đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2045.

Tăng cường kết nối thị trường lao động - đồng hành cùng thanh niên
Hội thảo “Bảo hiểm thất nghiệp: Tăng cường kết nối thị trường lao động - đồng hành cùng thanh niên" được tổ chức trực tiếp kết hợp trực tuyến đến các điểm cầu trên cả nước

Đảng, Nhà nước cấp ủy chính quyền các địa phương đều tin tưởng, trao cơ hội cho thanh niên được học tập, rèn luyện để trưởng thành trong sự phát triển chung của đất nước. Để hiểu rõ hơn về những thay đổi về cơ cấu lao động trong đại dịch cũng như những câu chuyện “vượt bão” không cam chịu đói nghèo của lao động trẻ, tại hội thảo, các bạn trẻ được dõi phóng sự ngắn về bảo hiểm thất nghiệp do báo Tuổi trẻ Thủ đô thực hiện.


14h10

Ban Tổ chức đã nhận được nhiều câu hỏi từ các bạn trẻ đang theo dõi hội thảo trực tuyến.

Ba bâu hỏi đầu tiên gửi tới ông Lê Quang Trung, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học - Lao động và Xã hội và ông Trần Tuấn Tú, Trưởng phòng Bảo hiểm thất nghiệp - Cục Việc làm, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội là: Hiện tại tôi đang làm công nhân da giày. Do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 nên hiện tại tôi đang nghỉ và không có lương. Với chủ đề của buổi hội thảo hôm nay là "Bảo hiểm thất nghiệp: Tăng cường kết nối thị trường lao động - đồng hành cùng thanh niên", cho tôi hỏi nếu muốn tìm kiếm công việc mới tôi phải làm thế nào? Tôi có phải mất thêm chi phí để tìm việc mới không? Tôi đã đóng đầy đủ bảo hiểm thất nghiệp từ khi đi làm, đến nay đã được 3 năm.


14h15

Câu hỏi 1 được ông Trần Tuấn Tú giải đáp: Nếu người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp thì theo Điều 54, người lao động được tư vấn giới thiệu việc làm miễn phí. Người lao động có thể liên hệ với bất cứ trung tâm dịch vụ việc làm nào do Bộ lao động - Thương binh và Xã hội quản lý. Ngoài ra, người lao động có thể liên hệ với trung tâm dịch vụ việc làm của các bộ ngành, đoàn thể, chính trị.

Tăng cường kết nối thị trường lao động - đồng hành cùng thanh niên
Ông Trần Tuấn Tú, Trưởng phòng Bảo hiểm thất nghiệp, Cục Việc làm (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

14h20

Câu hỏi 2 và 3 dành cho ông Lê Quang Trung - nguyên Phó Cục trưởng Phụ trách Cục Việc làm - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội gồm: Xin ông cho biết COVID-19 đã tác động đến lao động - việc làm như thế nào? Xin ông cho biết dự báo về việc làm trong thời gian này và xu hướng trong những năm tới?

Ông Lê Quang Trung cho rằng, chủ đề hội thảo rất trúng và bổ ích với thanh niên cũng những người lao động hiện nay. Đây là lần thứ tư dịch bệnh bùng phát và nước ta và tác động trực tiếp vào các khu công nghiệp, người lao động. Vì thế, nếu không cẩn thận sẽ đứt gẫy chuỗi sản xuất.

Tăng cường kết nối thị trường lao động - đồng hành cùng thanh niên
Ông Lê Quang Trung, nguyên Phó Cục trưởng Phụ trách Cục Việc làm (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

Theo thống kê trên thế giới có 1/6 số lượng thanh niên phải ngừng việc kéo theo thu nhập giảm. Trong nước, dịch bệnh cũng tác động trực tiếp đế 28,2 triệu lao động, gần 400.000 doanh nghiệp. Tác động bởi dịch bệnh không chỉ trước mắt mà còn lâu dài, tác động đến tuyển dụng, đào tạo, thị trường, con người…

Riêng năm 2020, người xin việc hơn 1 triệu người; Trong đó có nhiều ngành công nghiệp chế biến, dịch vụ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Vì thế, bảo hiểm thất nghiệp được coi là phao cứu sinh cho người lao động. Hơn nữa, bảo hiểm thất nghiệp còn có chức năng điều tiết, quản trị thị trường lao động.

