Tag

Tăng sức mạnh cho sản phẩm OCOP nhờ dán tem truy xuất nguồn gốc

Nông thôn mới 13/06/2023 09:05
aa
TTTĐ - Hiện nay, để đẩy mạnh tiêu thụ nông sản, sản phẩm OCOP trong mọi tình huống, nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã trên địa bàn Thủ đô đã tham gia hệ thống điện tử ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng mã QR trong truy xuất nguồn gốc, nhằm minh bạch thông tin đối với nhà phân phối và người tiêu dùng.
Tạo điểm nhấn cho các sản phẩm OCOP của Thủ đô Phát triển sản phẩm OCOP gắn với giá trị của làng nghề truyền thống Phú Xuyên: Phát huy tiềm năng điểm du lịch khu vực ngoại thành Khai mạc hội chợ xúc tiến thương mại nông nghiệp, sản phẩm OCOP Hà Nội 2023 Quảng bá sản phẩm OCOP, khảm trai, sừng mỹ nghệ năm 2023

Nâng cao hiệu quả kinh tế

Trong sự phát triển bùng nổ của thị trường hàng hóa hiện nay thì vấn đề truy xuất nguồn gốc sản phẩm đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp luôn được đông đảo người tiêu dùng quan tâm. Bởi đây là những mặt hàng liên quan đến sức khỏe và việc truy xuất nguồn gốc sẽ đảm bảo niềm tin cho người tiêu dùng.

Chính vì vậy, giải pháp về truy xuất nguồn gốc sản phẩm là một yêu cầu mà rất nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã và các nhà sản xuất đặc biệt quan tâm. Để từ đó họ có thể cung cấp đến khách hàng những sản phẩm có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, chất lượng cao tránh được hiện tượng hàng giả, hàng nhái kém chất lượng…

Giám đốc Hợp tác xã Rau quả sạch Chúc Sơn (huyện Chương Mỹ) Hoàng Văn Thám cho biết: Hiện nay, việc kết nối, tiêu thụ sản phẩm của hợp tác xã được thực hiện đồng bộ với các kênh bán hàng hiện đại như hệ thống siêu thị lớn và sàn giao dịch thương mại điện tử.

Việc dán tem truy xuất nguồn gốc đã giúp sản phẩm OCOP như các loại rau, củ, quả của hợp tác xã minh bạch thông tin trên thị trường. Nhờ đó, nguồn rau của hợp tác xã tiêu thụ ổn định trong mọi tình huống, sản lượng khoảng 3 tấn/ngày, cung cấp, phân phối cho nhiều hệ thống siêu thị lớn (Big C, T-mart…), các bệnh viện lớn, các trường học... Sau khi trừ chi phí, mỗi năm hợp tác xã thu hơn 11 tỷ đồng.

Tăng sức mạnh cho sản phẩm OCOP nhờ dán tem truy xuất nguồn gốc
Việc các doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia ứng dụng sử dụng mã QR đã giúp doanh nghiệp và người tiêu dùng cùng ngăn chặn thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ bán trên thị trường

Cũng về vấn đề này, theo bà Đặng Thị Cuối, Giám đốc Hợp tác xã Sản xuất rau hữu cơ Cuối Quý (huyện Đan Phượng), toàn bộ sản phẩm rau của hợp tác xã đều sử dụng mã QR truy xuất nguồn gốc xuất xứ (tem, túi đựng sản phẩm). Việc này giúp hợp tác xã minh bạch thông tin tới người tiêu dùng về quy trình sản xuất, ngày thu hoạch và hạn sử dụng. Hiện, đầu ra của hợp tác xã là các trường mẫu giáo trong huyện Đan Phượng và cung cấp cho chuỗi cửa hàng thực phẩm sạch Bác Tôm, 6 chợ đầu mối trong vùng...

Đánh giá về hiệu quả của việc thực hiện phát triển hệ thống truy xuất nguồn gốc nông sản, sản phẩm OCOP trong thời gian qua, Phó Chánh Văn phòng Thường trực Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới Hà Nội Nguyễn Văn Chí cho biết: Hiện nay hệ thống truy xuất nguồn gốc nông sản thực phẩm thành phố đã hoàn thiện thủ tục quản lý và minh bạch thông tin của 653 doanh nghiệp với hơn 10.925 bộ mã truy xuất nguồn gốc sản phẩm nông, lâm, thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm.

