Tag
Dự thảo Luật Tổ chức TAND sửa đổi

Thực hiện tinh thần cải cách tư pháp mạnh mẽ theo Nghị quyết 27

Muôn mặt cuộc sống 09/11/2023 09:23
aa
TTTĐ - Dự thảo Luật Tổ chức TAND (Tòa án Nhân dân) trình Quốc hội không còn quy định nhiệm vụ thu thập chứng cứ của Tòa án trong quá trình tố tụng xét xử như quy định của Luật Tổ chức TAND năm 2014, thể hiện tinh thần cải cách tư pháp mạnh mẽ theo Nghị quyết 27 về xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN. Việc bỏ nhiệm vụ thu thập chứng cứ của Tòa án là cần thiết.
Khắc phục tồn tại, nâng cao chất lượng xét xử của hệ thống Tòa án Quốc hội sẽ cho ý kiến dự thảo Luật Tổ chức TAND (sửa đổi)

Điều 102 của Hiến pháp 2013 quy định: “Tòa án Nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp”. Như vậy, ở tầm hiến định, cơ sở pháp lý cao nhất đã ghi nhận cụ thể và đầy đủ hơn trước đây về quyền tư pháp.

Theo đó, quyền tư pháp chính là quyền xét xử và một số quyền năng khác do Tòa án thực hiện; chủ thể của quyền tư pháp chính là các Tòa án chứ không phải bất kỳ một cơ quan nào khác.

Thực hiện tinh thần cải cách tư pháp mạnh mẽ theo Nghị quyết 27
PGS.TS Nguyễn Ngọc Chí - trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội

Tòa án thực hiện chức năng xét xử và pháp luật quy định quyền hạn, trách nhiệm, quyền, nghĩa vụ trong hoạt động tố tụng giải quyết vụ án, vụ việc. Các quyền hạn, trách nhiệm, quyền và nghĩa vụ đó phải hướng tới thực hiện chức năng xét xử của Tòa án, nói cách khác, chức năng xét xử là trục hướng tâm của các quy định về quyền hạn, trách nhiệm, quyền và nghĩa vụ cho Tòa án.

Những nhiệm vụ không phục vụ cho việc thực hiện chức năng xét xử, thực hiện quyền tư pháp của Tòa được xem như trái quy luật, thể hiện tư duy không nhất quán, thiếu tính logic. Với cách tiếp cận này, việc loại bỏ nghĩa vụ thu thập chứng cứ của Tòa án trong quá trình tố tụng giải quyết vụ án mà dự thảo Luật nêu ra là hoàn toàn hợp lý, logic, phù hợp với thực tiễn hoạt động tố tụng.

Tòa án được xác định có vị trí trung tâm trong hoạt động tố tụng, do xuất phát từ chức năng xét xử là chức năng duy nhất, riêng có của Tòa án mà không có bất kỳ cơ quan, tổ chức nào có được. Để bảo đảm thực hiện đúng chức năng đó, Tòa án phải được thoát ra khỏi nhiệm vụ đi tìm sự thật khách quan của vụ án để rồi từ đó đóng luôn cả vai trò của phía buộc tội.

Cần bỏ một số thẩm quyền của Tòa án

Việc Tòa án có thẩm quyền trả hồ sơ để điều tra bổ sung, có trách nhiệm chứng minh tội phạm, có thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự hoặc nghĩa vụ thu thập chứng cứ theo các quy định của Luật Tổ chức TAND năm 2014, của Bộ luật TTHS năm 2015 là chưa phù hợp với các nguyên tắc quan trọng của tố tụng tranh tụng.

Vì vậy, để nguyên tắc “Tranh tụng trong xét xử được bảo đảm” (Điều 26 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015) được triển khai thực chất, có hiệu quả đòi hỏi thẩm quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ thuộc các chức năng tố tụng khác không phải là chức năng xét xử của Tòa án cần được loại bỏ. Thay vào đó, Tòa án phải thực sự bảo đảm được tự do tranh luận, tự do trình bày quan điểm, chứng cứ của các bên: Buộc tội - Bào chữa.