Tăng cường kết nối thị trường lao động - đồng hành cùng thanh niên
Ông Lê Quang Trung phát biểu tại hội thảo

Dự báo về việc làm thời gian tới, ông Trung cho rằng, thời gian qua thị trường động có chuyển biến tích cực, chuyển dịch từ nông thôn sang khu vực sang thành thị; Chuyển từ lao động thủ công sang lao động trình độ. Năm 2022 và 2023, nền kinh tế còn bị ảnh hưởng bởi đại dịch, dù khả năng cuối năm 2022 dịch đỡ hơn, thị trường lao động sẽ tích cực hơn. Dự báo nhóm ngành nghề liên quan đến công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, thực phẩm và công nghệ số. Ba nhóm ngành này trong những năm tới sẽ phát triển mạnh.

Ông Trung mong muốn các bạn thanh niên tận dụng cơ hội của mình, nâng cao trình độ để giữ chỗ hay thăng tiến trong nghề, đáp ứng nhu cầu thị trường lao động. Bên cạnh đó, các bạn chưa tham gia bảo hiểm thất nghiệp cũng trang bị cho mình các kiến thức ngành nghề có xu hướng, đáp ứng thị trường lao động, chuẩn bị hành trang đi vào thị trường lao động.


14h45

Một bạn trẻ tham dự tại hội trường đặt câu hỏi: Người làm việc trong đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo một phần kinh phí có tham gia bảo hiểm thất nghiệp thì có được hưởng chính sách hỗ trợ của quỹ bảo hiểm thất nghiệp không?

Tăng cường kết nối thị trường lao động - đồng hành cùng thanh niên
Bạn trẻ đặt câu hỏi về bảo hiểm thất nghiệp tại hội thảo

Theo ông Trần Tuấn Tú, người lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm ngày 30/9/2021 (có tên trong danh sách tham gia bảo hiểm thất nghiệp của cơ quan bảo hiểm xã hội), không bao gồm các trường hợp sau: Người lao động đang làm việc tại cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị vũ trang Nhân dân.

Người lao động đang làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập do ngân sách nhà nước bảo đảm chi thường xuyên theo quy định tại Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ngày 21/6/2021 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập và các quy định pháp luật hiện hành về tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập.

Điều 9 Nghị định 60/2021/NĐ-CP quy định cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập phân loại mức tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công như sau: Đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư; Đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm chi thường xuyên; Đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm một phần chi thường xuyên; Đơn vị sự nghiệp công do Nhà nước bảo đảm chi thường xuyên.

Tăng cường kết nối thị trường lao động - đồng hành cùng thanh niên
Ông Trần Tuấn Tú, Trưởng phòng Bảo hiểm thất nghiệp, Cục Việc làm

Như vậy, nếu bạn là người lao động làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập do ngân sách Nhà nước bảo đảm chi thường xuyên thì sẽ không thuộc trường hợp được hỗ trợ COVID-19 từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp.

Trường hợp bạn là người lao động làm việc tại các đơn vị sự nghiệp công lập khác thì vẫn thuộc trường hợp được hỗ trợ nếu đáp ứng điều kiện đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm 30/9/2021.


14h50

Một bạn đoàn viên khác đặt câu hỏi gửi tới ông Lê Quang Trung: Xin ông cho biết giải pháp nào hỗ trợ người lao động học nghề từ nguồn kinh phí bảo hiểm thất nghiệp?

Tăng cường kết nối thị trường lao động - đồng hành cùng thanh niên
Bạn trẻ đặt câu hỏi gửi tới ông Lê Quang Trung

Theo ông Trung, giải pháp chủ đạo là về phía người học nghề. Đây cũng được coi là giải pháp đột phá. Người học nghề phải tự tìm hiều về các nghề thị trường lao động đang cần và các trung tâm đào tạo nghề tốt.

Người học nghề phải đánh giá bản thân mình, năng lực, mong muốn, hoàn cảnh… Để học nghề cho đúng. Đối với người sử dụng lao động cần quan tâm: Tuyển người được đào tạo phù hợp với công việc mình cần, phải có chính sách đãi ngộ, tạo điều kiện cho họ thăng tiến.

Tăng cường kết nối thị trường lao động - đồng hành cùng thanh niên
Ông Lê Quang Trung

Đối đối doanh nghiệp phải thực sự quan tâm đến đào tạo nghề. Doanh nghiệp phải đầu tư, tận dụng ưu điểm trong bảo hiểm thất nghiệp để đào tạo nghề miễn phí. Muốn đào tạo tốt, doanh nghiệp với cở sở đào tạo nghề phải phối hợp chặt chẽ.

