Tag

Tầng lớp trung lưu Ấn Độ điêu đứng vì dịch Covid-19

Nhìn ra thế giới 14/06/2021 08:00
aa
TTTĐ - Ram Babu đã rời làng quê của mình đến thủ đô New Delhi vào năm 1980 với công việc rửa xe ô tô. Chẳng bao lâu, anh học lái xe và được nhận vào làm tài xế xe buýt du lịch. Nhiều thập kỷ sau, ông thành lập công ty riêng của mình là Madhubani Tours and Travels

Quay trở về điểm xuất phát

Vào tháng 3 năm ngoái, đợt phong tỏa đất nước nghiêm ngặt trên toàn Ấn Độ nhằm chống lại đại dịch Covid-19 đã đóng băng hoạt động kinh tế chỉ trong một đêm. Công việc kinh doanh của Babu cũng sụp đổ. Anh đã lái xe đưa gia đình trở về làng quê năm xưa của họ.

“Kể từ tháng 3 năm ngoái, chúng tôi đã không kiếm được một đồng rupee nào. Cả ba chiếc xe buýt của tôi đều đứng im hơn một năm nay. Chúng tôi hoàn toàn suy sụp”, Babu tâm sự.

Nền kinh tế Ấn Độ đang trên đà phục hồi sau khi làn sóng dịch bệnh tàn khốc khiến hàng triệu người Ấn Độ nhiễm bệnh, hàng trăm nghìn người tử vong và hàng triệu người phải ở yên trong nhà. Các trường hợp nhiễm mới Covid-19 hiện đang giảm dần nhưng đối với nhiều người dân Ấn Độ, tình hình chưa khả quan hơn do mất việc hay thu nhập bị giảm mạnh.

Các chuyên gia cho biết nhiều thập kỷ nỗ lực trong việc xóa đói giảm nghèo tại Ấn Độ đang bị thụt lùi. Khả năng tăng trưởng trở lại theo đúng định hướng của nền kinh tế Ấn Độ phụ thuộc vào số phận của tầng lớp trung lưu đông đúc. Tầng lớp này rất đa dạng, từ những người làm công ăn lương cho đến những chủ doanh nghiệp nhỏ như Babu.

 Các công nhân làm việc tại một công trường xây dựng ngày 11/6 (Ảnh: AP)
Các công nhân làm việc tại một công trường xây dựng ngày 11/6 (Ảnh: AP)

Mahesh Vyas, Giám đốc điều hành tại Trung tâm Giám sát Kinh tế Ấn Độ (CMIE) cho biết: “Làn sóng Covid-19 là đòn giáng mới nhất vào nền kinh tế Ấn Độ trong những năm gần đây. Cú sốc do Covid-19 gây ra đã ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế và tôi sợ rằng nó sẽ còn kéo dài”.

Những người nghèo đang chịu nhiều thiệt hại nhất từ ​​đại dịch. Tuy nhiên, theo ông Vyas, đây là lần đầu tiên trong vài thập kỷ, tầng lớp trung lưu của Ấn Độ phải hứng chịu cú sốc nặng nề như vậy.

Sau 40 năm làm việc chăm chỉ, là chủ sở hữu công ty du lịch, mỗi tháng ông Babu kiếm được khoảng 2.000 USD. Công việc kinh doanh suôn sẻ đến nỗi ông đã vay thêm tiền để mua chiếc xe buýt du lịch thứ ba.

Vào tháng 5/2020, ông đã sử dụng một trong những chiếc xe buýt đó để đưa vợ và ba con trở về làng Bhugol ở Bihar, một trong những bang nghèo nhất của Ấn Độ. Ông không còn đủ khả năng trả tiền thuê căn hộ một phòng ngủ khiêm tốn ở New Delhi.

Tầng lớp trung lưu giảm mạnh

Theo ước tính, quy mô tầng lớp trung lưu của Ấn Độ dao động từ 200 đến 600 triệu người. Tất cả chuyên gia kinh tế đều đồng ý rằng sự phát triển của tầng lớp này là cực kỳ quan trọng trong việc phục hồi nền kinh tế đất nước.

