Tag
Hà Nội

Tập trung nguồn lực đầu tư để hoàn thành các tiêu chí xây dựng Nông thôn mới

Nông thôn mới 14/07/2023 14:09
aa
TTTĐ - Sáng nay (14/7), Ban Chỉ đạo Chương trình 04-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội đã tổ chức Hội nghị giao ban về kết quả thực hiện đến hết Quý II/2023; Nhiệm vụ, giải pháp 6 tháng cuối năm 2023.
Nông dân huyện Sóc Sơn chủ động tham gia xây dựng Nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu Xã Dương Hà (Gia Lâm, Hà Nội): Chung sức xây dựng Nông thôn mới kiểu mẫu Xã Đại Thắng (huyện Phú Xuyên) hoàn thành xây dựng Nông thôn mới nâng cao Xây dựng Nông thôn mới kiểu mẫu gắn với phát triển xã thành phường Xây dựng Nông thôn mới kiểu mẫu góp phần nâng cao đời sống Nhân dân

Chủ trì hội nghị có các đồng chí: Nguyễn Thị Tuyến, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy, Trưởng ban Chỉ đạo Chương trình số 04; Nguyễn Doãn Toản, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy, Phó Trưởng ban Chỉ đạo Chương trình số 04; Nguyễn Mạnh Quyền, Phó Chủ tịch UBND thành phố, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Chương trình số 04.

Nỗ lực đưa ba huyện còn lại về đích Nông thôn mới

Báo cáo tại hội nghị, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội Nguyễn Xuân Đại cho biết: Thành phố có 15/18 huyện, thị xã đạt chuẩn Nông thôn mới. Đối với 3 huyện (Ứng Hòa, Ba Vì, Mỹ Đức) chưa đạt chuẩn Nông thôn mới, Văn phòng Điều phối Nông thôn mới thành phố đã hoàn thiện hồ sơ trình Hội đồng thẩm định Nông thôn mới Trung ương xem xét, công nhận 3 huyện đạt chuẩn. Đến nay, thành phố có 382/382 xã đạt chuẩn Nông thôn mới, 111 xã đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao, 20 xã đạt chuẩn Nông thôn mới kiểu mẫu.

Tập trung nguồn lực đầu tư để hoàn thành các tiêu chí xây dựng Nông thôn mới
Toàn cảnh Hội nghị giao ban

Tổng kinh phí huy động thực hiện Chương trình xây dựng Nông thôn mới từ năm 2021 đến quý II-2023 là 49.889 tỷ đồng. Trong đó, ngân sách thành phố chiếm 44,3%; Ngân sách huyện chiếm 45,9%; Ngân sách xã chiếm 4,1%; Huy động ngoài ngân sách Nhà nước chiếm 5,7%...

Đối với chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), lũy kế từ năm 2019 đến nay, thành phố đã tổ chức đánh giá, công nhận được 2.167 sản phẩm OCOP. Trong đó có 1.871 sản phẩm OCOP còn hiệu lực. Riêng trong năm 2022, thành phố đánh giá, công nhận được 518 sản phẩm OCOP, tăng 118 sản phẩm so với kế hoạch thành phố đề ra (đạt 400 sản phẩm).

Đối với phát triển kinh tế nông thôn, hiện toàn thành phố có 1.389 hợp tác xã nông nghiệp. Trong đó 1.165 hợp tác xã đang hoạt động, 224 hợp tác xã ngừng hoạt động, chờ giải thể. Các hợp tác xã nông nghiệp cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu phục vụ sản xuất của các hộ thành viên. Nhiều hợp tác xã đã tạo sức cạnh tranh với các thành phần kinh tế khác.

Thành phố Hà Nội hiện có 321 làng nghề, làng nghề truyền thống đã được công nhận thuộc 24 quận, huyện, thị xã. Có 70 cụm công nghiệp đã đi vào hoạt động, tổng diện tích theo quy hoạch là 1.686 ha. Hiện, các cơ sở sản xuất hoạt động ổn định và có xu hướng tiếp tục phát triển.

