Tag

Thợ đóng thuyền truyền thống và gánh nặng giữ nghề cổ

Nhìn ra thế giới 03/08/2022 14:21
aa
TTTĐ - Dưới cái nắng thiêu đốt bên bờ biển Địa Trung Hải, ông Khaled Bahlawan đang dồn lực đóng những chiếc đinh, lắp ráp chiếc thuyền gỗ truyền thống bằng tay. Mặc dù việc chế tạo tàu thuyền đã bước sang kỷ nguyên mới với sự trợ giúp của máy móc hiện đại nhưng những người thợ cùng kỹ năng điêu luyện vẫn thầm lặng chế tác thủ công để bảo tồn nghề cổ xưa đang dần biến mất.
Sức hút từ lĩnh vực nông nghiệp mới Ngành du lịch Châu Âu thiếu nguồn nhân lực trầm trọng Lao động Châu Âu vẫn muốn tiếp tục làm việc từ xa Trang trại thẳng đứng lớn nhất thế giới khai trương ở Dubai “Cơn bão nhiệt” tràn qua nhiều quốc gia trên thế giới
Thợ đóng thuyền truyền thống và gánh nặng giữ nghề cổ
Thợ thủ công Syria Khaled Bahlawan đóng thuyền gỗ tại xưởng của mình ở đảo Arwad, Syria thuộc vùng biển Địa Trung Hải (Ảnh: AFP)

"Chúng tôi là gia đình cuối cùng đóng tàu bằng gỗ ở Syria. Đây là di sản của tổ tiên để lại. Chúng tôi đang chiến đấu để bảo tồn nó từng ngày", người đàn ông 39 tuổi ở bờ biển đảo Arwad, gần thành phố Tartus, cho biết.

Nằm cách bờ biển khoảng 3km, Arwad là hòn đảo có người sinh sống duy nhất của Syria và là thiên đường hòa bình của đất nước bị tàn phá bởi 11 năm chiến tranh. Hàng trăm công nhân, người dân và du khách đi lại hàng ngày trên những chiếc thuyền gỗ, phần lớn do gia đình Bahlawan đóng thủ công.

Trong cuộc sống hiện đại, nhu cầu đi lại của người dân rất lớn với sự trợ giúp của các phương tiện giao thông thủy tối tân nhưng loại tàu thuyền được làm thủ công có từ thời Phoenicia cổ đại vẫn được nhiều người dùng. Vì thế, 8 thành viên của gia đình Bahlawan đóng thuyền truyền thống cho ngư dân, các khu nghỉ dưỡng phục vụ du khách. Truyền thống đóng, sửa thuyền gỗ của gia đình họ đã có từ hàng trăm năm nay.

Tưởng chừng như công việc đóng thuyền truyền thống của gia đình Bahlawan sẽ “ăn nên làm ra” khi cả khu vực này không còn ai giữ được nghề cổ nhưng việc cắt điện kéo dài do nhiều năm xung đột khiến công việc trở nên vô cùng vất vả. Ông Khaled không thể sử dụng các thiết bị điện của mình trong công việc hằng ngày. Thay vào đó, ông làm việc với các công cụ thủ công có từ thời ông mình. Các công đoạn từ xẻ gỗ, bào nhẵn đến đóng mộng đều được thực hiện bằng tay chứ không phải bằng các công cụ chạy điện.

Ông Noureddine Suleiman, người đứng đầu thành phố Arwad, cho biết, đóng thuyền là nghề truyền thống ở Arwad từ thời Phoenicia. Trước đây, phần lớn cư dân của Arwad là những người làm nghề đóng thuyền cổ những hiện giờ chỉ còn lại gia đình Bahlawan.

