Tag

Tôn sư trọng đạo - truyền thống văn hóa quý báu của người Hà Nội

Người Hà Nội 20/11/2022 08:00
aa
TTTĐ - Tôn sư trọng đạo là đạo lý, mang đậm giá trị nhân văn của người Hà thành nói riêng và dân tộc Việt Nam nói chung. Truyền thống này đã được ông cha ta tạo dựng, bồi đắp từ ngàn xưa cho đến nay. Trải qua thời gian, dù xã hội có phát triển và đổi thay thì vốn quý ấy vẫn là một nét đẹp rất đáng tự hào trong văn hóa người Hà Nội.
Tiếp nối truyền thống “tôn sư trọng đạo” trong thời đại mới

Mỗi năm, khi dịp 20/11 - Ngày Nhà giáo Việt Nam cận kề, lại có rất nhiều câu chuyện xung quanh truyền thống “tôn sư trọng đạo”. Hà Nội là Thủ đô ngàn năm văn hiến, chính vì thế truyền thống tôn sư trọng đạo vẫn được chúng ta gìn giữ, trân trọng suốt thời gian qua.

Truyền thống hiếu học và tôn sư trọng đạo của người Hà Nội vẫn tỏa sáng qua nhiều thế hệ (Ảnh min họa)
Truyền thống hiếu học và tôn sư trọng đạo của người Hà Nội vẫn tỏa sáng qua nhiều thế hệ (Ảnh min họa)

Nhiều người vẫn hay nói rằng: “Thầy cô là cha mẹ thứ hai của chúng ta”, là người cha người mẹ trên phương diện tinh thần. Họ không trực tiếp sinh ra chúng ta nhưng là người nuôi nấng về mặt tri thức và đạo đức cho ta hằng ngày. Vậy nên truyền thông “tôn sư trọng đạo” vẫn được gìn giữ lâu bền qua bao tháng năm.

Đặc biệt, thống quý báu này được thể hiện rõ nhất ở Thủ đô Hà Nội. Trong bài “Lá cờ” của ca sĩ Tạ Quang Thắng có đoạn:

“Chuyện của cha tôi

Là những giấc mơ dở dang

Là xếp bút nghiên, chiến đấu vì một màu cờ đỏ tươi thấm máu bao người”.

Tôn sư trọng đạo - truyền thống văn hóa quý báu của người Hà Nội

Giống như chiến sĩ ở mọi miền Tổ quốc, khi có chiến tranh, đặc biệt những giai đoạn ác liệt, bao lứa học sinh, sinh viên của Thủ đô xếp bút nghiên lên đường chiến đấu. Một thống kê cho biết, từ năm 1970 đến 1972, có hơn 10.000 sinh viên tại các trường đại học ở Hà Nội lên đường nhập ngũ, trực tiếp tham gia vào cuộc kháng chiến chống Mỹ.

Trong xã hội xưa, thầy giáo được coi là biểu tượng thiêng liêng cho sự học, là “khuôn vàng thước ngọc” của đạo đức, nhân cách để học trò học, noi theo thầy mà trở thành người có đức, có nhân, có tài để đứng ra giúp nước. Trong ba vị trí đặc biệt quan trọng của xã hội xưa “Quân - Sư - Phụ” thì người thầy chỉ đứng sau vua, người được xã hội, Nhân dân đặc biệt coi trọng và tôn vinh, là người mà Nhân dân gửi gắm niềm tin để giúp con em họ học hành mà thành tài. Có nhiều câu tục ngữ, ca dao xưa mang ý nghĩa răn dạy con người về vai trò của người thầy: “Không thầy đố mày làm nên”, “Cơm cha, áo mẹ, chữ thầy”, “Trọng thầy mới được làm thầy”...

Tôn sư trọng đạo - truyền thống văn hóa quý báu của người Hà Nội

Hà Nội trước nay vẫn là trung tâm giáo dục hàng đầu của cả nước, vậy nên truyền thống tôn sư trọng đạo ngày càng được gìn giữ và trân quý. Kinh thành Thăng Long cũng là Hà Nội ngày nay, là nơi có trường đại học đầu tiên trên cả nước, Văn Miếu - Quốc Tử Giám, cũng là nơi vinh danh bia đá rất nhiều những anh tài xuất chúng của cả nước.

Lịch sử khoa bảng Việt Nam, kể từ năm 1076 khi nhà Lý mở khoa thi đầu tiên tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám đến năm 1919 - khoa thi cuối cùng kết thúc chế độ khoa cử phong kiến, cả nước có 2.898 vị tiến sĩ; Riêng xứ Đoài và xứ Sơn Nam thượng - vùng “phên giậu” của Thăng Long - Hà Nội đã có tới 338 vị được khắc tên trên bia đá và công trạng của họ được lưu danh sử sách, nhân dân truyền tụng, tôn vinh. Điều đó chứng minh, Thăng Long là “địa linh sinh anh kiệt”.

