Tag

Tiến sĩ dân tộc K’ho Cil Duin tâm huyết với sự nghiệp “trồng người”

Phóng sự 20/07/2021 17:57
aa
TTTĐ - Với niềm say mê tri thức, chàng thanh niên Cil Durin đã nỗ lực hết mình để mở ra một chân trời mới ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số huyện Lạc Dương. Anh là tiến sĩ đầu tiên của dân tộc K’ho, trở thành niềm tự hào của buôn làng.
Chuỗi hoạt động “Chợ quê- Ký ức tuổi thơ” tại Làng Văn hóa- Du lịch các dân tộc Việt Nam Khẩn trương triển khai kế hoạch cụ thể Chương trình Mục tiêu quốc gia về dân tộc thiểu số Hà Nội chuẩn bị tổ chức biểu dương các gia đình dân tộc thiểu số làm kinh tế giỏi

Nỗ lực theo đuổi con chữ

Anh Cil Duin là người dân tộc K’ho, sinh ra và lớn lên trong một gia đình nghèo có 9 người con tại xã Lát, dưới chân núi Lang Biang, huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng. Thời anh còn nhỏ, nhận thức của người dân nơi đây còn hạn hẹp, chuyện học hành vốn không được đề cao. Con trẻ đều trốn sách vở, bảng đen theo mẹ cha vào rừng, lên rẫy. Cil Duin thuở nhỏ cũng không ngoại lệ.

Anh Cil Duin - Tiến sĩ người dân tộc K’ho đầu tiên
Anh Cil Duin - Tiến sĩ đầu tiên người dân tộc K’ho

Năm 11 tuổi, Cil Duin vào lớp 1. Khi đó, cậu học trò nhỏ vẫn chỉ có suy nghĩ đi học cho có, bố mẹ bảo đi học thì phải đi. Mò mẫm mãi mới tích lũy được ít ỏi chút vốn tiếng phổ thông, đến cuối cấp tiểu học mà Duin cũng chỉ viết được những đoạn văn ngắn. Anh từng suýt bỏ học hồi giữa lớp 5 vì quá chán nản.

Sống cả đời trong nghèo khó nhưng cha mẹ Cil Duin là người dân tộc thiểu số hiếm hoi ở xã Lát có tư tưởng tiến bộ. Chính họ đã gieo vào tâm hồn đứa con trai bé nhỏ của mình niềm tin với con chữ. Bởi vậy, khi biết tin con nghỉ học, cha Duin không la mắng mà dắt tay cậu đến lớp, gửi lại cô giáo.

“Nếu không học thì cuộc đời con cũng sẽ giống như cuộc đời cha”, câu nói giản dị của cha như một lời nhắc nhở, làm thay đổi suy nghĩ của Duin. Anh quyết tâm theo con đường học hành để không phải suốt đời sống trong nghèo khó, chẳng bao giờ biết đến những chân trời mới giống như cha mình.

Từ khi hạ quyết tâm, kết quả học tập của Duin tiến bộ rõ rệt. Học hết cấp phổ thông ở trường Dân tộc nội trú tỉnh Lâm Đồng, anh thi đỗ vào Khoa Lịch sử tại Đại học Sư phạm Huế. Sau khi tốt nghiệp, Duin trở về Lạc Dương làm giáo viên Trường THPT Lang Bian, chính thức bắt đầu hành trình “gieo” ánh sáng tri thức cho quê hương nghèo.

Tấm gương sáng của buôn làng

Trong quá trình giảng dạy, chàng cử nhân Duin vẫn mong muốn học lên cao hơn nữa. Năm 2005, anh thi đậu cao học ngành Lịch sử Việt Nam của trường Đại học Đà Lạt. Dù hiểu rất mơ hồ về trình độ bậc học nhưng người cha già vẫn động viên con học tới khi nào “hết chữ” thì nghỉ. Cả huyện nghèo Lạc Dương thời ấy chỉ duy nhất Cil Duin lên tới cao học.