Nhà kinh tế Arun Kumar cho biết: “Họ là những người tiêu dùng chính. Nếu tiêu dùng của họ không hồi sinh và tăng trưởng, nền kinh tế gần như không thể phục hồi”.

Theo một phân tích từ Trung tâm Nghiên cứu Pew được công bố vào tháng 3, tầng lớp trung lưu của Ấn Độ, tức là nhóm có thu nhập 10-20 USD/ngày, đã giảm 32 triệu người so với ước tính giả định không có đại dịch. Sau một năm dịch bệnh hoành hành, số người ở tầng lớp này đã giảm xuống còn 66 triệu, tức là giảm 1/3 so với mức ước tính 99 triệu người đưa ra vào thời điểm trước dịch. Mức giảm này thậm chí hơn một nửa số người gia nhập tầng lớp trung lưu trong cả giai đoạn 2011 - 2019, với gần 57 triệu người.

Một người bán hoa quả tại Hyderabad, Ấn Độ (Ảnh: AP)
Một người bán hoa quả tại Hyderabad, Ấn Độ (Ảnh: AP)

Theo CMIE, việc phong tỏa do dịch bệnh đã khiến hơn 120 triệu người thất nghiệp. Nhiều người đã quay trở lại làm việc ngay sau khi phong tỏa kết thúc. Tuy nhiên, sự phục hồi chủ yếu tập trung vào các công việc được trả lương thấp trong lĩnh vực nông nghiệp và xây dựng.

Ông Babu vẫn phải đóng thuế kinh doanh đối với những chiếc xe bus. Số phận của các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng đang nằm trên bờ vực nguy hiểm. Ông lo sợ cuộc sống của mình đang bị đảo ngược. Trước đó, ông đã hy vọng cô con gái út, 13 tuổi, của mình có thể trở thành phi công. Tuy nhiên, bây giờ ông phải cố gắng kéo con gái ra khỏi trường học tại New Delhi. Giấc mơ mua nhà ở thành phố cũng đã tan thành mây khói vì không có khả năng chi trả.

“Tôi không quen với cuộc sống ở làng bây giờ. Tất cả mọi thứ chúng tôi sở hữu đều ở Delhi. Đáng lẽ tôi chỉ nên tiếp tục làm tài xế và sẽ không bị vướng vào mớ hỗn độn này”, ông Babu nói.

Báo cáo State of Working India 2021 của Đại học Azim Premji cũng cho thấy quá trình tìm kiếm việc làm của người dân khó khăn và bấp bênh hơn nhiều so với trước đại dịch.

Những điểm đến quốc tế mở cửa với du khách đã tiêm vaccine Covid-19 Những điểm đến quốc tế mở cửa với du khách đã tiêm vaccine Covid-19

Một số quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới đã mở cửa đón khách quốc tế đã tiêm vaccine Covid - 19 nhập cảnh. ...

Nguy cơ mắc hội chứng Guillain-Barré sau nhiễm Covid-19 Nguy cơ mắc hội chứng Guillain-Barré sau nhiễm Covid-19

TTTĐ - Các nhà khoa học Đại học Birmingham (Anh) cho biết nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh Covid-19 có thể dẫn đến phát triển hội ...

Bác sĩ chữa cho bệnh nhân Covid-19 cách xa 12 nghìn cây số Bác sĩ chữa cho bệnh nhân Covid-19 cách xa 12 nghìn cây số

TTTĐ - Anup Katyal, bác sĩ tại khoa chăm sóc đặc biệt ở bang Missouri, Mỹ, đáng lẽ phải được nghỉ ngơi sau ngày dài ...

