Tag
Bộ Quy tắc Văn hóa ứng xử trong trường học:

Thay đổi tích cực từ nhân viên đến giáo viên

Giáo dục 17/10/2018 14:50
aa
TTTĐ - Mới đây, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1299/QĐ – TTg phê duyệt Đề án “Xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học giai đoạn 2018 - 2025”. Theo đó, 100% trường học phải xây dựng bộ Quy tắc Văn hóa ứng xử. Riêng ở Hà Nội, bộ Quy tắc tắc này đã được các trường xây dựng từ năm học trước và đang áp dụng có hiệu quả.

Thay đổi tích cực từ nhân viên đến giáo viên

Xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học vô cùng quan trọng trong giai đoạn hiện nay. Ảnh: Thái Nguyên

100% các trường học phải xây dựng bộ Quy tắc Văn hóa ứng xử

Mục tiêu của Đề án là tăng cường xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học nhằm tạo chuyển biến căn bản về ứng xử văn hóa của cán bộ quản lí, nhà giáo, nhân viên, học sinh, sinh viên để phát triển năng lực, hoàn thiện nhân cách, lối sống văn hóa; xây dựng văn hóa trường học lành mạnh, thân thiện; nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo; góp phần xây dựng con người Việt Nam yêu nước, nhân ái, nghĩa tình, trung thực, đoàn kết, cần cù, sáng tạo.

Theo đó, Bộ Quy tắc ứng xử này được áp dụng ngay từ năm 2018 - 2020, 100% trường học xây dựng và thực hiện bộ quy tắc ứng xử trong trường học theo quy định quy tắc ứng xử do Bộ GD-ĐT ban hành, phù hợp với điều kiện và đặc trưng vùng miền của mỗi nhà trường; Bộ GD-ĐT ban hành quy định quy tắc ứng xử trong trường học; trên cơ sở đó các cơ sở giáo dục xây dựng, thực hiện bộ quy tắc ứng xử với sự tham gia và cam kết của các bên liên quan (cán bộ quản lí, nhà giáo, nhân viên, học sinh, sinh viên, cha mẹ học sinh...).

Người đứng đầu nhà trường có trách nhiệm quán triệt đến toàn thể cán bộ quản lí, nhà giáo, nhân viên và người học biết và thực hiện Bộ Quy tắc ứng xử.

Đề án bổ sung, hoàn thiện nội dung giáo dục văn hóa ứng xử cho trẻ em, học sinh, học viên, sinh viên trong các cơ sở giáo dục; thể hiện được giá trị cốt lõi trong văn hóa ứng xử: Nhân ái, tôn trọng, trách nhiệm, hợp tác, trung thực phù hợp với từng cấp học, trình độ đào tạo, vùng miền. Đặc biệt, tăng cường sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong xây dựng văn hóa ứng xử…

Trường học là ngôi nhà thứ hai

Tại Hà Nội, ngoài Bộ Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức thì hầu hết các trường mà chúng tôi tiếp xúc đều đã xây dựng bộ Quy tắc Văn hóa ứng xử theo hướng dẫn của thành phố và đều thực hiện khá tốt trong công việc hàng ngày. Theo phản ảnh của nhiều phụ huynh trường THCS Ngọc Lâm (Long Biên, Hà Nội), môi trường học ở đây rất thân thiện, thầy cô gần gũi với học sinh, hòa nhã với phụ huynh.

Anh Nguyễn Đình Thi, phụ huynh lớp 6 tại trường THCS Ngọc Lâm cho hay, trước kia đi làm anh luôn lo lắng về việc con tan học mà không kịp đón thì bây giờ anh hoàn toàn yên tâm nếu có việc chưa kịp đón con về. “Con tôi chơi trong sân trường, đến tối muộn tôi về thấy sân trường bật điện sáng trưng, chỉ còn một mình con tôi ngồi đó nói chuyện với bác bảo vệ. Cháu còn cho biết, bác bảo vệ sợ cháu đói nên cho cháu 10 nghìn đồng để ăn tạm bánh mì đợi bố mẹ đón. Tôi thấy rất xúc động bởi cách ứng xử đầy trách nhiệm và thân thiện này của nhân viên nhà trường. Giá như trường nào cũng như thế này thì phụ huynh chúng tôi thấy thật yên tâm”, anh Thi chia sẻ.

Nhiều phụ huynh trường tiểu học Ngọc Lâm cũng cho biết, khi cần gì từ phía nhà trường, họ được giúp đỡ rất nhiệt tình từ nhân viên đến giáo viên trong nhà trường. Họ cảm thấy không còn khoảng cách e ngại, nể, sợ giữa nhà trường và phụ huynh, chỉ thấy sự gần gũi và thân thiện.