Bên cạnh đó, trung tâm giới thiệu việc làm phải tư vấn, hướng dẫn cho người lao động.


15h00

Các bạn trẻ tham gia hội thảo tiếp tục đặt câu hỏi. Một bạn trẻ đến từ Đồng bằng sông Cửu Long gửi tới chương trình hai câu hỏi. Câu hỏi 1: Em làm công ty được gần 2 năm rồi em nghỉ. Sau đó, em lại đi làm công ty khác được 3 tháng. Em lại nghỉ được 6 tháng. Công ty đều đóng bảo hiểm. Em có được trợ cấp tiền thất nghiệp do ảnh hưởng của COVID-19 không ạ? Em có được hỗ trợ gì khi tìm kiếm công việc mới hay không?

Câu hỏi 2: Hội thảo hôm nay là "Bảo hiểm thất nghiệp: Tăng cường kết nối thị trường lao động - đồng hành cùng thanh niên", vậy cho tôi hỏi việc kết nối thị trường lao động có đến được những vùng sâu, vùng xa như nơi tôi đang ở hay không, tôi đang ở huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp?

Tăng cường kết nối thị trường lao động - đồng hành cùng thanh niên
Bạn trẻ từ Đồng bằng sông Cửu Long gửi câu hỏi đến hội thảo

Ông Trần Tuấn Tú cho biết, theo quy định nếu bạn tham gia bảo hiểm thất nghiệp sẽ được tư vấn, giới thiệu việc làm. Bạn có thể liên hệ dịch vụ công tại địa phương sẽ tư vấn miễn phí.

Bên cạnh đó, hệ thống dịch vụ việc làm trong Đồng Tháp rất phát triển. Có nhiều hình thức để kết nối việc làm đến từng bản vùng sâu, xa. Vì vậy, các bạn trẻ có thể liên hệ với Trung tâm Dịch vụ việc làm Đồng Tháp để tư vấn, giới thiệu việc làm miễn phí.

Tăng cường kết nối thị trường lao động - đồng hành cùng thanh niên
Ông Trần Tuấn Tú trả lời câu hỏi của bạn trẻ đến từ Đồng Tháp

15h10

Có thể nói trong bối cảnh dịch bệnh phức tạp và khó lường như hiện nay, bảo hiểm thất nghiệp không chỉ là trợ cấp mà còn rao cho cơ hội mới về nghề nghiệp; Thật sự trở thành điểm tựa của người lao động và người sử dụng lao động, được các ngành, các cấp và xã hội đánh giá cao.

Bảo hiểm thất nghiệp chính là “phao cứu sinh” cho việc ổn định cuộc sống, là bàn đạp để người lao động có thể quay lại thị trường lao động sớm nhất và hiệu quả nhất.

Mời độc giả theo dõi phóng sự ngắn để hiểu thêm về bảo hiểm thất nghiệp và trợ cấp thất nghiệp.


15h30

Các bạn trẻ đặt câu hỏi tới ông Lê Anh Tuấn, đại diện Trung tâm Dịch vụ việc làm thanh niên Hà Nội để hiểu thêm những hỗ trợ cho các bạn thanh niên trong vấn đề việc làm, kinh nghiệm về lựa chọn nghề nghiệp, chính sách về bảo hiểm thất nghiệp...

Là người gắn bó nhiều năm với công tác Đoàn và các bạn thanh niên, anh cho biết, vai trò của Đoàn trong việc hỗ trợ các bạn trẻ, nhất là khi họ gặp khó khăn, mất việc làm trong giai đoạn giãn cách?

Đã từng tư vấn rất nhiều các chương trình về nghề nghiệp cho thanh niên, theo anh, các bạn trẻ ngày nay đang bị thiếu hụt những kỹ năng gì? Họ cần được trang bị những gì để nâng cao sức cạnh tranh, dễ tìm kiếm cơ hội việc làm trong thị trường lao động đầy biến động hiện nay?

Anh đánh giá như thế nào về các chính sách hỗ trợ bảo hiểm thất nghiệp? Có ý kiến cho rằng, bảo hiểm thất nghiệp vừa là “bà đỡ” vừa là “cứu cánh” cho người lao động. Theo anh, làm thế nào để ngày càng nhiều các bạn trẻ biết đến chính sách này?

