Tình hình trật tự xây dựng tại TP Hồ Chí Minh chuyển biến tích cực
TP Thủ Đức “loạn” nhà không phép, sai phép Bài 5: Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo nâng cao hiệu quả công tác quản lý trật tự xây dựng TP Thủ Đức “quên” cưỡng chế 17 công trình vi phạm “khủng” |
Nhà tôn không phép trong một dự án nhà ở trên đường Trường Lưu, phường Long Trường, TP Thủ Đức |
Cụ thể, ngành chức năng thành phố đã xử lý công trình sai phép 100 trường hợp (giảm 8 trường hợp so với cùng kỳ năm 2022); Không phép có 37 trường hợp (giảm 38 trường hợp so với cùng kỳ năm 2022); Vi phạm khác là 70 trường hợp (tăng 7 trường hợp so với cùng kỳ năm 2022), chủ yếu là các công trình không che chắn, rơi vãi vật liệu xây dựng...).
Mặt khác, Thanh tra Sở đã tham mưu Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh ban hành 22 quyết định; Chuyển Chủ tịch UBND cấp huyện ban hành 182 quyết định; Chánh Thanh tra Sở Xây dựng ban hành 23 Quyết định; Tham mưu ban hành 4 quyết định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
Theo báo cáo của Sở Xây dựng TP Hồ Chí Minh, sau 4 năm thực hiện Chỉ thị 23-CT/TU của Ban Thường vụ Thành ủy và Kế hoạch 3333/KH-UBND của UBND TP Hồ Chí Minh về lập lại trật tự xây dựng, tình hình quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn có nhiều chuyển biến tích cực. Cụ thể, trong thời gian từ ngày 15/7/2019 đến 15/6/2023, tổng số vi phạm là 2.699 công trình, bình quân là 1,8 vụ/ngày, giảm 6,7 vụ/ngày, tỷ lệ giảm là 79%; So với số vụ bình quân trước thời điểm ban hành chỉ thị là 8,5 vụ/ngày.
Nếu tính riêng 6 tháng đầu năm 2023, tổng số công trình vi phạm là 170, bình quân 0,9 vụ/ngày, giảm 7,6 vụ/ngày, tỷ lệ giảm là 89%. Trong thời gian này cũng có 184 cán bộ, viên chức thuộc Sở Xây dựng, các quận, huyện bị xử lý kỷ luật dưới nhiều hình thức, như khiển trách, cảnh cáo, cách chức… đặc biệt buộc thôi việc 2 trường hợp.
Liên quan đến việc tháo gỡ khó khăn cho các dự án bất động sản, ông Bùi Văn Hiếu, Chánh Văn phòng Sở Xây dựng TP cho biết, báo cáo về tình hình thị trường bất động sản TP quý II/2023 của Sở Xây dựng gửi UBND TP đã đánh giá có tín hiệu hồi phục nhưng chưa ổn định. Dự đoán thị trường bất động sản TP Hồ Chí Minh trong quý III/2023 vẫn chưa có chuyển biến mạnh mẽ do không nhiều dự án được xây dựng mới.
Thực tế từ cuối năm 2022, TP Hồ Chí Minh đã vào cuộc, tập trung tháo gỡ các vướng mắc pháp lý chung và của từng dự án, có giải pháp phối hợp liên ngành để tháo gỡ những khó khăn khác nhau. Đến nay, việc tháo gỡ khó khăn cho dự án bất động sản đã trở thành công việc thường xuyên của chính quyền thành phố với tinh thần khẩn trương, chủ động.
TP Hồ Chí Minh cũng đã phân loại dự án, phân nhóm vướng mắc (đất đai, quy hoạch, đầu tư, xây dựng, nghĩa vụ tài chính...), thẩm quyền xử lý (sở ngành, quận huyện, UBND TP, Bộ ngành, Trung ương...).
"Sắp tới, để có giải pháp tháo gỡ phù hợp cho từng trường hợp và tổng thể của ngành Xây dựng, thành phố sẽ giao trách nhiệm cho từng sở ngành giải quyết vướng mắc liên quan đến chức năng của mình cho đến khi được tháo gỡ, không chuyển các sở ngành khác giải quyết; Thường xuyên trao đổi, làm việc với doanh nghiệp bất động sản có dự án vướng mắc để hướng dẫn thực hiện", ông Bùi Văn Hiếu nói thêm.