“Thực tế cho thấy, việc các doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia ứng dụng sử dụng mã QR đã giúp doanh nghiệp và người tiêu dùng cùng ngăn chặn thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ bán trên thị trường. Qua đánh giá từ các cơ sở, sản phẩm nông nghiệp sản xuất an toàn theo chuỗi có tem nhãn đều bán được giá cao hơn sản phẩm sản xuất truyền thống 10-30%. Mặt khác, hệ thống điện tử (www.hn.check.vn và www.check.gov.vn) ứng dụng công nghệ thông tin trong sản xuất, tiêu thụ theo chuỗi từng bước nâng cao năng lực cho hợp tác xã, doanh nghiệp trong sản xuất, cung ứng sản phẩm. Đặc biệt, người tiêu dùng có thể dùng điện thoại thông minh truy xuất được ngày, tháng sản xuất, hạn sử dụng và nguồn gốc mặt hàng nên yên tâm về chất lượng”, ông Nguyễn Văn Chí nhấn mạnh.

Để sản phẩm OCOP trở thành thương hiệu mạnh

Theo Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng Nông thôn mới thành phố Hà Nội, thực hiện Chương trình OCOP, lũy kế đến nay, thành phố Hà Nội đã có 2.167 sản phẩm được đánh giá, công nhận. Trong đó, có 1.871 sản phẩm OCOP còn hiệu lực.

Với số lượng này, Hà Nội không chỉ là địa phương dẫn đầu cả nước về số lượng sản phẩm OCOP (đạt từ 3 sao trở lên), mà số sản phẩm OCOP cấp quốc gia đạt 5 sao, cũng nhiều nhất.

Một trong những cách làm hiệu quả của Hà Nội đó là tạo cơ hội cho các sản phẩm có mặt tại các hội chợ, triển lãm trong và ngoài nước. Đây là nơi gặp gỡ, trao đổi với các nhà phân phối, từ đó có những điều chỉnh sản xuất phù hợp theo yêu cầu của người tiêu dùng.

Thời gian qua, Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng Nông thôn mới thành phố Hà Nội đã phối hợp với các quận, huyện, thị xã của thành phố hỗ trợ chủ thể lựa chọn sản phẩm tham gia, hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ, chuẩn hóa sản phẩm tham gia đánh giá, phân hạng OCOP, trong đó có việc viết câu chuyện cho sản phẩm.

Tăng sức mạnh cho sản phẩm OCOP nhờ dán tem truy xuất nguồn gốc
Người tiêu dùng có thể dùng điện thoại thông minh truy xuất được ngày, tháng sản xuất, hạn sử dụng và nguồn gốc mặt hàng nên yên tâm về chất lượng

Mỗi năm, theo kế hoạch trong giai đoạn 2021 - 2025, thành phố sẽ đánh giá, phân hạng được 400 sản phẩm OCOP trở lên. Với nhiều dư địa để phát triển, việc thực hiện mục tiêu này của thành phố - sẽ giúp thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn và góp phần thiết thực vào Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới.

Nhằm đẩy mạnh phát triển các sản phẩm mới OCOP, ông Nguyễn Xuân Đại, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội cho biết: Các quận, huyện, thị xã tiếp tục chỉ đạo, hỗ trợ các chủ thể đánh giá, phân hạng lại các sản phẩm đã hết thời hạn (36 tháng); Tiếp tục hỗ trợ các chủ thể nâng cấp những sản phẩm OCOP đã được đánh giá, phân hạng hàng năm để dự thi nâng hạng sản phẩm OCOP.

Đồng thời, các địa phương tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại để đưa các sản phẩm nông sản chủ lực và sản phẩm OCOP vào các hệ thống siêu thị, cửa hàng kinh doanh nông sản, thực phẩm an toàn, cửa hàng kinh doanh đồ thủ công mỹ nghệ, điểm tư vấn giới thiệu và bán sản phẩm OCOP... để sản phẩm OCOP trở thành thương hiệu mạnh, được đông đảo người tiêu dùng trong nước và quốc tế nhận diện, tiêu thụ sản phẩm.