Thợ đóng thuyền truyền thống và gánh nặng giữ nghề cổ
“Đó là công việc đầy khó khăn, vất vả. Chúng tôi đang cố gắng hết sức để vượt qua", ông Khaled nói với khuôn mặt đẫm mồ hôi vừa tỉ mỉ đóng từng chiếc đinh vào thân chiếc thuyền cổ đang dần thành hình (Ảnh: AFP)

Hàng ngàn năm trước, người Phoenicia đã nổi tiếng với việc đóng tàu thuyền, đặt nền móng cho hàng hải khu vực Địa Trung Hải. Các thủy thủ và thương nhân, nghệ nhân lành nghề theo đường biển đi khắp nơi, mang kiến ​​thức, sự khéo léo đến các vùng khác của Địa Trung Hải. Tuy nhiên, hiện nay, nghề đóng thuyền truyền thống đang có nguy cơ biến mất hoàn toàn khi người trẻ có xu hướng tìm kiếm những công việc dễ dàng, có lợi nhuận cao hơn.

Ông Farouk Bahlawan, chú của Khaled, cho biết gia đình ông vẫn giữ nguyên hình dạng và cấu trúc ban đầu của những chiếc thuyền Phoenicia cổ đại, với một vài sửa đổi. Người thợ mộc lành nghề 54 tuổi cho biết: “Chúng tôi chủ yếu làm tàu ​​từ gỗ bạch đàn và dâu tằm khai thác từ rừng Tartus.

Gia đình Bahlawan đã từng sản xuất 4 tàu lớn và các loại thuyền khác để xuất khẩu sang Síp, Thổ Nhĩ Kỳ, Lebanon. Năm nay, chúng tôi chỉ làm một con tàu và vẫn cần rất nhiều thời gian để hoàn thành", ông thở dài và nhìn chằm chằm ra bãi biển, nơi những đứa trẻ đang nô đùa trên cát. Gần đó, hơn 40 chiếc thuyền gỗ được neo đậu tại cảng Arwad.

“Chúng tôi gánh trên vai một trách nhiệm lịch sử nên phải tiếp tục cuộc hành trình này”, ông Farouk nói, giọng rưng rưng xúc động. Nếu gia đình Bahlawan không mặn mà với nghề của tổ tiên để lại nữa thì những chiếc thuyền gỗ truyền thống và nghề cổ lưu truyền hàng ngàn năm tại Syria sẽ vĩnh viễn biến mất. Gánh nặng trên đôi vai 8 thành viên gia đình Bahlawan vì thế càng lớn lao hơn.

Thợ đóng thuyền truyền thống và gánh nặng giữ nghề cổ
Thuyền buồm Pisini ở Indonesia

Tại Đông Nam Á, đất nước vạn đảo Indonesia cũng có nghề đóng thuyền truyền thống phát triển rất hưng thịnh. Tuy nhiên, trong thế giới hiện đại, những người thợ đóng thuyền truyền thống của Indonesia dần mai một khi các thế hệ trẻ không còn mặn mà với nghề.

Dưới cái nắng chói chang của vùng nhiệt đới, những người thợ đóng thuyền truyền thống của Indonesia đẽo, xẻ gỗ lấy từ các khu rừng già thành những con thuyền hai cột buồm với cơ cấu phức tạp. Những con thuyền truyền thống này đã đưa người dân đi khắp vùng biển của quần đảo trong nhiều thế kỷ.

Thợ đóng thuyền truyền thống và gánh nặng giữ nghề cổ
Chiếc thuyền buồm Pisini đang dần thành hình

Đảo Sulawesi là trung tâm của ngành công nghiệp đóng tàu xứ vạn đảo. Nơi đây đã tạo ra các con thuyền mang tính biểu tượng, đó là nghệ thuật đóng thuyền Pisini ở Nam Sulawesi - Di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO.

Pinisi dùng để chỉ các thuyền buồm của Indonesia. Một chiếc Pinisi mang từ 7 - 8 cánh buồm trên hai cột, được sắp xếp so le gọi là “gaff-ketch”. Những con thuyền Pinisi chủ yếu được đóng bởi những người thợ thủ công truyền thống ở một ngôi làng tại huyện Bontobahari, tỉnh Bulukumba, Nam Sulawesi; Được người đi biển Buginese và Makassarese sử dụng rộng rãi để chở hàng. Trước khi phương tiện vận tải chạy bằng sức gió biến mất trong quá trình cơ giới hóa đội tàu buôn vào những năm 1970 - 1980 thì Pinisi là thuyền buồm lớn nhất của Indonesia trong đội hình.