Nhận bằng thạc sĩ, Duin được bổ nhiệm làm Phó Hiệu trưởng Trường THPT Lang Bian. Niềm khát khao tri thức trong anh vẫn không dừng lại. Năm 2012, Cil Duin trúng tuyển học bổng đi làm nghiên cứu sinh tiến sĩ ở nước ngoài, chuyên ngành Quản lý kinh tế giáo dục.

Anh hoàn thành chương trình với học vị Tiến sĩ tại Trường Đại học Sư phạm Bắc Kinh (Trung Quốc) năm 2015. Cil Duin là người dân tộc K’ho đầu tiên làm được điều này. Trở về quê nhà, Tiến sĩ Duin được tín nhiệm giao trọng trách Phó Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Lạc Dương.

Tiến sĩ Cil Duin đến tận các gia đình đồng bào vận động con em đến trường
Tiến sĩ Cil Duin đến tận các gia đình đồng bào vận động con em đến trường

Với trọng trách được giao phó, anh đã và đang nỗ lực hết mình để góp phần thúc đẩy việc học ở quê hương. Từ một “vùng trũng” về giáo dục với rất nhiều khó khăn, sự nghiệp giáo dục, đào tạo huyện Lạc Dương đã có bước phát triển vượt bậc. Toàn huyện có tổng số 6.860 học sinh, trong đó có 4.668 học sinh là con em đồng bào dân tộc thiểu số, chiếm tỷ lệ 68%. 16/20 trường thuộc bốn cấp học đạt chuẩn quốc gia.

Câu chuyện về hành trình đeo đuổi con chữ tới cùng của Tiến sĩ Duin luôn được mọi người nhắc tới như tấm gương sáng khi giáo dục con cái. Phụ huynh cũng dành nhiều thời gian chăm lo, quan tâm việc học của con trẻ với mong muốn thế hệ sau tiếp cận được văn minh tiên tiến trên thế giới như anh Duin. Ngay cả khi không còn dạy học mà chuyển sang công tác quản lý giáo dục, người trong buôn làng vẫn kính trọng gọi anh là thầy.

Bước ra khỏi tư duy buôn làng, học vì tương lai của chính mình, Tiến sĩ Cil Duin đã thay đổi nhận thức của cả cộng đồng. Tiến sĩ đầu tiên, niềm tự hào của người dân tộc K’ho Duin đã, đang góp sức cùng mọi người “tìm lại tấm da trâu bị mất”.

Đọc thêm

Làng chài miền Tây giữa đại ngàn Tây Nguyên Phóng sự

Làng chài miền Tây giữa đại ngàn Tây Nguyên

TTTĐ - 29 hộ dân làng chài miền Tây sống lênh đênh, trôi nổi như được “hồi sinh” giữa đại ngàn Tây Nguyên khi được Nhà nước cấp đất, hỗ trợ nơi ở ổn định trên đất liền.
Bài 5: Điểm tựa tâm linh trên đảo tiền tiêu Phóng sự

Bài 5: Điểm tựa tâm linh trên đảo tiền tiêu

TTTĐ - Tiếng chuông chùa ngân vang giữa sóng nước Trường Sa, càng giúp mỗi người cảm nhận sâu sắc hơn về chủ quyền biển đảo thiêng liêng. Những ngôi chùa ở quần đảo này chính là điểm tựa tâm linh, góp phần khẳng định, mỗi tấc đất, ngọn sóng đều thấm đẫm khát vọng chinh phục thiên nhiên, khát vọng độc lập tự chủ của người dân đất Việt.
Bài 4: Sức sống xanh giữa mặn mòi biển cả Phóng sự

Bài 4: Sức sống xanh giữa mặn mòi biển cả

TTTĐ - Đến với Trường Sa, ngoài được chứng kiến, nghe nhiều câu chuyện can trường của người lính đảo, chúng tôi còn được ngắm nhìn những bông hoa bàng vuông, cây mù u, phong ba, bão táp, cây tra xanh rì, mạnh mẽ vươn mình giữa nắng gió biển cả. Những loài cây di sản này như biểu tượng cho sức sống mãnh liệt của người lính đảo nơi đây.
Bài 3: “ Mắt biển ” không bao giờ tắt Phóng sự