Tập trung nguồn lực đầu tư để hoàn thành các tiêu chí xây dựng Nông thôn mới
Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội Nguyễn Xuân Đại phát biểu tại hội nghị giao ban

Về nhiệm vụ trong các tháng cuối năm 2023, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội Nguyễn Xuân Đại cũng nhấn mạnh: Thành phố phấn đấu 3 huyện còn lại (Ứng Hòa, Ba Vì, Mỹ Đức) được công nhận đạt chuẩn Nông thôn mới. Hoàn thiện hồ sơ cho các huyện: Đan Phượng, Gia Lâm, Thanh Trì, Đông Anh đề nghị Trung ương công nhận đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao; Thành phố có thêm 61 xã đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao; 33 xã đạt chuẩn Nông thôn mới kiểu mẫu.

Tập trung tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc

Tại hội nghị, các tham luận làm rõ về kết quả đạt được, đồng thời chỉ ra những khó khăn, hạn chế trong thực hiện Chương trình số 04 của Thành ủy.

Chủ tịch UBND huyện Đông Anh Nguyễn Xuân Linh cho biết, xây dựng huyện Nông thôn mới nâng cao, đến nay, Đông Anh đã đạt 6/9 tiêu chí. Một số tiêu chí Nông thôn mới nâng cao cao hơn cả tiêu chí đô thị như: Trường học, cơ sở vật chất văn hóa…

Đối với huyện Ba Vì, Bí thư Huyện ủy Ba Vì Dương Cao Thanh cho biết nguồn vốn cấp cho chương trình xây dựng Nông thôn mới rất kịp thời, đầy đủ, thể hiện sự quan tâm của thành phố với huyện. Bên cạnh đó, các sở, ngành cũng bám sát cơ sở để hướng dẫn, đôn đốc tạo điều kiện cho huyện thực hiện nhiều nội dung còn vướng mắc. Các quận cũng dành nhiều nguồn lực hỗ trợ đầu tư xây dựng nhiều công trình trên địa bàn.

Tập trung nguồn lực đầu tư để hoàn thành các tiêu chí xây dựng Nông thôn mới
Phó Chủ tịch UBND Thành phố Nguyễn Mạnh Quyền phát biểu tại hội nghị giao ban

Bí thư Huyện ủy Ba Vì cũng đề nghị thành phố quan tâm giúp đỡ cải thiện tiêu chí về môi trường để sớm di dời các hộ dân trong bán kính 500m khu vực ảnh hưởng bãi xử lý rác thải, đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn. Đồng thời, có kế hoạch xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Trong đó, chú trọng ứng dụng chuyển đổi số, tạo sàn giao dịch thương mại điện tử để người nông dân có thể tự chủ động tiêu thụ sản phẩm...

Phát biểu tại hội nghị, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Nguyễn Mạnh Quyền cho biết, Hà Nội đã và đang đặt hàng các nhà khoa học, các viện, học viện… hỗ trợ thành phố tập trung vào sản xuất các lĩnh vực chủ lực trong nông nghiệp.

Trong đó, về chăn nuôi tập trung vào phát triển con giống như: Bò, lợn, gà… để cung cấp giống cho cả nước. Hà Nội sẽ xây dựng chuỗi liên kết theo hướng “Hà Nội cung cấp giống cho các tỉnh để chăn nuôi và đưa sản phẩm về Thủ đô”.

Đối với trồng trọt, Hà Nội tập trung phát triển nông nghiệp hàng hoá cho người dân Thủ đô. Nông nghiệp sẽ phát triển theo hướng hữu cơ, thích ứng với tự nhiên, tạo ra các sản phẩm mùa vụ bền vững.

Đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các chỉ tiêu, tiêu chí

Phát biểu kết luận hội nghị, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến đánh giá: Thời gian qua, Ban Chỉ đạo Chương trình 04 của Thành ủy, UBND Thành phố tiếp tục chỉ đạo quyết liệt các sở, ban ngành Thành phố, Ban Chỉ đạo các huyện, thị xã xây dựng và triển khai kế hoạch, giải pháp linh hoạt, phù hợp tập trung tổ chức triển khai thực hiện và đạt nhiều kết quả quan trọng.

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến hoan nghênh Thanh Trì là điểm sáng trong xây dựng nông thôn mới nâng cao, Đan Phượng là điểm sáng trong xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu. Hiện, 3 huyện: Mỹ Đức, Ứng Hòa, Ba Vì đang phấn đấu hoàn thành huyện Nông thôn mới nhưng tiêu chí nước sạch chưa đạt, đồng chí Nguyễn Thị Tuyến đề nghị các huyện này cần chủ động, quá trình thực hiện khó khăn thì báo cáo thành phố để có giải pháp tháo gỡ.

Tập trung nguồn lực đầu tư để hoàn thành các tiêu chí xây dựng Nông thôn mới
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến phát biểu kết luận hội nghị

Về những nhiệm vụ trong các tháng cuối năm, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy đề nghị thành phố và các địa phương tập trung chỉ đạo, ưu tiên dành nguồn lực đầu tư để bảo đảm hoàn thành các tiêu chí xây dựng huyện Nông thôn mới, huyện Nông thôn mới nâng cao, xã Nông thôn mới nâng cao, xã Nông thôn mới kiểu mẫu, phấn đấu về đích đúng kế hoạch.

Đối với các huyện đang thực hiện đề án xây dựng thành quận như: Đông Anh, Gia Lâm, Thanh Trì, Đan Phượng, Hoài Đức, cần tập trung đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các chỉ tiêu, tiêu chí huyện Nông thôn mới nâng cao chưa đạt, cơ bản đạt, hoàn thành xây dựng Nông thôn mới nâng cao trước khi lên quận.

Đối với các xã đăng ký đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao, Nông thôn mới kiểu mẫu năm 2023, đề nghị các huyện, thị xã đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện, sớm hoàn thiện hồ sơ công nhận.

Về cơ cấu lại ngành nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn, đồng chí Nguyễn Thị Tuyến đề nghị các địa phương tập trung chỉ đạo thực hiện tốt sản xuất vụ mùa; Hướng dẫn các cơ sở chăn nuôi đẩy nhanh tái đàn và áp dụng biện pháp kỹ thuật để nâng cao hiệu quả trong sản xuất; Thực hiện đồng bộ các giải pháp, phấn đấu đến hết năm 2023, thu nhập của người dân nông thôn đạt 70 triệu đồng/người/năm…

Đồng chí Nguyễn Thị Tuyến cũng giao Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng Nông thôn mới thành phố tổng hợp, báo cáo đầy đủ kiến nghị, phân loại nhóm vấn đề, tham mưu giao các thành viên Ban Chỉ đạo, lãnh đạo các sở, ban, ngành thành phố tập trung giải quyết các kiến nghị của địa phương; Có văn bản trả lời và kiến nghị với Thành ủy, UBND thành phố giải quyết nếu vượt thẩm quyền.

Đọc thêm

Bài 3: Phú Giáo hướng tới nền nông nghiệp bền vững Nông thôn mới

Bài 3: Phú Giáo hướng tới nền nông nghiệp bền vững

TTTĐ - Trong những năm qua, huyện Phú Giáo đã có nhiều cách làm hay, hiệu quả, khuyến khích, vận động người dân, doanh nghiệp ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, đảm bảo an toàn thực phẩm; qua đó góp phần tăng thu nhập cho người dân và hướng tới xây dựng nền sản xuất nông nghiệp bền vững.
Bài 2: Những tỷ phú chân đất Nông thôn mới

