Tag
Bộ trưởng Bộ LĐ,TB&XH Đào Ngọc Dung:

Tăng tuổi nghỉ hưu, không có chuyện người già tranh chấp chỗ của người trẻ

Thời sự 29/05/2019 14:32
aa
TTTĐ- Xung quanh nội dung của dự thảo Bộ Luật lao động (sửa đổi) đang được xin ý kiến Quốc hội về các phương án điều chỉnh tăng tuổi nghỉ hưu. Trao đổi với báo chí bên hành lang Quốc hội sáng 29/5, Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐ,TB & XH) Đào Ngọc Dung khẳng định: “ Tăng tuổi hưu, không có chuyện người già tranh chấp chỗ của người trẻ, quan chức giữ ghế này để làm việc. Chúng ta tính là cho tương lai, cho thế hệ sau”.

Tăng tuổi nghỉ hưu, không có chuyện người già tranh chấp chỗ của người trẻ

Bộ trưởng Bộ LĐ,TB & XH Đào Ngọc Dung trả lời báo chí sáng 29/5

Bài liên quan

Bảo vệ quyền lợi chính đáng về BHXH của người lao động

Đẩy mạnh đào tạo đối với đối tượng lao động chưa có bằng cấp

Định hướng hợp tác lao động việc làm với Bungari và Rumani

Bế mạc Hội giảng Nhà giáo Giáo dục nghề nghiệp toàn quốc năm 2018

Theo Bộ trưởng Bộ LĐ,TB&XH Đào Ngọc Dung, Nghị quyết 28 của Trung ương Đảng đặt vấn đề rõ mục tiêu điều chỉnh tăng tuổi nghỉ hưu phải tính đến yếu tố tăng trưởng việc làm đảm bảo sự bền vững, đảm bảo quỹ bảo hiểm trong lâu dài, vấn đề già hóa dân số, giảm dần khoảng cách về giới. Mục tiêu điều chỉnh tuổi nghỉ hưu có tầm nhìn dài nhưng cần hành động nhằm tiến tới thích ứng được vấn đề già hóa dân số vào 2035.

Hiện Việt Nam là một trong những nước có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất hiện nay, tỷ lệ lực lượng lao động bước vào độ tuổi lao động ngày càng giảm. Năm 2000, bình quân lực lượng lao động bước vào độ tuổi lao động là 1,2 triệu người, đến nay giảm xuống còn 400.000/năm.

Hiện nay, dân số đang già hóa khoảng 7% người ở độ tuổi 60 trở lên. Nếu chuyển từ 7% sang 14% như các nước phải mất 100 năm nhưng Việt Nam tối đa chỉ mất 15 năm.

Trong quá trình đó, bình quân tuổi thọ của Việt Nam trên 45, đến nay tuổi thọ bình quân là 76,6. Tuổi sống sau nghỉ hưu của nữ là 79,5 tuổi. Việt Nam là một trong những nước có tuổi thọ cao trong khu vực châu Á- Thái Bình Dương hiện nay.

Đối với quỹ bình ổn bảo hiểm xã hội (BHXH), hiện thời gian đóng bảo hiểm thấp, hưởng cao. Mức hưởng các nước là 30-45%, nhưng Việt Nam thì người hưởng cao nhất là 75%, bình quân là 70%. Như vậy nếu một người đóng BHXH 28 năm thì chúng ta chỉ đủ chính mình hưởng trong 10 năm, còn lại 9,5 năm thì lấy đóng góp của thế hệ sau chia sẻ cho thế hệ hiện tại. Vì vậy để đảm bảo ổn định cân bằng của quỹ BHXH thì tăng tuổi nghỉ hưu là cần thiết.

Trước nhiều ý kiến băn khoăn về việc tăng tuổi nghỉ hưu thì rất thiệt cho người lao động ở nhiều ngành nghề vất vả, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho rằng, việc tăng tuổi nghỉ hưu nằm trong tổng thể nhiều phương án giải quyết nhiều Luật khác như điều chỉnh bảo hiểm, công việc, thị trường lao động chứ không phải chỉ nhằm vào Bộ Luật Lao động và điều chỉnh theo lộ trình chậm.

Đến năm 2028, nếu theo phương án 1 như Chính phủ trình thì đàn ông mới nghỉ hưu ở tuổi 62; đến 2035 thì nữ mới nghỉ hưu ở tuổi 60, nhưng lần nghỉ trong điều kiện lao động bình thường, sức khỏe bình thường.

“Còn với người lao động suy giảm sức khỏe, trong môi trường độc hại và người lao động nặng nhọc thì có quyền được nghỉ hưu sớm hơn. Đi liền với đó, chúng tôi đang thiết kế những chính sách khác, thậm chí có những người nghỉ hưu ở tuổi 50. Hiện chúng tôi đang thiết kế chính sách người lao động được quyền nghỉ hưu, khi đóng đủ bảo hiểm có quyền nghỉ, chưa đủ tuổi có thể nghỉ chờ hưu, hưởng chính sách theo quy định theo quy định hiện hành. Như vậy không có nghĩa quy định cứng người lao động đủ tuổi và đủ năm đóng bảo hiểm mới được nghỉ hưu”, ông Dung cho biết.

Bộ LĐ,TB &XH đặc biệt quan tâm đến đối tượng là công nhân, người lao động trực tiếp. Hiện nay, Chính phủ đang rà soát toàn bộ những ngành nghề, công việc nặng nhọc, độc hại để kèm theo Bộ Luật lao động (sửa đổi).