Tòa án phải là chủ thể trung tâm của hoạt động xét xử theo nghĩa tạo mọi điều kiện cho những hoạt động tố tụng nói trên. Yếu tố “vô tư”, “khách quan” chính là chỗ này chứ không chỉ dừng lại ở đòi hỏi về sự “vô tư, khách quan” của cá nhân các Thẩm phán khi xem xét chứng cứ, lời khai, khi quyết định về định tội danh và hình phạt.

Dự thảo Luật Tổ chức TAND sửa đổi thể hiện tinh thần cải cách tư pháp mạnh mẽ
Kỳ họp thứ sáu, Quốc hội khóa XV

Hiến pháp năm 2013 và các Bộ luật tố tụng của nước ta đều quy định nguyên tắc “Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật; nghiêm cấm cơ quan, tổ chức, cá nhân can thiệp vào việc xét xử của Thẩm phán, Hội thẩm”.

Tuy nhiên, bảo đảm sự độc lập của Thẩm phán, Hội thẩm trong xét xử, trên thực tế chưa đạt được như mong muốn, bên cạnh đó, cải cách tư pháp trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền còn đòi hỏi phải thể chế hóa các điều kiện để thực hiện hiệu quả nguyên tắc độc lập này.

Mục đích của độc lập tư pháp, độc lập Tòa án hướng tới bảo đảm cho Thẩm phán được độc lập trong xét xử để Tòa án thuận tiện hơn trong việc phục vụ công lý, bảo vệ quyền lợi của các bên.

Tính độc lập đó thể hiện ở việc Thẩm phán phải có quyền quyết định các vụ việc một cách vô tư, không thiên vị, dựa trên bản chất của sự việc và theo luật pháp mà không chịu những hạn chế, tác động hay ảnh hưởng không phù hợp, hoặc sự dụ dỗ, sức ép, đe doạ hay can thiệp sai trái, một cách trực tiếp hay gián tiếp, từ bất cứ chủ thể nào, với bất cứ lý do nào.

Vì vậy, để Thẩm phán được độc lập cần có những quy định pháp lý như: Thẩm phán được bổ nhiệm suốt đời chứ không phải là bổ nhiệm theo nhiệm kỳ; được miễn trừ trách nhiệm pháp lý do rủi ro nghề nghiệp trừ khi họ phạm vào những tội đặc biệt nguy hiểm xâm phạm an ninh quốc gia; có chế độ đãi ngộ cao phù hợp, đồng thời với việc tăng cường trách nhiệm của Thẩm phán; tạo được sự tôn vinh của xã hội đối với Thẩm phán... cần được nghiên cứu đưa vào Dự thảo Luật Tổ chức TAND lần này.

Bên cạnh đó, các thủ tục tố tụng cần phải quy định theo hướng bảo đảm sự độc lập của Tòa án, của Thẩm phán trong quá trình giải quyết vụ án. Những quy định về trách nhiệm ngoài chức năng xét xử của Tòa án như: Trách nhiệm chứng minh tội phạm, trách nhiệm khởi tố vụ án hình sự, nghĩa vụ thu thập chứng cứ... cần được loại bỏ.

Có như vậy, Thẩm phán mới không bị phân tâm vào những trách nhiệm ngoài xét xử đôi khi trái với nguyên tắc độc lập khi đưa ra những phán quyết đối với các tranh chấp, vi phạm mà mình đang giải quyết.

Dự thảo Luật Tổ chức TAND sửa đổi thể hiện tinh thần cải cách tư pháp mạnh mẽ
Dự thảo Luật Tổ chức Tòa án (sửa đổi) sẽ được Quốc hội cho ý kiến chiều nay (9/11)

Tòa án không thể làm thay Cơ quan điều tra

Điều tra thu thập chứng cứ là hoạt động tố tụng, đồng thời còn là nghề nghiệp cần phải được đào tạo, rèn luyện, thử thách đòi hỏi người làm công tác điều tra phải có kiến thức pháp luật sâu rộng, nghiệp vụ tinh thông, kỹ năng nghề nghiệp sắc sảo, bản lĩnh vững vàng, phẩm chất chính trị kiên định mới có thể hoàn thành nhiệm vụ điều tra thu thập chứng cứ.