Tăng cường kết nối thị trường lao động - đồng hành cùng thanh niên
Quang cảnh hội thảo trực tuyến

Ông Lê Anh Tuấn cho biết, Trung tâm Dịch vụ việc làm thường xuyên tư vấn, giới thiệu việc làm cho các bạn trẻ và nhận thấy, ngoài ảnh hưởng của dịch COVID-19 chúng ta phải nói đến sự tác động của cuộc cách mạng 4.0 với nhiều thách thức nhưng cũng mang đến nhiều cơ hội cho các bạn trẻ.

Các bạn phải có tư duy thay đổi để thích ứng với thế giới đổi thay. Khi tư duy như vậy, các bạn sẽ nắm bắt cơ hội. Hai năm qua, Trung tâm được Thành đoàn Hà Nội giao hỗ trợ, chăm lo cả vật chất và tinh thần cho các bạn trẻ: Tư vấn việc làm, khởi nghiệp và phát triển kỹ năng.

Trung tâm đã cố gắng tạo ra chuỗi tư vấn việc làm, khởi nghiệp cho các bạn trẻ. Trong đó, năm 2021, trung tâm đã thực hiện chương trình tư vấn tại 120 trường trong và ngoài Hà Nội. Định hướng năm 2022 là đến 150 trường.

Tăng cường kết nối thị trường lao động - đồng hành cùng thanh niên
Ông Lê Anh Tuấn, Trung tâm Dịch vụ việc làm thanh niên Hà Nội

“Chúng tôi giúp các bạn khám phá được năng lực bản thân; Điểm mạnh, điểm yếu là gì (đầu năm 2022 sẽ ra mắt bản đồ hướng nghiệp; Hiểu về thế giới việc làm trong tương lai (qua việc thống kê 10 lĩnh việc, ngành nghề tiềm năng trong tương lai); Hướng dẫn các bạn lập bản kế hoạch nghề nghiệp; Đào tạo quản lý tài chính, quản trị nhân sự… Tất cả các hoạt động này đều miễn phí”, ông Tuấn nhấn mạnh.

Ông Lê Anh Tuấn cũng lưu ý các bạn trẻ muốn làm việc tốt phải có 3 yếu tố “kiến thức - kỹ năng - thái độ làm việc". Trung tâm sẽ giúp các bạn rèn luyện những kỹ năng này. Thông qua các chương trình tư vấn, trung tâm sẽ lan tỏa các chính sách như bảo hiểm thất nghiệp đến các bạn đoàn viên, thanh niên.


16h00

Một bạn trẻ từ Thành phố Hồ Chí Minh đặt câu hỏi cho ông Trần Tuấn Tú: Xin ông cho biết con số cụ thể về những lao động được kết nối việc làm từ chính sách bảo hiểm thất nghiệp năm 2021. Tôi tham gia bảo hiểm thất nghiệp được một năm sau đó chốt sổ bảo hiểm vào tháng 5/2021, do dịch không làm hồ sơ để hưởng bảo hiểm thất nghiệp được nên đã quá hạn. Làm thế nào để tôi vẫn được hưởng chế độ bảo hiểm thất nghiệp?

Tăng cường kết nối thị trường lao động - đồng hành cùng thanh niên
Một bạn trẻ từ Thành phố Hồ Chí Minh gửi câu hỏi đến ông Trần Tuấn Tú qua ứng dụng Zoom

Theo ông Tuấn Tú, do ảnh hưởng của dịch bệnh, số người thất nghiệp, mất việc làm rất lớn. Tuy nhiên, theo thông kế, số doanh nghiệp thành lập mới và số lao động quay trở lại làm việc thời gian gần đây đã tốt hơn.

Việc kết nối việc làm không chỉ qua bảo hiểm thất nghiệp mà còn có nhiều kênh khác nhau. Với chính sách bảo hiểm thất nghiệp thì người lao động được tư vấn, giới thiệu việc làm miễn phí. Số lượng người cần tư vấn rất lớn.

Theo thống kê 11 tháng năm 2021 có trên 1,64 triệu lượt người được tư vấn, tìm việc làm miễn phí qua kênh bảo hiểm thất nghiệp. Bên cạnh đó, nhiều lao động được tư vấn, giới thiệu việc làm qua kênh các đoàn thể chính trị khác như Đoàn Thanh niên.

