Tag

Lao động cần trang bị nhiều kỹ năng, trình độ trong bối cảnh thu hút nguồn vốn FDI

Lao động - Việc làm 09/06/2020 13:53
aa
TTTĐ - Nền kinh tế Việt Nam đang chuyển biến mạnh mẽ, dòng vốn đầu tư nước ngoài thời gian qua đã có tác động không nhỏ tới sự phát triển của thị trường và năng suất cũng như thu nhập của người lao động Việt Nam. Do đó, trong tương lai, lao động Việt Nam sẽ cần trang bị nhiều kỹ năng và trình độ cao hơn nữa để phù hợp với xu thế thu hút nguồn vốn FDI.

Lao động cần trang bị nhiều kỹ năng, trình độ trong bối cảnh thu hút nguồn vốn FDI

Lao động Việt Nam sẽ cần trang bị nhiều kỹ năng và trình độ cao hơn nữa để phù hợp với xu thế thu hút nguồn vốn FDI

Bài liên quan

Đổi mới đào tạo nghề, nâng cao hình ảnh người lao động Việt Nam ở nước ngoài

Cơ hội cho lao động Việt Nam tại thị trường Đức

Nâng cao chất lượng hoạt động của Công đoàn cơ sở

Nâng cao năng suất, chất lượng của lực lượng lao động có vai trò sống còn

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Giảm thời gian làm việc thì tăng trưởng kinh tế sẽ giảm

Đó là đánh giá của Bộ trưởng Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung đưa tại bài Tham luận gửi Hội thảo khoa học “Nâng cao hiệu quả thu hút đầu tư FDI và vai trò của Kiểm toán Nhà nước” diễn ra sáng nay (9/6) tại Hà Nội.

Cải thiện, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Kể từ khi mở cửa nền kinh tế đến nay, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam đã tăng mạnh theo từng năm, đặc biệt, từ khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và ký kết hàng loạt hiệp định thương mại tự do.

FDI đã là một trong những nhân tố quan trọng của nền kinh tế, bổ sung nguồn vốn quan trọng cho đầu tư phát triển, đóng góp vào tăng trưởng GDP và thu ngân sách nhà nước; Ghi dấu ấn đậm nét trong xuất khẩu, tạo ra năng lực sản xuất mới, nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam. Đặc biệt, trong bối cảnh hiện nay, dòng vốn đầu tư nước ngoài đã có tác động không nhỏ tới sự phát triển của thị trường và năng suất cũng như thu nhập của người lao động Việt Nam.

Dẫn chứng của Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho thấy, số lượng công việc trực tiếp và gián tiếp đã được gia tăng đáng kể. Số lượng lao động làm việc trong doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã tăng từ 330 nghìn năm 1995 lên khoảng 6,1 triệu lao động vào năm 2019. Tốc độ tăng lao động của khu vực này, bình quân 7,72%/năm giai đoạn 2005 - 2017, cao hơn nhiều tăng trưởng lao động toàn nền kinh tế và các thành phần kinh tế khác.

Hiện nay, nguồn vốn FDI có tác động không nhỏ tới sự phát triển của thị trường, năng suất cũng như thu nhập của người lao động Việt Nam
Hiện nay, nguồn vốn FDI có tác động không nhỏ tới sự phát triển của thị trường, năng suất cũng như thu nhập của người lao động Việt Nam

Sự chuyển dịch cơ cấu lao động từ các ngành sử dụng lao động tay nghề thấp sang các ngành sử dụng nhiều lao động chất lượng cao hơn được đẩy mạnh.

Cụ thể, trong thời kỳ đầu thu hút vốn đầu tư nước ngoài, lao động thường tập trung vào một số ngành sản xuất thâm dụng lao động như dệt may, da giày. Tuy nhiên hiện nay, tỷ trọng lao động trong một số ngành sản xuất áp dụng công nghệ cao đang gia tăng nhanh chóng. Tỷ trọng lao động trong ngành điện tử và sản phẩm điện tử đã tăng từ 8,03% năm 2012 lên 15,7% năm 2017.

Năng suất lao động có sự chuyển biến tích cực nhờ nguồn vốn của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Theo giá hiện hành, năng suất lao động của doanh nghiệp FDI năm 2017 đạt 330,8 triệu đồng/lao động, cao gấp 3,5 lần năng suất lao động chung của cả nước, cao hơn của toàn bộ khu vực doanh nghiệp nói chung và của doanh nghiệp ngoài Nhà nước nói riêng.

