Tag

Thẩm định Nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu tại huyện Hoài Đức

Nông thôn mới 26/10/2023 15:31
aa
TTTĐ - Đoàn thẩm định Nông thôn mới thành phố Hà Nội đã tiến hành thẩm định 4 xã Nông thôn mới nâng cao, Nông thôn mới kiểu mẫu đầu tiên của năm 2023 trên địa bàn huyện Hoài Đức là: Minh Khai, Cát Quế, Đắc Sở, Đông La.
Xã Dân Hòa hoàn thành mục tiêu xây dựng Nông thôn mới nâng cao Xã Lam Điền (huyện Chương Mỹ) về đích Nông thôn mới nâng cao Xã Hương Sơn (Mỹ Đức) đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba và Nông thôn mới nâng cao Công nhận huyện Ứng Hoà đạt chuẩn Nông thôn mới năm 2022 Hà Nội phấn đấu sớm hoàn thành xây dựng Nông thôn mới nâng cao

Theo đó, xã Minh Khai được huyện Hoài Đức đề nghị thẩm định đạt Nông thôn mới kiểu mẫu; Các xã: Cát Quế, Đắc Sở, Đông La được huyện đề nghị thẩm định đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao năm 2023.

Tại xã Minh Khai, huyện Hoài Đức đề nghị thẩm định Nông thôn mới kiểu mẫu trên 4 lĩnh vực là: Môi trường, y tế, văn hóa, chuyển đổi số. Thực hiện chương trình xây dựng Nông thôn mới kiểu mẫu, xã Minh Khai có thu nhập bình quân năm 2023 ước đạt 77,8 triệu đồng/người;

100% số hộ dân của xã đăng ký mạng lưới gom rác. Mỗi ngày, xã có gần 4.000 tấn rác thải sinh hoạt được thu gom, vận chuyển xử lý. Xã cũng có mô hình “Ngôi nhà của pin” triển khai tại 100% các thôn và mô hình phân loại, xử lý rác hữu cơ tại các hộ gia đình do Hội Liên hiệp phụ nữ xã phát động.

Thẩm định Nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu tại huyện Hoài Đức
Đoàn thẩm định thành phố thẩm định tiêu chí xã nông thôn mới nâng cao tại Cát Quế (huyện Hoài Đức)

Tại 3 xã: Cát Quế, Đắc Sở, Đông La, triển khai xây dựng Nông thôn mới nâng cao cũng đạt kết quả ấn tượng. Đến nay, thu nhập bình quân của các xã này đều đạt trên 72 triệu đồng/người/năm trở lên; Tỷ lệ hộ nghèo còn dưới 1%. Tại xã Cát Quế, 100% sản phẩm chủ lực của xã như: Bưởi Quế Dương, đũa gỗ trắc đầu ngọc… được bày bán trên trang thương mại điện tử shopee, Lazada…

Tại xã Đắc Sở, địa phương đã huy động được hơn 168 tỷ đồng để thực hiện các tiêu chí Nông thôn mới; 96,3% lao động có việc làm thường xuyên; 95% người dân có bảo hiểm y tế; Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế đạt trên 95%; Tỷ lệ hộ dân được sử dụng nước sạch theo quy chuẩn đạt 98,5%. Còn tại xã Đông La, trường học 3 cấp đều đạt chuẩn quốc gia mức độ 1; 3/3 thôn có nhà văn hóa, sân thể thao phục vụ người dân rèn luyện sức khỏe...

Đoàn thẩm định của thành phố Hà Nội đã khảo sát thực tế các tiêu chí Nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu; Thẩm định hồ sơ xét công nhận Nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu với từng xã. Kết quả, với xã Minh Khai, Đoàn thẩm định đánh giá có đủ điều kiện hoàn thành Nông thôn mới kiểu mẫu.

Đối với ba xã Đắc Sở, Cát Quế, Đông La đều đủ điều kiện hoàn thành xây dựng Nông thôn mới nâng cao năm 2023.

Nói về công tác xây dựng Nông thôn mới trên địa bàn thành phố Hà Nội, Phó Chánh Văn phòng chuyên trách Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng Nông thôn mới Hà Nội Ngọ Văn Ngôn thông tin: Năm 2023, thành phố giao các huyện, thị xã hoàn thành 61 xã đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao; 33 xã đạt chuẩn Nông thôn mới kiểu mẫu. Hiện tại, các huyện, thị xã đang tập trung chỉ đạo thực hiện một số tiêu chí cơ bản đạt và hoàn thiện hồ sơ theo quy định, phấn đấu trình UBND thành phố trước ngày 15/11.

Thẩm định Nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu tại huyện Hoài Đức
Diện mạo vùng quê Nông thôn mới Hoài Đức ngày càng khang trang

Trong số 3 huyện phấn đấu hoàn thành xây dựng huyện Nông thôn mới năm 2022 (Ba Vì, Ứng Hòa, Mỹ Đức), duy nhất còn Mỹ Đức chưa được công nhận đạt chuẩn. Đến nay, huyện Mỹ Đức cũng đã hoàn thiện hồ sơ trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Hội đồng thẩm định Nông thôn mới trung ương. Như vậy, Hà Nội đã cơ bản hoàn thành nhiệm vụ xây dựng huyện đạt chuẩn Nông thôn mới.