Tăng cường kết nối thị trường lao động - đồng hành cùng thanh niên
Ông Trần Tuấn Tú trả lời câu hỏi của bạn trẻ ở Thành phố Hồ Chí Minh

Theo quy định, sau khi chấm dứt hợp đồng 3 tháng, người lao động có nhu cầu sẽ liên hệ với cơ quan bảo hiểm tại địa phương để được hưởng bảo hiểm thất nghiệp. Có nhiều phương thức để nộp hồ sơ hưởng chính sách hỗ trợ bảo hiểm thất nghiệp, ví dụ như ủy quyền cho người khác khi có chứng nhận của chính quyền địa phương. Một số trường hợp bất khả kháng như thiên tai, dịch bệnh có thể nộp hồ sơ qua đường bưu điện.


16h15

Chính sách bảo hiểm với nhiệm vụ và vai trò “người chỉ lối” sẽ dẫn dắt thanh niên và doanh nghiệp nhanh chóng gặp được nhau, giải quyết được bài toán về nguồn nhân lực.

Mời độc giả theo dõi phóng sự về điều kiện, mức hưởng, thủ tục đăng kí bảo hiểm thất nghiệp và minh chứng thực tế khi bảo hiểm thất nghiệp không chỉ là trợ cấp mà còn là chính sách “chỉ đường” cho thanh niên “thắng bão”.


16h30

Bạn trẻ tiếp theo gửi câu hỏi đến ông Lê Quang Trung: Xin ông cho biết về hoạt động của những trung tâm dịch vụ việc làm hỗ trợ người lao động, nhất là lao động trẻ?

Tăng cường kết nối thị trường lao động - đồng hành cùng thanh niên
Bạn trẻ gửi câu hỏi tới chương trình

Theo ông Lê Quang Trung, trung tâm việc làm có chức năng tư vấn, giới thiệu, hỗ trợ các dự án; Tổ chức đào tạo, kết nối việc làm cho người lao động… Các trung tâm dịch việc làm được thành lập từ năm 1990 không vì lợi nhuận. Với thanh niên, trung tâm giới thiệu việc làm có vị trí đặc biệt. Trung tâm tư vấn, kết nối cung cầu… cho những người mới bước vào độ tuổi lao động.

Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ như vậy, các trung tâm có nhiều hoạt động: Tạo mối quan hệ với doanh nghiệp, cơ sở đào tạo việc làm để kết nối với người lao động. Trung tâm còn có chức năng thực hiện các chương trình, dự án khởi sự doanh nghiệp để có nhiều việc làm phù hợp với người lao động hơn.

Tăng cường kết nối thị trường lao động - đồng hành cùng thanh niên
Ông Lê Quang Trung: Trung tâm dịch vụ việc làm tư vấn, kết nối cung cầu… cho những người mới bước vào độ tuổi lao động

16h40

Một bạn trẻ tiếp tục đặt câu hỏi với ông Lê Quang Trung: Là người am hiểu về nhân sự, lao động, ông cho lời khuyên với các bạn thanh niên nên làm thế nào để phát huy thế mạnh của mình trong việc lựa chọn nghề nghiệp?

Ông Trung cho rằng, các bạn trẻ phải tự tin khi bước vào thị trường lao động. Nếu các bạn tham gia thị trường lao động rồi, thì các bạn phải biết nâng cao trình độ, kỹ năng, trình độ thái độ. Vấn đề nào chưa rõ, các bạn có thể liên hệ trực tiếp đến cơ quan có nhiệm vụ để họ tư vấn, giúp đỡ để bước vào thị trường lao động.


16h45

Tại chương trình, các bạn trẻ cũng dành câu hỏi cho đại diện báo Tuổi trẻ Thủ đô: Được biết Báo Tuổi trẻ Thủ đô cùng 4 tờ báo của Đoàn (Tiền Phong, Thanh niên, Tuổi trẻ Thủ đô và Tuổi trẻ Thành phố Hồ Chí Minh) ký kết với Cổng thông tin Chính phủ về tuyên truyền công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu niên. Những dự định của Báo Tuổi trẻ Thủ đô trong việc đồng hành cùng các thanh niên trong tìm kiếm việc làm; Tuyên truyền các chính sách bảo hiểm, nhất là bảo hiểm thất nghiệp cho đoàn viên, thanh niên?