“Riêng về ngành nghề như khai thác than, hầm lò... như nhiều ý kiến đã nêu, thì tôi muốn nhấn mạnh chúng ta đang quy định 24 lĩnh vực có thể nghỉ hưu sớm hơn. Còn những đối tượng, lực lượng lao động trình độ cao, những ngành nghề lao động đặc biệt như: tòa án, kiểm sát, giáo sư, phó giáo sư… chúng ta khuyến khích để họ có thể cống hiến cho đất nước tối đa. Ở đây, cần phân biệt tuổi nghề với tuổi hưu: hưu là quy định đủ điều kiện hưởng chính sách nhà nước, hưởng BHXH; tuổi nghề có nghề làm ngắn, nghề làm dài. Tôi nhấn mạnh sự cần thiết của tăng tuổi nghỉ hưu, nếu đến năm 2035, Việt Nam sẽ rơi vào tình trạng già hóa dân số như Nhật Bản hay một số nước hiện nay”, Bộ trưởng Bộ LĐ,TB&XH nhấn mạnh.

Theo Bộ trưởng Dung, việc tính theo phương án 1 là đã cân đối được công việc hiện tại cho giới trẻ, tính được cho người già. Hiện 46% người sau tuổi nghỉ hưu đang đi làm tiếp. Hơn nữa, lực lượng lao động trẻ của nước ta hiện không còn dồi dào. Bởi quan sát ở nhiều khu vực nông thôn, hiện chỉ còn người già và phụ nữ, không còn số thanh niên trẻ ở nông thôn. Ông Dung cho rằng, cần phải nhìn nhận hiện Việt Nam đang không phải là đỉnh cao của dân số vàng, mà đang chuyển từ dân số vàng sang giai đoạn già hóa dân số.

“Không có chuyện người già tranh chấp chỗ của người trẻ, quan chức giữ ghế này để làm việc. Chúng ta tính là tính cho tương lai, cho thế hệ sau. Nếu không điều chỉnh tuổi nghỉ hưu có nghĩa là chúng ta truyền gánh nặng cho thế hệ sau”, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nêu rõ.

Đọc thêm

Bà Tôn Ngọc Hạnh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Bình Phước Nhân sự

Bà Tôn Ngọc Hạnh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Bình Phước

TTTĐ - Chiều 22/11, tại tỉnh Bình Phước, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị công bố, trao quyết định của Bộ Chính trị về việc phân công, điều động, chỉ định đồng chí Tôn Ngọc Hạnh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Bình Phước.
Tỉnh ủy Bình Dương trao các quyết định nhân sự quan trọng Nhân sự

Tỉnh ủy Bình Dương trao các quyết định nhân sự quan trọng

Ngày 22/11, Tỉnh ủy Bình Dương tổ chức hội nghị trao quyết định bổ nhiệm nhiều cán bộ cấp huyện và sở, ngành. Ông Nguyễn Văn Lợi, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh và ông Võ Văn Minh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị.
Đồng chí Nguyễn Việt Phương làm Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành uỷ Tin tức

Đồng chí Nguyễn Việt Phương làm Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành uỷ

TTTĐ - Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Thanh Trì Nguyễn Việt Phương được điều động đến công tác tại Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội, giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy khóa XVII.
Quận Đống Đa đoạt giải Nhất tìm hiểu Luật dân chủ ở cơ sở Tin tức

Quận Đống Đa đoạt giải Nhất tìm hiểu Luật dân chủ ở cơ sở

TTTĐ - Sáng 22/11, Uỷ ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội tổ chức Chung khảo Cuộc thi tìm hiểu “Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở” trên địa bàn TP Hà Nội năm 2024.
Đại biểu Quốc hội kiến nghị miễn thuế thu nhập doanh nghiệp cho các cơ quan báo chí Tin tức

Đại biểu Quốc hội kiến nghị miễn thuế thu nhập doanh nghiệp cho các cơ quan báo chí

TTTĐ - Các đại biểu Quốc hội kiến nghị cần giảm thuế thu nhập doanh nghiệp sâu hơn nữa, thậm chí là nên miễn thuế để các cơ quan báo chí vượt qua khó khăn cũng như phục vụ tốt nhiệm vụ chính trị tuyên truyền chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.
Tuyên bố chung nâng cấp quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện Việt Nam - Malaysia Tiêu điểm

Tuyên bố chung nâng cấp quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện Việt Nam - Malaysia

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức của Tổng Bí thư Tô Lâm tới Malaysia, chiều 21/11, hai bên đã nhất trí nâng cấp quan hệ Việt Nam - Malaysia lên Đối tác chiến lược toàn diện.
Hà Nội còn 526 phường, xã, thị trấn sau sắp xếp Tin tức

Hà Nội còn 526 phường, xã, thị trấn sau sắp xếp

TTTĐ - Ngày 21/11, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 1286/NQ-UBTVQH15 về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của TP Hà Nội giai đoạn 2023-2025.
Quốc hội thông qua Luật Dược sửa đổi với 7 nhóm nội dung mới Tin Y tế

Quốc hội thông qua Luật Dược sửa đổi với 7 nhóm nội dung mới

TTTĐ - Chiều 21/11, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 8, Quốc hội tiến hành biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược.
Cơ chế, chính sách đặc thù để Huế phát huy hết tiềm năng Tin tức

Cơ chế, chính sách đặc thù để Huế phát huy hết tiềm năng

TTTĐ - Các đại biểu Quốc hội đề xuất cơ chế, chính sách đặc thù cho Huế để phát huy cao nhất tiềm năng, nguồn lực của thành phố và Trung ương cho đầu tư phát triển.
Thành lập thành phố Huế là nhiệm vụ chính trị chung của cả nước Tin tức

Thành lập thành phố Huế là nhiệm vụ chính trị chung của cả nước

TTTĐ - Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà nhấn mạnh, việc thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương được thực hiện gắn kết, đảm bảo đồng bộ, thống nhất trong yêu cầu nhiệm vụ chính trị chung của cả nước.
Xem thêm