Tuy nhiên, vẫn còn một số trường hiện nay vẫn làm chưa thực sự tốt bộ Quy tắc Văn hóa ứng xử văn. Mới đây, trường mầm non Dịch Vọng Hậu (Cầu Giấy) đã có thông báo về lịch thu tiền học tháng 10. Trong đó có ghi rõ: “Trường hợp cha mẹ học sinh chưa đóng tiền học cho học sinh theo lịch quy định vui lòng cho con nghỉ học”; “Giáo viên các lớp có trách nhiệm đôn đốc, nhắc nhở cha mẹ học sinh đóng tiền đúng quy định, không tiếp nhận học sinh chưa đóng tiền sau ngày thu vét 12/10”.

Đành rằng làm gì cũng cần phải có quy định nhưng sử dụng biện pháp “mạnh” nhắc nhở phụ huynh đóng học phí muộn bằng cách bắt học sinh nghỉ học luôn là cứng nhắc. Bởi trong số đó, có thể có trường hợp gia đình có việc bận đột xuất hoặc phát sinh những việc phải chi tiêu ngoài dự định nên có thể sẽ chậm tiền đóng học cho con 1 vài ngày. Nếu vì vậy mà các con phải nghỉ học ngay thì không nhân văn và đi lệch mục đích của việc xây dựng Bộ quy tắc Văn hóa ứng xử trong trường học.

Môi trường giáo dục càng cần văn hóa ứng xử

Theo thầy Nguyễn Anh Tuấn, Hiệu trưởng trường THCS Ngọc Lâm, nhà trường tâm sự: “Tôi cho rằng, bộ quy tắc ứng xử trong trường học này là rất cần thiết, đây là môi trường giáo dục nên tất cả cách ứng xử đều phải văn hóa và mẫu mực. Học trò cần sự quan tâm, dạy học và cần sự giúp đỡ. Vì vậy, cách ứng xử ở đây không chỉ giống như ở các cơ quan người lớn mà nó mang tính đặc thù, đó là cách cách ứng xử với phụ huynh như thế nào, đối với học trò như thế nào. Tôi đặc biệt quan tâm đến đối tượng học sinh, là nhân vật chủ thể, chính vì thế từ việc giáo dục, đạo đức, nêu gương… cần phải thực hiện mọi nơi mọi lúc. Tất nhiên là trong quá trình vận hành thì không tránh khỏi cũng có lúc nọ, lúc kia bởi giáo viên nhiều áp lực nhưng điều quan trọng nhất vẫn phải nêu cao trách nhiệm trong công việc, trách nhiệm sẻ chia. Ví dụ nếu bố mẹ chưa kịp đón con thì nhân viên bảo vệ phải đứng bao quát bên ngoài, bảo vệ các con chơi an toàn và chờ trong sân trường, đợi đến khi nào bố mẹ đến đón thì thôi. Các nhân viên, giáo viên không thể đuổi các cháu ra ngoài khi hết giờ học được. Tôi thường nói với giáo viên và nhân viên rằng, nếu ai nói sau 17h30 là hết giờ làm việc, học sinh thuộc trách nhiệm bố mẹ nó thì người đó tự xin nghỉ việc. Tôi nhắc nhở nhân viên của tôi rằng, bây giờ đường xá thì đông, công việc thì áp lực, con cái họ gửi ở trường mà không yên tâm thì họ làm được gì?”.

Cô Bùi Thị Thu Hằng, Hiệu trưởng trường Tiểu học Ngọc Lâm cũng cho biết, trường đã xây dựng Bộ Quy tắc văn hóa ứng xử theo hướng dẫn của thành phố Hà Nội và hiện đang áp dụng. “Về cơ bản thì tôi thấy Bộ quy tắc ứng xử trong trường học là rất có ý nghĩa, mọi người đều ủng hộ. Bộ Quy tắc này hướng tới sự văn minh, thân thiện và nhân ái giữa các giáo viên, nhân viên trong nhà trường. Sau khi áp dụng Bộ quy tắc ứng xử này trong trường học, tôi thấy rằng, mọi người thân thiện với nhau hơn, nhất là giáo viên ứng xử với phụ huynh, học sinh gần gũi, thân ái hơn. Nó có hiệu quả tích cực, nó thay đổi nhận thức từ nhân viên đến từng cán bộ giáo viên trong nhà trường, từ cô lao công đến bác bảo vệ đều hài hòa, thân thiện hơn”.