Đối với công tác xây dựng huyện Nông thôn mới nâng cao, từ đầu năm 2023, thành phố chỉ đạo thực hiện ở 5 huyện, song hành với xây dựng đề án lên quận, là: Đông Anh, Gia Lâm, Thanh Trì, Hoài Đức, Đan Phượng. Trên cơ sở kết quả đạt được, huyện Thanh Oai cũng đăng ký với thành phố hoàn thành xây dựng huyện Nông thôn mới nâng cao. Do đó, Hà Nội đang có 6 huyện phấn đấu hoàn thành xây dựng Nông thôn mới nâng cao.

Qua kiểm tra, đánh giá tiến độ mới đây, có 2 huyện: Gia Lâm, Đông Anh đã đạt và cơ bản đạt tiêu chí đề ra. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội đang phối hợp với các sở, ngành hoàn thiện báo cáo, đề nghị Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới thành phố họp, thẩm định để trình Hội đồng thẩm định trung ương. Huyện Thanh Trì còn thiếu tiêu chí trường trung học phổ thông đạt chuẩn quốc gia. Huyện đã bố trí vốn đầu tư, phấn đấu trong tháng 10/2023 hoàn thiện hồ sơ và trình thành phố...

Đọc thêm

Bài 1: Đổi thay Phú Giáo Nông thôn mới

Bài 1: Đổi thay Phú Giáo

TTTĐ - Được tái lập từ ngày 20/8/1999, qua một phần tư thế kỷ kiến tạo và phát triển, huyện Phú Giáo (Bình Dương) đã xây dựng một bức tranh tươi đẹp trên vùng đất giàu truyền thống cách mạng. Góp phần không nhỏ vào sự phát triển của huyện là nhờ nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Ba Vì đẩy mạnh xúc tiến tiêu thụ sản phẩm OCOP, làng nghề Nông thôn mới

Ba Vì đẩy mạnh xúc tiến tiêu thụ sản phẩm OCOP, làng nghề

Với vị thế của “vùng đất trăm nghề”, Hà Nội đã không ngừng đẩy mạnh kết nối, quảng bá, thúc đẩy thu hút đầu tư vào bảo tồn và phát triển làng nghề, góp phần hoàn thành các chỉ tiêu của thành phố, đẩy mạnh phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân.
Hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp ngày càng nâng cao Nông thôn mới

Hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp ngày càng nâng cao

TTTĐ - Nhằm khuyến khích, tạo điều kiện phát triển và nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức kinh tế tập thể, hợp tác xã, thành phố Hà Nội đã từng bước tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các đơn vị.
Luật Thủ đô: Mở hành lang phát triển nông nghiệp đô thị Nông thôn mới

Luật Thủ đô: Mở hành lang phát triển nông nghiệp đô thị

TTTĐ - Theo TS Cao Đức Phát, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, việc hoàn thiện Luật Thủ đô sẽ thúc đẩy phát triển nông nghiệp, nông thôn Hà Nội.
Người Đan Phượng "khoe" đặc sản trong ngày hội đại đoàn kết Nông thôn mới

Người Đan Phượng "khoe" đặc sản trong ngày hội đại đoàn kết

TTTĐ - Tối 13/11, Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc Cụm dân cư số 5, xã Thọ Xuân, huyện Đan Phượng, Hà Nội đã trở thành dịp để bà con trưng bày những thành tựu trong lĩnh vực văn hóa, kinh tế, chuyển đổi số...
Độc đáo “Sắc hoa trên miền di sản” Nông thôn mới

Độc đáo “Sắc hoa trên miền di sản”

TTTĐ - Làng nghề cây cảnh hoa giấy Phù Đổng được hình thành hơn 20 năm. Đến nay nghề trồng hoa giấy ở Phù Đổng ngày càng phát triển, trở thành nghề chính của xã với hàng trăm hộ trồng hoa.
Sôi nổi cuộc thi tìm hiểu pháp luật ngành Nông nghiệp tại Bình Dương Nông thôn mới

Sôi nổi cuộc thi tìm hiểu pháp luật ngành Nông nghiệp tại Bình Dương

TTTĐ - Ngày 8/11, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Dương đã tổ chức vòng chung kết Cuộc thi tìm hiểu pháp luật ngành Nông nghiệp lần thứ 12.
Hà Nội thúc đẩy tiêu thụ nông sản thông qua liên kết vùng Nông thôn mới

Hà Nội thúc đẩy tiêu thụ nông sản thông qua liên kết vùng

TTTĐ - Với quy mô sản xuất nông nghiệp hiện tại, Hà Nội chỉ đáp ứng được khoảng 35 - 70% nhu cầu tiêu dùng các nhóm hàng nông sản thực phẩm cho hơn 10 triệu dân sinh sống tại Thủ đô. Điều này đòi hỏi thành phố phải thúc đẩy chuỗi liên kết sản xuất - kinh doanh nông sản với các tỉnh thành trên cả nước.
Khai mạc triển lãm sản phẩm OCOP, làng nghề huyện Quốc Oai Nông thôn mới

Khai mạc triển lãm sản phẩm OCOP, làng nghề huyện Quốc Oai

TTTĐ - Ngày 7/11, Sở Công thương Hà Nội phối hợp với UBND huyện Quốc Oai tổ chức Triển lãm các sản phẩm OCOP (Chương trình mỗi xã một sản phẩm), thủ công mỹ nghệ và làng nghề huyện Quốc Oai năm 2024.
Người dân Thủ đô hào hứng trải nghiệm nông sản an toàn Nông thôn mới

Người dân Thủ đô hào hứng trải nghiệm nông sản an toàn

TTTĐ - Tối 6/11, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội phối hợp với UBND huyện Đan Phượng tổ chức Hội chợ sản phẩm làng nghề và nông sản thực phẩm an toàn.
Xem thêm