Bài 3: “ Mắt biển ” không bao giờ tắt

TTTĐ - Trong suốt hơn 30 năm nay, ngọn hải đăng đảo Song Tử Tây, thuộc quần đảo Trường Sa vẫn luôn sừng sững giữa vùng biển thiêng liêng của Tổ quốc. Không chỉ ngày đêm chiếu sáng, soi đường dẫn lối cho tàu thuyền qua lại an toàn mà hải đăng còn đánh dấu tọa độ, làm điểm tựa cho ngư dân khi ra biển Đông đánh bắt hải sản, là cột mốc khẳng định chủ quyền biển, đảo của đất nước Việt Nam.
Bài 2: Lớp học đặc biệt giữa trùng khơi sóng gió Phóng sự

Bài 2: Lớp học đặc biệt giữa trùng khơi sóng gió

TTTĐ - Đặt chân lên xã Song Tử Tây, Sinh Tồn, huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hoà, chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng trước những điều đặc biệt nơi đây. Giữa biển khơi mênh mông là quần đảo có những lớp học và người thầy đang ngày đêm ươm mầm xanh tương lai cho đất nước.
Những “cột mốc sống” ở Trường Sa Phóng sự

Những “cột mốc sống” ở Trường Sa

TTTĐ - Đến với huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hoà, chúng tôi cảm nhận thấy không chỉ có con người ở đây mà mỗi tấc đất, sải biển, công trình trên đảo cũng chính là những “cột mốc sống” khẳng định chủ quyền của Tổ quốc nơi tiền tiêu. Tất cả sự hiện diện nơi đầu sóng ngọn gió này đều giữ trọng trách lớn lao, giữ cho đảo vững, bờ yên.
Những người lính quân hàm xanh vững vàng nơi biên cương Phóng sự

Những người lính quân hàm xanh vững vàng nơi biên cương

TTTĐ - Nơi “cổng trời” biên giới, tiếng chim kêu ríu rít, những chồi non bắt đầu nảy lộc, báo hiệu một mùa Xuân nữa lại về, nhưng với cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Đăk Blô, xã Đăk Blô, huyện Đăk Glei (tỉnh Kon Tum) đây là thời điểm phải căng mình, vững vàng tay súng để bảo vệ từng tấc đất biên cương.
Hương Tết "làng" chổi đót Phóng sự

Hương Tết "làng" chổi đót

TTTĐ - Nằm sâu trong con hẻm nhỏ quanh chợ Bình Tiên (Quận 6, TP Hồ Chí Minh), có những người dù đã vào độ tuổi xế chiều nhưng vẫn luôn miệt mài dệt lên từng bó chổi, mặc cho bụi bặm và sự mai một của thời gian. Mỗi dịp Tết đến, "làng" chổi đót nơi đây ngoài sự tất bật để kịp những đơn hàng, công việc này còn là cả những ký ức, nó mang theo giá trị truyền thống vượt thời gian.
Bài 4: Gửi niềm tin, yêu thương ở lại Phóng sự

Bài 4: Gửi niềm tin, yêu thương ở lại

TTTĐ - Trong những năm qua, thành phố Hà Nội đã không ngừng quan tâm, hỗ trợ, dành trọn niềm tin, tình yêu đối với Trường Sa. Một trong các hoạt động ý nghĩa đó là việc xây dựng và trao tặng các công trình nhà khách, nhà văn hóa, những món quà thiết thực, góp phần làm phong phú đời sống vật chất, tinh thần của cán bộ, chiến sĩ và Nhân dân trên các đảo.
Bài 3: Vững vàng cánh sóng Ra đa Phóng sự

Bài 3: Vững vàng cánh sóng Ra đa

TTTĐ - Nhiệm vụ “vạch nhiễu tìm thù” luôn gắn liền với thử thách, hiểm nguy, bởi yêu cầu nhiệm vụ đặt ra ngày càng cao, trong khi khí hậu, thời tiết khắc nghiệt thế nhưng những “mắt thần” ngày đêm vẫn tỏ, vươn xa cánh sóng, khép kín trường Ra đa bảo vệ vững chắc biển trời nơi tiền tiêu Trường Sa.
Xem thêm