Đọc thêm

Thầy trò THPT Việt Đức chia sẻ yêu thương với đồng bào vùng lũ Giáo dục

Thầy trò THPT Việt Đức chia sẻ yêu thương với đồng bào vùng lũ

TTTĐ - Sáng 25/9, Đoàn công tác của trường THPT Việt Đức bao gồm đại diện BGH nhà trường, đại diện Hội Phụ huynh học sinh đã trao quà hỗ trợ bà con vùng lũ ở 2 huyện Bát Xát, Bắc Hà thuộc tỉnh Lào Cai.
Tuyên truyền ứng phó bạo lực học đường cho gần 2.000 học sinh Giáo dục

Tuyên truyền ứng phó bạo lực học đường cho gần 2.000 học sinh

TTTĐ - Ngày 24/9, Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố Hà Nội tổ chức chương trình truyền thông “Phòng ngừa, ứng phó với bạo lực học đường - Xây dựng trường học an toàn, thân thiện” cho gần 2.000 học sinh.
Tiếp nối hành trình Mở - Kết nối và lan tỏa Giáo dục

Tiếp nối hành trình Mở - Kết nối và lan tỏa

TTTĐ - "Bước vào năm học mới 2024-2025, với triết lý đào tạo: “Mở cơ hội - Mở trái tim - Mở trí tuệ - Mở tầm nhìn - Mở tương lai”, PGS.TS Nguyễn Thị Nhung khẳng định: Trường ĐH Mở Hà Nội cam kết sẽ tạo điều kiện tốt nhất để sinh viên học tập, nghiên cứu và phát triển bản thân trong một môi trường giáo dục tiên tiến, đa dạng và toàn diện.
"Rộng cửa"du học Giáo dục

"Rộng cửa"du học

TTTĐ - Cơ quan Giáo dục New Zealand (Education New Zealand – ENZ) phối hợp cùng Đại sứ quán và Tổng Lãnh sự quán New Zealand tổ chức Ngày hội Giáo dục New Zealand 2024 tại TP Hồ Chí Minh (19/10) và Hà Nội (20/10).
Bà Rịa - Vũng Tàu: Tăng cường hội nhập quốc tế trong giáo dục Nhịp sống phương Nam

Bà Rịa - Vũng Tàu: Tăng cường hội nhập quốc tế trong giáo dục

TTTĐ - UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vừa ban hành Kế hoạch nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm đối với ngành Giáo dục và Đào tạo của tỉnh trong năm học 2024 - 2025.
Trường Quốc tế Nhật Bản Hải Dương dự kiến tuyển sinh vào tháng 4/2025 Giáo dục

Trường Quốc tế Nhật Bản Hải Dương dự kiến tuyển sinh vào tháng 4/2025

TTTĐ - Trường Quốc tế Nhật Bản Hải Dương được xây dựng trong khu đô thị Ecorivers - Ecopark Hải Dương trên diện tích hơn 2ha, hứa hẹn mang đến môi trường giáo dục nền nếp, nhân văn, hạnh phúc cho thế hệ trẻ tại địa phương.
Đại học Kinh tế Đà Nẵng khai giảng năm học mới Giáo dục

Đại học Kinh tế Đà Nẵng khai giảng năm học mới

TTTĐ - Ngày 23/9, trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng tổ chức lễ khai giảng năm học mới 2024 - 2025, tiếp tục phát huy thành tích, thực thi sứ mệnh của một trường đại học hàng đầu theo định hướng nghiên cứu để kiến tạo, hoàn thiện môi trường học thuật tiên tiến, nhân văn.
Quận Ba Đình tặng quà 123 học sinh có hoàn cảnh khó khăn Giáo dục

Quận Ba Đình tặng quà 123 học sinh có hoàn cảnh khó khăn

TTTĐ - Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) quận Ba Đình, Hà Nội, vừa tổ chức tặng quà cho 123 học sinh có hoàn cảnh khó khăn, chịu ảnh hưởng bởi cơn bão số 3 trên địa bàn phường Phúc Xá.
Tập huấn phòng tránh tai nạn thương tích cho giáo viên, phụ huynh Giáo dục

Tập huấn phòng tránh tai nạn thương tích cho giáo viên, phụ huynh

TTTĐ - Với nỗ lực nâng cao nhận thức và kỹ năng phòng tránh tai nạn thương tích, trường Tiểu học Nguyễn Viết Xuân, quận Cầu Giấy, Hà Nội, đã tổ chức tập huấn chuyên sâu dành cho toàn bộ phụ huynh học sinh và giáo viên, nhân viên nhà trường.
Sôi nổi chung kết cuộc thi Robotics quận Cầu Giấy năm 2024 Giáo dục

Sôi nổi chung kết cuộc thi Robotics quận Cầu Giấy năm 2024

TTTĐ - Sáng 21/9, tại trường THCS Trương Công Giai, Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Cầu Giấy đã tổ chức vòng chung kết Cuộc thi Robotics dành cho học sinh Tiểu học và THCS năm 2024 với chủ đề “Hà Nội - Thành phố vì hòa bình”.
Xem thêm