Đọc thêm

Cuba: Đầu tư vào lĩnh vực khách sạn và nhà hàng tăng 112% Nhìn ra thế giới

Cuba: Đầu tư vào lĩnh vực khách sạn và nhà hàng tăng 112%

TTTĐ - Cuba đầu tư cho ngành “công nghiệp không khói” chiếm 36,5% trong tổng số 43,120 tỷ peso (1,796 tỷ USD) ngân sách dành cho phát triển trong nửa đầu năm nay.
Các chuyên gia Mỹ - Latinh khẳng định Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là nhà lý luận vĩ đại của chủ nghĩa xã hội Thế giới 24h

Các chuyên gia Mỹ - Latinh khẳng định Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là nhà lý luận vĩ đại của chủ nghĩa xã hội

Các chuyên gia ở Mỹ Latinh đã bày tỏ lòng tiếc thương, nêu bật vai trò, đóng góp của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Truyền thông Argentina đánh giá cao ý nghĩa của Hiệp định Geneva năm 1954 Nhìn ra thế giới

Truyền thông Argentina đánh giá cao ý nghĩa của Hiệp định Geneva năm 1954

Sau chiến thắng Điện Biên Phủ vang dội, Hiệp định Geneva về hòa bình cho Việt Nam năm 1954 là thắng lợi đầu tiên và vô cùng quan trọng của ngành ngoại giao Việt Nam; tạo tiền đề, cơ sở pháp lý cho cuộc kháng chiến lâu dài của Nhân dân Việt Nam.
Singapore mang loạt trải nghiệm hấp dẫn đến du khách Nhìn ra thế giới

Singapore mang loạt trải nghiệm hấp dẫn đến du khách

TTTĐ - Mùa hè này, quốc đảo Singapore sẽ mang đến hàng loạt trải nghiệm hấp dẫn đến du khách đến từ khắp nơi trên thế giới.
Vienna - thành phố đáng sống nhất thế giới Nhìn ra thế giới

Vienna - thành phố đáng sống nhất thế giới

TTTĐ - Thủ đô Vienna của Áo một lần nữa được “xướng tên” là thành phố đáng sống nhất trên thế giới.
Dự trữ vàng Ngân hàng Trung ương toàn cầu dự kiến sẽ tăng Nhìn ra thế giới

Dự trữ vàng Ngân hàng Trung ương toàn cầu dự kiến sẽ tăng

TTTĐ - Theo Hội đồng Vàng Thế giới, dự trữ vàng của các Ngân hàng Trung ương dự kiến sẽ tăng trong năm tới mặc dù giá vàng cao.
Tàu Thường Nga-6 hạ cánh xuống phần tối Mặt Trăng Nhìn ra thế giới

Tàu Thường Nga-6 hạ cánh xuống phần tối Mặt Trăng

Sáng 2/6, tàu Thường Nga-6 (Chang'e-6) đã hạ cánh xuống phần tối của Mặt Trăng, lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại tiến hành thu thập mẫu vật.
Hàn Quốc cần trên 62.000 lao động nước ngoài Nhìn ra thế giới

Hàn Quốc cần trên 62.000 lao động nước ngoài

Hàn Quốc sẽ cần khoảng 62.000 lao động thời vụ người nước ngoài để đáp ứng tình trạng thiếu nhân lực khu vực nông thôn trong mùa cao điểm.
Đưa quan hệ Việt Nam - Cuba sang giai đoạn đồng hành phát triển Nhìn ra thế giới

Đưa quan hệ Việt Nam - Cuba sang giai đoạn đồng hành phát triển

Vừa qua, tại La Habana, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang đã hội kiến với đồng chí Miguel Diaz-Canel, Bí thư Thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Cuba, Chủ tịch nước Cuba.
Cuba nỗ lực đảm bảo an sinh bất chấp khó khăn kinh tế Nhìn ra thế giới

Cuba nỗ lực đảm bảo an sinh bất chấp khó khăn kinh tế

Chủ tịch Cuba Miguel Díaz-Canel khẳng định nước này đang rất nỗ lực để đảm bảo lương thực cho người dân, giữa vô vàn khó khăn về kinh tế, bao gồm cả những trở ngại do bị bao vây cấm vận.
Xem thêm