Có thể lãng mạn một chút khi đưa ra nhận xét cho rằng, hoạt động điều tra thu thập chứng cứ không chỉ là nghề nghiệp đơn thuần mà nó đã trở thành nghệ thuật được nhào nặn, bồi đắp, dựng xây bởi bản tay của các Điều tra viên - chính họ mới là các nghệ sỹ tài ba trong việc tìm ra chân lý khách quan của vụ án.

Như vậy, điều tra thu thập chứng cứ vô cùng khó khăn, phức tạp nên không thể trao cho ai khác ngoài các điều tra viên. Việc loại bỏ quy định nghĩa vụ điều tra, thu thập chứng cứ của Tòa án trong Luật hiện hành hoàn toàn phù hợp.

Trong vụ án hình sự, hoạt động điều tra được giao cho CQĐT, các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, Điều tra viên và những người có thẩm quyền tiến hành một số hoạt động điều tra nên Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 không quy định Tòa án, Thẩm phán, Hội thẩm có nghĩa vụ điều tra thu thập chứng cứ.

Vì vậy, loại bỏ quy định nhiệm vụ thu thập chứng cứ trong Luật Tổ chức TAND trong trường hợp này thể hiện sự tương thích với quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự, bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật.

Đối với các vụ án phi hình sự (dân sự, hôn nhân gia đình, kinh tế, hành chính...) cần triệt để thực hiện nguyên tắc quyền tự định đoạt của các bên. Do vậy, việc thu thập chứng cứ là trách nhiệm, đồng thời là quyền của các bên.

Tòa án không nên, không cần và không thể gánh vác trách nhiệm thu thập chứng cứ ngay cả trong trường hợp “Tòa án hỗ trợ đương sự là người yếu thế trong xã hội thu thập chứng cứ trong vụ việc dân sự, vụ án hành chính theo quy định của pháp luật” (Khoản 3, Điều 15 Dự thảo).

Thay vào đó bằng quy định “Tòa án yêu cầu Trung tâm hỗ trợ pháp lý, các tổ chức Luật sư trợ giúp đương sự là người yếu thế trong xã hội thu thập chứng cứ trong vụ việc dân sự, vụ án hành chính theo quy định của pháp luật”.

Đọc thêm

Quảng Nam: Đặt tên xã, phường mới gắn với lịch sử, văn hóa Muôn mặt cuộc sống

Quảng Nam: Đặt tên xã, phường mới gắn với lịch sử, văn hóa

TTTĐ - Chiều 21/4, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Nam khóa XXII đã ban hành Nghị quyết số 46-NQ/TU về việc điều chỉnh tên gọi các đơn vị hành chính cấp xã (mới) trên địa bàn tỉnh.
Tăng cường quản lý Nhà nước về quảng cáo sữa, thực phẩm trên báo chí Muôn mặt cuộc sống

Tăng cường quản lý Nhà nước về quảng cáo sữa, thực phẩm trên báo chí

TTTĐ - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) đã có văn bản số 1703/BVHTTDL-VHCSGĐTV gửi Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử; Cục Báo chí; Cục Xuất bản, In và Phát hành; Cục Văn hóa cơ sở, Gia đình và Thư viện; Thanh tra Bộ về việc triển khai Công điện số 40/CĐ-TTg ngày 17/4/2025 của Thủ tướng Chính phủ về xử lý vụ việc sản xuất, phân phối sữa giả.
Phụ nữ Thủ đô đồng thuận chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã Muôn mặt cuộc sống

Phụ nữ Thủ đô đồng thuận chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã

TTTĐ - Các cấp hội phụ nữ Hà Nội đang tích cực tham gia lấy ý kiến Nhân dân về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn theo Hướng dẫn số 02/HD-UBND ngày 17/4/2025 của UBND TP Hà Nội.
Hơn 99% người dân đồng thuận phương án sắp xếp đơn vị hành chính Muôn mặt cuộc sống