Bên cạnh đó, Nam Sulawesi cũng nổi tiếng là quê hương của những người thợ thủ công bậc thầy và là nơi xuất thân của nhiều thủy thủ giỏi nhất vùng vạn đảo.

Thợ đóng thuyền truyền thống và gánh nặng giữ nghề cổ
Một người thợ thủ công với nghề đóng thuyền buồm Pisini truyền thống

Các công cụ chế tác tàu thuyền của họ có thể đã thay đổi trong nhiều năm qua nhưng những người thợ truyền thống vẫn lưu giữ các nghi thức từ thời xa xưa. Họ thực hiện các nghi lễ và cầu nguyện trong quá trình đóng tàu gỗ truyền thống trên bãi biển rợp bóng cọ của Sulawesi. Khi con tàu đã sẵn sàng để hạ thủy, những người thợ thủ công sẽ thịt một con dê hoặc bò để thực hiện nghi lễ cuối cùng.

Thợ đóng thuyền Muhammad Bahri Jafar cho biết, xưởng của ông ở Tana Beru, cách Makassar, thủ phủ Nam Sulawesi, khoảng 175km. Quá trình đóng một chiếc thuyền Pinisi có thể mất vài tháng hoặc thậm chí là vài năm.

Thợ đóng thuyền truyền thống và gánh nặng giữ nghề cổ

Những người Bugis là một nhóm sắc tộc đến từ Nam Sulawesi, Indonesia. Từ thời xa xưa, những người này đã ghi dấu ấn vào lịch sử hàng hải Indonesia. Như những thương buôn, người Bugis không những rong ruổi khắp quần đảo mà vượt đại dương để buôn bán.

Để vượt qua nhiều đại dương khắc nghiệt, họ phải sáng tạo ra một con thuyền vững chắc. Do đó, họ đã chế tác ra loại thuyền buồm Pisini.

Thuyền buồm Pisini được đóng ở Batilang với công cụ và kỹ thuật truyền thống, bằng gỗ cây dewata và welengreng vì chúng “cứng như sắt”, không bị mục nát và nứt nẻ.

Những người thợ thủ công lành nghề sẽ chế tác các thanh gỗ mảnh và dài. Sau đó, họ sẽ lắp ráp thành thân tàu trông giống như khung xương sườn của cá voi và hoàn thiện chúng. Những con tàu Pisini có thể nặng tới 200 tấn, vận chuyển các loại hàng hóa quanh những quần đảo rộng lớn của Indonesia, thậm chí vươn ra các nước láng giềng.

Khác với số phận của nghề đóng tàu gỗ truyền thống tại Syria, ở Indonesia, những con tàu mang hình dáng bao thế kỷ nay vẫn tồn tại và được trọng dụng.

Ngày nay, mặc dù đã có những con tàu vỏ sắt hiện đại và tải trọng lớn hơn hàng nghìn lần nhưng những con tàu truyền thống Pisini vẫn được sử dụng để chở gỗ, vật liệu xây dựng, lương thực và hàng hóa tiêu dùng tới hơn 17.000 đảo lớn nhỏ của Indonesia. Nhiều con tàu Pisini cũng được cải tạo, trang bị cabin hiện đại, phòng ngủ, nhà bếp và nhà vệ sinh để phục vụ du khách trong các chuyến lặn biển.