Tăng cường kết nối thị trường lao động - đồng hành cùng thanh niên
Ông Nguyễn Mạnh Hưng, Tổng Biên tập báo Tuổi trẻ Thủ đô

Ông Nguyễn Mạnh Hưng, Tổng Biên tập báo Tuổi trẻ Thủ đô cho biết: Với trách nhiệm là cơ quan báo chí của Đoàn, chúng tôi luôn cố gắng truyền tải thông điệp Hà Nội với cả nước. Các chính sách liên quan đến khởi nghiệp, đời sống dân sinh… cũng được báo phản ánh, cập nhật đầy đủ.

Thời gian qua, báo Tuổi trẻ Thủ đô là một trong 4 báo của Đoàn ký kết chương trình phối hợp với Văn phòng Chính phủ để thông tin các hoạt động của Chính phủ nhanh nhất đến các bạn trẻ. Đây là vinh dự cũng là trách nhiệm rất nặng nề.

Báo tuổi trẻ Thủ đô luôn là cầu nối, kết nối các bạn trẻ với các doanh nghiệp trong nghề nghiệp, việc làm. Ngoài ra, báo còn có nhiều hoạt động xã hội hỗ trợ những hoàn cảnh khó khăn nhất là những dịp Tết đến, Xuân về hay đầu năm học mới.


16h55

Trải qua 3 tiếng thực hiện, hội thảo đã giải đáp các thắc mắc về chính sách bảo hiểm thất nghiệp; Quyền lợi, lợi ích của người lao động về bảo hiểm thất nghiệp, toàn bộ điều kiện, mức hưởng, thủ tục hưởng... Đồng thời, hội thảo đã cho thấy rõ được vai trò của bảo hiểm thất nghiệp đối với hàng triệu người lao động, đặc biệt là lao động trẻ, giúp họ có nguồn tài chính, tìm được việc làm, vượt qua giai đoạn khó khăn để duy trì cuộc sống.

Mặt khác, bảo hiểm thất nghiệp cũng giúp người sử dụng lao động không bị áp lực về tài chính khi không phải chi trả trợ cấp thôi việc, mất việc làm cho người lao động. Bảo hiểm thất nghiệp, tăng cường kết nối thị trường lao động chính là sự đồng hành của chính sách với người trẻ lập thân, lập nghiệp".


17h00

Phát biểu bế mạc hội thảo, ông Nguyễn Mạnh Hưng, Tổng Biên tập báo Tuổi trẻ Thủ đô nhấn mạnh: Qua 3 tiếng tổ chức đã có 12 bạn đặt câu hỏi cho chuyên gia với 29 nội dung. Các câu hỏi đều được các chuyên gia giải đáp chi tiết.

Tăng cường kết nối thị trường lao động - đồng hành cùng thanh niên
Ông Nguyễn Mạnh Hưng, Tổng Biên tập báo Tuổi trẻ Thủ đô phát biểu bế mạc hội thảo

“Năm 2022 còn nhiều khó khăn do dịch bệnh nhưng tôi tin rằng, trong cái khó, bằng sự nỗ lực của tuổi trẻ, Thủ đô của chúng ta nhất định sẽ vượt qua. Mỗi người sẽ tìm được cho bản thân công việc thật tốt”, ông Nguyễn Mạnh Hưng nhấn mạnh.

Tăng cường kết nối thị trường lao động - đồng hành cùng thanh niên
Các đại biểu dự hội thảo trực tiếp kết hợp trực tuyến "Bảo hiểm thất nghiệp: Tăng cường kết nối thị trường lao động - đồng hành cùng thanh niên" do báo Tuổi trẻ Thủ đô tổ chức

Dịp này, ông Nguyễn Mạnh Hưng cũng gửi lời cảm ơn, tri ân sâu sắc đến các đơn vị luôn đồng hành cùng báo suốt thời gian qua.

Đọc thêm

Hơn 196.000 người lao động ở Hà Nội được giải quyết việc làm Lao động - Việc làm

Hơn 196.000 người lao động ở Hà Nội được giải quyết việc làm

TTTĐ - 10 tháng của năm 2024, thành phố Hà Nội đã giải quyết việc làm cho 196.260 người lao động, đạt 118,9% kế hoạch.
Báo Tuổi trẻ Thủ đô thông báo tuyển dụng Biên tập viên, phóng viên Lao động - Việc làm