Trang thông tin có sự phối hợp của Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng Nông thôn mới thành phố Hà Nội

Đọc thêm

Bài 1: Đổi thay Phú Giáo Nông thôn mới

Bài 1: Đổi thay Phú Giáo

TTTĐ - Được tái lập từ ngày 20/8/1999, qua một phần tư thế kỷ kiến tạo và phát triển, huyện Phú Giáo (Bình Dương) đã xây dựng một bức tranh tươi đẹp trên vùng đất giàu truyền thống cách mạng. Góp phần không nhỏ vào sự phát triển của huyện là nhờ nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp ngày càng nâng cao Nông thôn mới

Hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp ngày càng nâng cao

TTTĐ - Nhằm khuyến khích, tạo điều kiện phát triển và nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức kinh tế tập thể, hợp tác xã, thành phố Hà Nội đã từng bước tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các đơn vị.
Luật Thủ đô: Mở hành lang phát triển nông nghiệp đô thị Nông thôn mới

Luật Thủ đô: Mở hành lang phát triển nông nghiệp đô thị

TTTĐ - Theo TS Cao Đức Phát, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, việc hoàn thiện Luật Thủ đô sẽ thúc đẩy phát triển nông nghiệp, nông thôn Hà Nội.
Người Đan Phượng "khoe" đặc sản trong ngày hội đại đoàn kết Nông thôn mới

Người Đan Phượng "khoe" đặc sản trong ngày hội đại đoàn kết

TTTĐ - Tối 13/11, Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc Cụm dân cư số 5, xã Thọ Xuân, huyện Đan Phượng, Hà Nội đã trở thành dịp để bà con trưng bày những thành tựu trong lĩnh vực văn hóa, kinh tế, chuyển đổi số...
Độc đáo “Sắc hoa trên miền di sản” Nông thôn mới

Độc đáo “Sắc hoa trên miền di sản”

TTTĐ - Làng nghề cây cảnh hoa giấy Phù Đổng được hình thành hơn 20 năm. Đến nay nghề trồng hoa giấy ở Phù Đổng ngày càng phát triển, trở thành nghề chính của xã với hàng trăm hộ trồng hoa.
Sôi nổi cuộc thi tìm hiểu pháp luật ngành Nông nghiệp tại Bình Dương Nông thôn mới

Sôi nổi cuộc thi tìm hiểu pháp luật ngành Nông nghiệp tại Bình Dương

TTTĐ - Ngày 8/11, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Dương đã tổ chức vòng chung kết Cuộc thi tìm hiểu pháp luật ngành Nông nghiệp lần thứ 12.
Hà Nội thúc đẩy tiêu thụ nông sản thông qua liên kết vùng Nông thôn mới

Hà Nội thúc đẩy tiêu thụ nông sản thông qua liên kết vùng

TTTĐ - Với quy mô sản xuất nông nghiệp hiện tại, Hà Nội chỉ đáp ứng được khoảng 35 - 70% nhu cầu tiêu dùng các nhóm hàng nông sản thực phẩm cho hơn 10 triệu dân sinh sống tại Thủ đô. Điều này đòi hỏi thành phố phải thúc đẩy chuỗi liên kết sản xuất - kinh doanh nông sản với các tỉnh thành trên cả nước.
Khai mạc triển lãm sản phẩm OCOP, làng nghề huyện Quốc Oai Nông thôn mới

Khai mạc triển lãm sản phẩm OCOP, làng nghề huyện Quốc Oai

TTTĐ - Ngày 7/11, Sở Công thương Hà Nội phối hợp với UBND huyện Quốc Oai tổ chức Triển lãm các sản phẩm OCOP (Chương trình mỗi xã một sản phẩm), thủ công mỹ nghệ và làng nghề huyện Quốc Oai năm 2024.
Người dân Thủ đô hào hứng trải nghiệm nông sản an toàn Nông thôn mới

Người dân Thủ đô hào hứng trải nghiệm nông sản an toàn

TTTĐ - Tối 6/11, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội phối hợp với UBND huyện Đan Phượng tổ chức Hội chợ sản phẩm làng nghề và nông sản thực phẩm an toàn.
Khai mạc hội chợ sản phẩm làng nghề, nông sản thực phẩm an toàn Nông thôn mới

Khai mạc hội chợ sản phẩm làng nghề, nông sản thực phẩm an toàn

TTTĐ - Tối 6/11, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội phối hợp với UBND huyện Đan Phượng tổ chức Hội chợ sản phẩm làng nghề và nông sản thực phẩm an toàn trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024.
Xem thêm