Thông qua hệ thống đào tạo nội bộ ở trong nước và nước ngoài, cùng với sự liên kết với cơ sở đào tạo bên ngoài, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài cũng đã đóng góp quan trọng vào nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam.

Thay đổi cấu trúc lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ

Trước những diễn biến của thị trường lao động trong những năm vừa qua, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung đánh giá, trong tương lai gần, cấu trúc lao động đã, đang và sẽ tiếp tục dịch chuyển từ khu vực nông nghiệp sang các ngành công nghiệp và dịch vụ; Từ các lĩnh vực thâm dụng lao động sang các ngành ứng dụng công nghệ.

Theo Bộ trưởng Đào Ngọc Dung, việc làm sử dụng lao động phổ thông, ít kỹ năng sẽ giảm dần, thay vào đó là việc làm yêu cầu lao động có trình độ cao hơn và nhiều kỹ năng hơn. Người lao động, nhất là những lao động đã có tuổi, chưa qua đào tạo, ít kỹ năng, tay nghề yếu, chắc chắn sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc đào tạo và đào tạo lại để thích ứng với các ngành nghề mới.

Vì vậy, nếu không có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, một phần lớn người lao động ở Việt Nam có thể đứng trước nguy cơ mất việc, thất nghiệp và bị bỏ rơi trong xu thế dịch chuyển hiện nay.

Trong bối cảnh mới, người lao động Việt Nam có thể đứng trước nguy cơ mất việc, thất nghiệp nếu không có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về kỹ năng, trình độ
Trong bối cảnh mới, người lao động Việt Nam có thể đứng trước nguy cơ mất việc, thất nghiệp nếu không có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về kỹ năng, trình độ

Đề xuất một vài ý kiến trong việc cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao kĩ năng, trình độ cho lực lượng lao động trong nước, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết: Trước tiên, Việt Nam cần tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, trao đổi với các tập đoàn lớn quốc tế, chủ động đàm phán các hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương.

Cùng với đó, phải hoàn thiện các cơ chế song phương và đa phương về thu hút đầu tư, sở hữu trí tuệ, ngân hàng, tài chính để các nước tạo điều kiện cho doanh nghiệp vào Việt Nam qua các cơ chế chính sách, cơ chế hỗ trợ tài chính của họ.

Đồng thời, Bộ trưởng cũng cho biết, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội sẽ chủ động phát triển hệ thống thông tin thị trường lao động, chủ động phân tích, dự báo xu hướng chuyển dịch trong lao động - việc làm, nhu cầu lao động trong nước và quốc tế để thường xuyên báo cáo, tham mưu cho Chính phủ.

Bộ sẽ khảo sát, đánh giá sát sao hơn nữa thị trường lao động ở các địa phương trọng điểm, có các phương án chuẩn bị sẵn nguồn cung ứng lao động để đón nhận các dự án mới.

Đặc biệt, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội sẽ chủ động phối hợp Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng các Bộ, ban, ngành liên quan đánh giá, xác định nhu cầu kỹ năng cần thiết cho nền kinh tế mới để có những điều chỉnh phù hợp cho hệ thống giáo dục và đào tạo trong nước. Nhất là công tác xây dựng kế hoạch tuyển sinh, đào tạo đáp ứng đúng và đủ nhu cầu các ngành nghề mới.

Đọc thêm

Hơn 196.000 người lao động ở Hà Nội được giải quyết việc làm Lao động - Việc làm

Hơn 196.000 người lao động ở Hà Nội được giải quyết việc làm

TTTĐ - 10 tháng của năm 2024, thành phố Hà Nội đã giải quyết việc làm cho 196.260 người lao động, đạt 118,9% kế hoạch.
Báo Tuổi trẻ Thủ đô thông báo tuyển dụng Biên tập viên, phóng viên Lao động - Việc làm

Báo Tuổi trẻ Thủ đô thông báo tuyển dụng Biên tập viên, phóng viên

TTTĐ - Báo Tuổi trẻ Thủ đô thông báo tuyển dụng Biên tập viên, phóng viên, kế toán
Thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực bán dẫn Việt Nam - Nhật Bản Lao động - Việc làm

Thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực bán dẫn Việt Nam - Nhật Bản

TTTĐ - Trong hai ngày 29 - 30/10, Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Fukuoka phối hợp với Viện Nghiên cứu Khoa học Tổng hợp, Đại học Kyushu và Tổ chức hỗ trợ nguồn nhân lực nước ngoài tại Nhật Bản tổ chức“Hội thảo khoa học đổi mới sáng tạo và phát triển nguồn nhân lực chất bán dẫn Việt Nam - Nhật Bản”.
Five Grains với bài toán quản trị nhân sự vững mạnh và cởi mở Lao động - Việc làm

Five Grains với bài toán quản trị nhân sự vững mạnh và cởi mở

TTTĐ - Five Grains hiểu rằng việc tuyển dụng không chỉ đơn thuần là tìm kiếm người có năng lực mà còn phải phù hợp với văn hóa của công ty. Mỗi ứng viên đều được đánh giá dựa trên cả kỹ năng chuyên môn lẫn sự đồng điệu với tầm nhìn chung của doanh nghiệp.
Tăng cường xử lý các vi phạm về an toàn, vệ sinh lao động Lao động - Việc làm

Tăng cường xử lý các vi phạm về an toàn, vệ sinh lao động

TTTĐ - Chính phủ vừa có Nghị quyết số 209/NQ-CP ngày 28/10/2024 ban hành Kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 31-CT/TW ngày 19/3/2024 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác an toàn, vệ sinh lao động trong tình hình mới (Kế hoạch)
Giải quyết việc làm cho người lao động kéo giảm tỷ lệ thất nghiệp Kinh tế

Giải quyết việc làm cho người lao động kéo giảm tỷ lệ thất nghiệp

TTTĐ - Phiên giao dịch và tư vấn việc làm huyện Ba Vì năm 2024 không chỉ góp phần giải quyết việc làm cho người lao động, giảm tỷ lệ thất nghiệp, đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn huyện và khu vực lân cận, mà còn cung cấp cho lực lượng lao động trẻ thông tin thị trường lao động, từ đó học hỏi, trang bị thêm kỹ năng và kiến thức cơ bản, khả năng thích nghi với những biến động của thị trường lao động.
Nơi giao lưu, kết nối quan trọng giữa người lao động và doanh nghiệp Lao động - Việc làm

Nơi giao lưu, kết nối quan trọng giữa người lao động và doanh nghiệp

TTTĐ - Phiên giao dịch việc làm trực tuyến kết nối 6 tỉnh, thành phố đã mang lại nhiều cơ hội cho người lao động và doanh nghiệp. Sự kiện thu hút 122 doanh nghiệp với hơn 44.504 vị trí tuyển dụng, tạo điều kiện kết nối hiệu quả giữa cung và cầu lao động.
Lao động người nước ngoài không được làm cán bộ công đoàn Lao động - Việc làm

Lao động người nước ngoài không được làm cán bộ công đoàn

TTTĐ - Được tham gia công đoàn nhưng người lao động nước ngoài tại Việt Nam không thể trở thành cán bộ công đoàn.
Tuyên truyền chính sách an toàn lao động, sức khỏe cho 200 công nhân Kinh tế

Tuyên truyền chính sách an toàn lao động, sức khỏe cho 200 công nhân

TTTĐ - Sáng 11/10, tại hội trường Huyện ủy Gia Lâm, Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Gia Lâm tổ chức buổi đối thoại, giao lưu trực tuyến, truyền thông chính sách năm 2024 chuyên đề “An toàn lao động và chăm sóc sức khỏe cho người lao động”.
Long An tổ chức xúc tiến lao động tại thành phố Okayama Nhật Bản Lao động - Việc làm

Long An tổ chức xúc tiến lao động tại thành phố Okayama Nhật Bản

TTTĐ - Nằm trong khuôn khổ chuyến công tác xúc tiến đầu tư và lao động tại các địa phương tại Nhật Bản, chiều 10/10, Đoàn công tác tỉnh Long An do Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Long An Nguyễn Thanh Hải làm Trưởng đoàn đã có buổi Hội thảo xúc tiến về lao động tỉnh Long An, Việt Nam với TP Okayama, Nhật Bản.
Xem thêm