Đọc thêm

Cuba: Đầu tư vào lĩnh vực khách sạn và nhà hàng tăng 112% Nhìn ra thế giới

Cuba: Đầu tư vào lĩnh vực khách sạn và nhà hàng tăng 112%

TTTĐ - Cuba đầu tư cho ngành “công nghiệp không khói” chiếm 36,5% trong tổng số 43,120 tỷ peso (1,796 tỷ USD) ngân sách dành cho phát triển trong nửa đầu năm nay.
Các chuyên gia Mỹ - Latinh khẳng định Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là nhà lý luận vĩ đại của chủ nghĩa xã hội Thế giới 24h

Các chuyên gia Mỹ - Latinh khẳng định Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là nhà lý luận vĩ đại của chủ nghĩa xã hội

Các chuyên gia ở Mỹ Latinh đã bày tỏ lòng tiếc thương, nêu bật vai trò, đóng góp của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Truyền thông Argentina đánh giá cao ý nghĩa của Hiệp định Geneva năm 1954 Nhìn ra thế giới

Truyền thông Argentina đánh giá cao ý nghĩa của Hiệp định Geneva năm 1954

Sau chiến thắng Điện Biên Phủ vang dội, Hiệp định Geneva về hòa bình cho Việt Nam năm 1954 là thắng lợi đầu tiên và vô cùng quan trọng của ngành ngoại giao Việt Nam; tạo tiền đề, cơ sở pháp lý cho cuộc kháng chiến lâu dài của Nhân dân Việt Nam.
Singapore mang loạt trải nghiệm hấp dẫn đến du khách Nhìn ra thế giới

Singapore mang loạt trải nghiệm hấp dẫn đến du khách

TTTĐ - Mùa hè này, quốc đảo Singapore sẽ mang đến hàng loạt trải nghiệm hấp dẫn đến du khách đến từ khắp nơi trên thế giới.
Vienna - thành phố đáng sống nhất thế giới Nhìn ra thế giới

Vienna - thành phố đáng sống nhất thế giới

TTTĐ - Thủ đô Vienna của Áo một lần nữa được “xướng tên” là thành phố đáng sống nhất trên thế giới.
Dự trữ vàng Ngân hàng Trung ương toàn cầu dự kiến sẽ tăng Nhìn ra thế giới

Dự trữ vàng Ngân hàng Trung ương toàn cầu dự kiến sẽ tăng

TTTĐ - Theo Hội đồng Vàng Thế giới, dự trữ vàng của các Ngân hàng Trung ương dự kiến sẽ tăng trong năm tới mặc dù giá vàng cao.
Tàu Thường Nga-6 hạ cánh xuống phần tối Mặt Trăng Nhìn ra thế giới

Tàu Thường Nga-6 hạ cánh xuống phần tối Mặt Trăng

Sáng 2/6, tàu Thường Nga-6 (Chang'e-6) đã hạ cánh xuống phần tối của Mặt Trăng, lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại tiến hành thu thập mẫu vật.
Hàn Quốc cần trên 62.000 lao động nước ngoài Nhìn ra thế giới

Hàn Quốc cần trên 62.000 lao động nước ngoài

Hàn Quốc sẽ cần khoảng 62.000 lao động thời vụ người nước ngoài để đáp ứng tình trạng thiếu nhân lực khu vực nông thôn trong mùa cao điểm.
Đưa quan hệ Việt Nam - Cuba sang giai đoạn đồng hành phát triển Nhìn ra thế giới

Đưa quan hệ Việt Nam - Cuba sang giai đoạn đồng hành phát triển

Vừa qua, tại La Habana, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang đã hội kiến với đồng chí Miguel Diaz-Canel, Bí thư Thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Cuba, Chủ tịch nước Cuba.
Cuba nỗ lực đảm bảo an sinh bất chấp khó khăn kinh tế Nhìn ra thế giới

Cuba nỗ lực đảm bảo an sinh bất chấp khó khăn kinh tế

Chủ tịch Cuba Miguel Díaz-Canel khẳng định nước này đang rất nỗ lực để đảm bảo lương thực cho người dân, giữa vô vàn khó khăn về kinh tế, bao gồm cả những trở ngại do bị bao vây cấm vận.
Xem thêm