Báo Tuổi trẻ Thủ đô thông báo tuyển dụng Biên tập viên, phóng viên

TTTĐ - Báo Tuổi trẻ Thủ đô thông báo tuyển dụng Biên tập viên, phóng viên, kế toán
Thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực bán dẫn Việt Nam - Nhật Bản Lao động - Việc làm

Thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực bán dẫn Việt Nam - Nhật Bản

TTTĐ - Trong hai ngày 29 - 30/10, Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Fukuoka phối hợp với Viện Nghiên cứu Khoa học Tổng hợp, Đại học Kyushu và Tổ chức hỗ trợ nguồn nhân lực nước ngoài tại Nhật Bản tổ chức“Hội thảo khoa học đổi mới sáng tạo và phát triển nguồn nhân lực chất bán dẫn Việt Nam - Nhật Bản”.
Five Grains với bài toán quản trị nhân sự vững mạnh và cởi mở Lao động - Việc làm

Five Grains với bài toán quản trị nhân sự vững mạnh và cởi mở

TTTĐ - Five Grains hiểu rằng việc tuyển dụng không chỉ đơn thuần là tìm kiếm người có năng lực mà còn phải phù hợp với văn hóa của công ty. Mỗi ứng viên đều được đánh giá dựa trên cả kỹ năng chuyên môn lẫn sự đồng điệu với tầm nhìn chung của doanh nghiệp.
Tăng cường xử lý các vi phạm về an toàn, vệ sinh lao động Lao động - Việc làm

Tăng cường xử lý các vi phạm về an toàn, vệ sinh lao động

TTTĐ - Chính phủ vừa có Nghị quyết số 209/NQ-CP ngày 28/10/2024 ban hành Kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 31-CT/TW ngày 19/3/2024 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác an toàn, vệ sinh lao động trong tình hình mới (Kế hoạch)
Giải quyết việc làm cho người lao động kéo giảm tỷ lệ thất nghiệp Kinh tế

Giải quyết việc làm cho người lao động kéo giảm tỷ lệ thất nghiệp

TTTĐ - Phiên giao dịch và tư vấn việc làm huyện Ba Vì năm 2024 không chỉ góp phần giải quyết việc làm cho người lao động, giảm tỷ lệ thất nghiệp, đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn huyện và khu vực lân cận, mà còn cung cấp cho lực lượng lao động trẻ thông tin thị trường lao động, từ đó học hỏi, trang bị thêm kỹ năng và kiến thức cơ bản, khả năng thích nghi với những biến động của thị trường lao động.
Nơi giao lưu, kết nối quan trọng giữa người lao động và doanh nghiệp Lao động - Việc làm

Nơi giao lưu, kết nối quan trọng giữa người lao động và doanh nghiệp

TTTĐ - Phiên giao dịch việc làm trực tuyến kết nối 6 tỉnh, thành phố đã mang lại nhiều cơ hội cho người lao động và doanh nghiệp. Sự kiện thu hút 122 doanh nghiệp với hơn 44.504 vị trí tuyển dụng, tạo điều kiện kết nối hiệu quả giữa cung và cầu lao động.
Lao động người nước ngoài không được làm cán bộ công đoàn Lao động - Việc làm

Lao động người nước ngoài không được làm cán bộ công đoàn

TTTĐ - Được tham gia công đoàn nhưng người lao động nước ngoài tại Việt Nam không thể trở thành cán bộ công đoàn.
Tuyên truyền chính sách an toàn lao động, sức khỏe cho 200 công nhân Kinh tế

Tuyên truyền chính sách an toàn lao động, sức khỏe cho 200 công nhân

TTTĐ - Sáng 11/10, tại hội trường Huyện ủy Gia Lâm, Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Gia Lâm tổ chức buổi đối thoại, giao lưu trực tuyến, truyền thông chính sách năm 2024 chuyên đề “An toàn lao động và chăm sóc sức khỏe cho người lao động”.
Long An tổ chức xúc tiến lao động tại thành phố Okayama Nhật Bản Lao động - Việc làm

Long An tổ chức xúc tiến lao động tại thành phố Okayama Nhật Bản

TTTĐ - Nằm trong khuôn khổ chuyến công tác xúc tiến đầu tư và lao động tại các địa phương tại Nhật Bản, chiều 10/10, Đoàn công tác tỉnh Long An do Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Long An Nguyễn Thanh Hải làm Trưởng đoàn đã có buổi Hội thảo xúc tiến về lao động tỉnh Long An, Việt Nam với TP Okayama, Nhật Bản.
Xem thêm