Bài 2: Những tỷ phú chân đất

TTTĐ - Phú Giáo từng là huyện nghèo nhất của tỉnh Bình Dương, tuy nhiên, chỉ trong hơn 10 năm trở lại đây, nhờ cuộc “cách mạng” trong phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đã mở đường cho hàng loạt tỷ phú, triệu phú chân đất xuất hiện.
Bài 1: Đổi thay Phú Giáo Nông thôn mới

Bài 1: Đổi thay Phú Giáo

TTTĐ - Được tái lập từ ngày 20/8/1999, qua một phần tư thế kỷ kiến tạo và phát triển, huyện Phú Giáo (Bình Dương) đã xây dựng một bức tranh tươi đẹp trên vùng đất giàu truyền thống cách mạng. Góp phần không nhỏ vào sự phát triển của huyện là nhờ nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Ba Vì đẩy mạnh xúc tiến tiêu thụ sản phẩm OCOP, làng nghề Nông thôn mới

Ba Vì đẩy mạnh xúc tiến tiêu thụ sản phẩm OCOP, làng nghề

Với vị thế của “vùng đất trăm nghề”, Hà Nội đã không ngừng đẩy mạnh kết nối, quảng bá, thúc đẩy thu hút đầu tư vào bảo tồn và phát triển làng nghề, góp phần hoàn thành các chỉ tiêu của thành phố, đẩy mạnh phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân.
Hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp ngày càng nâng cao Nông thôn mới

Hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp ngày càng nâng cao

TTTĐ - Nhằm khuyến khích, tạo điều kiện phát triển và nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức kinh tế tập thể, hợp tác xã, thành phố Hà Nội đã từng bước tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các đơn vị.
Luật Thủ đô: Mở hành lang phát triển nông nghiệp đô thị Nông thôn mới

Luật Thủ đô: Mở hành lang phát triển nông nghiệp đô thị

TTTĐ - Theo TS Cao Đức Phát, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, việc hoàn thiện Luật Thủ đô sẽ thúc đẩy phát triển nông nghiệp, nông thôn Hà Nội.
Người Đan Phượng "khoe" đặc sản trong ngày hội đại đoàn kết Nông thôn mới

Người Đan Phượng "khoe" đặc sản trong ngày hội đại đoàn kết

TTTĐ - Tối 13/11, Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc Cụm dân cư số 5, xã Thọ Xuân, huyện Đan Phượng, Hà Nội đã trở thành dịp để bà con trưng bày những thành tựu trong lĩnh vực văn hóa, kinh tế, chuyển đổi số...
Độc đáo “Sắc hoa trên miền di sản” Nông thôn mới

Độc đáo “Sắc hoa trên miền di sản”

TTTĐ - Làng nghề cây cảnh hoa giấy Phù Đổng được hình thành hơn 20 năm. Đến nay nghề trồng hoa giấy ở Phù Đổng ngày càng phát triển, trở thành nghề chính của xã với hàng trăm hộ trồng hoa.
Sôi nổi cuộc thi tìm hiểu pháp luật ngành Nông nghiệp tại Bình Dương Nông thôn mới

Sôi nổi cuộc thi tìm hiểu pháp luật ngành Nông nghiệp tại Bình Dương

TTTĐ - Ngày 8/11, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Dương đã tổ chức vòng chung kết Cuộc thi tìm hiểu pháp luật ngành Nông nghiệp lần thứ 12.
Hà Nội thúc đẩy tiêu thụ nông sản thông qua liên kết vùng Nông thôn mới

Hà Nội thúc đẩy tiêu thụ nông sản thông qua liên kết vùng

TTTĐ - Với quy mô sản xuất nông nghiệp hiện tại, Hà Nội chỉ đáp ứng được khoảng 35 - 70% nhu cầu tiêu dùng các nhóm hàng nông sản thực phẩm cho hơn 10 triệu dân sinh sống tại Thủ đô. Điều này đòi hỏi thành phố phải thúc đẩy chuỗi liên kết sản xuất - kinh doanh nông sản với các tỉnh thành trên cả nước.
Xem thêm