Hơn 99% người dân đồng thuận phương án sắp xếp đơn vị hành chính

TTTĐ - Theo thông tin từ UBND quận Ba Đình, quận đã lấy ý kiến 58.256 cử tri đại diện hộ gia đình, tỷ lệ đạt 99,48% tổng số hộ gia đình trên địa bàn. Trong đó, tỷ lệ người dân đồng thuận phương án sắp xếp đơn vị hành chính tại địa bàn quận đạt 99,07%.
75 năm lan tỏa sứ mệnh người làm báo cách mạng Muôn mặt cuộc sống

75 năm lan tỏa sứ mệnh người làm báo cách mạng

TTTĐ - Kỷ niệm 75 năm Ngày thành lập Hội Nhà báo Việt Nam (21/4/1950 - 21/4/2025) là dịp để nhìn lại chặng đường vẻ vang, khẳng định bản lĩnh, vai trò và khát vọng phát triển của những người làm báo cách mạng - những chiến sĩ tiên phong trên mặt trận tư tưởng văn hóa, đồng hành cùng dân tộc bước vào kỷ nguyên vươn mình mạnh mẽ.
Giữ vững "mắt sáng, lòng trong, bút sắc" trong kỷ nguyên số Muôn mặt cuộc sống

Giữ vững "mắt sáng, lòng trong, bút sắc" trong kỷ nguyên số

Sáng 21/4, Lễ kỷ niệm 75 năm Ngày thành lập Hội Nhà báo Việt Nam và Hội nghị toàn quốc Hội Nhà báo Việt Nam năm 2025 đã chính thức diễn ra tại Hà Nội.
Tỉnh Cà Mau mới có 64 phường, xã là “vựa tôm” cả nước Xã hội

Tỉnh Cà Mau mới có 64 phường, xã là “vựa tôm” cả nước

TTTĐ - Theo dự thảo đề án sáp nhập tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu vừa được 2 địa phương thông qua, để thành tỉnh Cà Mau mới có 64 đơn vị hành chính cấp xã, giảm 61% so với hiện nay và sẽ là “vựa tôm” của cả nước. Các dự thảo đề án đang được lấy ý kiến cử tri để chậm nhất ngày 1/5/2025 sẽ báo cáo Trung ương.
TP Hồ Chí Minh: Thống nhất vinh danh 60 cá nhân tiêu biểu Muôn mặt cuộc sống

TP Hồ Chí Minh: Thống nhất vinh danh 60 cá nhân tiêu biểu

TTTĐ - Sở Nội vụ TP Hồ Chí Minh vừa thông tin về việc Ban Thường vụ Thành ủy TP Hồ Chí Minh đã thông qua đề xuất của Đảng ủy UBND thành phố về tôn vinh 60 cá nhân (có 31 cá nhân đã mất) tiêu biểu trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ và phát triển TP Hồ Chí Minh giai đoạn 1975 - 2025.
Xử phạt cá nhân đăng tải thông tin xúc phạm Công an Quảng Ninh Muôn mặt cuộc sống

Xử phạt cá nhân đăng tải thông tin xúc phạm Công an Quảng Ninh

TTTĐ - Phòng An ninh chính trị nội bộ, Công an tỉnh Quảng Ninh vừa có quyết định xử phạt 5 triệu đồng đối với 1 cá nhân về hành vi đăng tải thông tin có nội dung xúc phạm uy tín, danh dự của lực lượng Công an Nhân dân.
Một triệu cuốn sách lan tỏa tri thức, giúp nông dân Việt làm giàu Muôn mặt cuộc sống

Một triệu cuốn sách lan tỏa tri thức, giúp nông dân Việt làm giàu

TTTĐ - Hướng đến mục tiêu lan tỏa tri thức và nâng cao năng lực phát triển kinh tế cho người nông dân, ngày 20/4, Halotimes chính thức khởi động chiến dịch cộng đồng “Một triệu cuốn sách làm giàu cho nông dân Việt Nam” thông qua Ngày hội tặng sách diễn ra tại Phố sách Hà Nội (phố 19/12, Hoàn Kiếm, Hà Nội).
Xem thêm