Ngày xưa, Thăng Long là Kinh đô, tập trung nhiều người tài giỏi, người muốn làm quan, thi thố với đời phải ra kinh đô thi, chánh chủ khảo cũng là ân sư, vậy nên, rất nhiều vị anh tài xuất chúng được phát triển thử mảnh đất thiêng liêng này. Ngày nay, truyền thống này vẫn được gìn giữ và phát huy.

Truyền thống tôn sư trọng đạo còn ở chỗ, thế hệ nào chúng ta cũng rất hiếu học, coi trọng sự học. GS Nguyễn Lân Dũng từng nói khiêm tốn rằng: “Thế hệ chúng tôi nhiều người giỏi không phải vì chúng tôi giỏi mà chúng tôi có nhiều thầy giỏi. Nhớ lại, tôi thấy thật may mắn được học những người thầy giỏi, tâm huyết với nghề như thầy Lê Bá Thảo dạy môn Địa lý, thầy Hoàng Như Mai dạy Văn, sử là thầy Trần Văn Khang, Họa là họa sĩ Nguyễn Khang, Nhạc là nhạc sĩ Nguyễn Hữu Hiếu… toàn những người giỏi hàng đầu.

Thời đó, các thầy tự học tiếng Nga qua một cuốn sách tiếng Pháp để có kiến thức mới dạy chúng tôi. Các thầy là những tấm gương truyền lại tinh thần tự học. Tốt nghiệp đại học tôi chưa học chút nào về vi sinh vật học, vậy mà tôi phải dạy ngay môn học vi sinh vật. Tôi đã phải tự học, tự tìm đến thầy Đặng Văn Ngữ để hỏi han và thầy Ngữ đã hướng dẫn tôi phải học ngoại ngữ để có kiến thức. Tôi nói thế để thấy quan trọng không phải là học kiến thức, mà quan trọng là các thầy thổi vào lòng chúng tôi lòng yêu khoa học, lòng yêu nghề, tinh thần tự học”.

Tôn sư trọng đạo - truyền thống văn hóa quý báu của người Hà Nội

Có thể thấy Hà Nội là trung tâm là giáo dục của cả nước, nhiều trường đại học chất lượng, yêu cầu về cả kiến thức, kỹ năng ngày càng cao. Hàng năm, không chỉ dịp 20/11, có rất nhiều chương trình để tri ân thầy cô, tri ân sự miệt mài cố gắng, hết mực hết lòng vì thể hệ học sinh tương lai. Các thế hệ học sinh ngày nay cũng luôn phát huy ý thức, dành tình cảm kính trọng cho những “người lái đò”. Các hoạt động để tri ân như văn nghệ, thể dục thể thao, thi đua giành điểm tốt cũng được tổ chức nhiều hơn, biểu dương công lao của người thầy với xã hội.

Ở Hà Nội, các hoạt động như trao giải giáo viên dạy giỏi các cấp, thi đua giáo viên xuất sắc, hay cả những hoạt động thi đua học tập, văn nghệ cho cả thầy và trò vẫn được tổ chức thường xuyên, thu hút được sự tham gia đông đảo từ nhiều trường học trên địa bàn thành phố. Thật đáng mừng khi truyền thông lâu đời và ý nghĩa tôn sư trọng đạo vẫn luôn được phát triển qua tháng năm như vậy

Vai trò của người thầy luôn được đề cao và coi trọng, hình ảnh người thầy giáo luôn tiêu biểu trong mọi tầng lớp của xã hội và nghề giáo được tôn vinh là nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý. Trong quá trình hội nhập, xây dựng con người Hà Nội thanh lịch, văn minh trong giai đoạn này, chúng ta càng thấu hiểu tầm quan trọng của tri thức, của văn hóa, chính vì thế, đạo nghĩa thầy trò vẫn luôn được chúng ta thấm nhuần, đề cao. Đó cũng là đạo lý và lễ nghĩa của toàn xã hội, là dòng chảy xuyên suốt qua mọi thế hệ.

Đọc thêm

Tài năng trẻ góp công sức và tình yêu sáng tạo cho thành phố Nhịp điệu cuộc sống

Tài năng trẻ góp công sức và tình yêu sáng tạo cho thành phố

TTTĐ - Tại Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội năm nay, các tài năng trẻ có mặt ở khắp các nhóm từ nghệ sĩ, kiến trúc sư, giám tuyển đến điều phối viên... đang ngày đêm miệt mài làm việc, cống hiến sức lực cho sự thành công của sự kiện. Thông qua đó, tinh thần sáng tạo trẻ được khơi dậy, lan tỏa, góp phần thúc đẩy phát triển công nghiệp văn hóa của Thủ đô.
Tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc, xây dựng khu dân cư phát triển Người Hà Nội

Tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc, xây dựng khu dân cư phát triển

TTTĐ - Chiều 16/11, Thành ủy viên, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Vũ Thu Hà dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại liên khu dân cư xã Đa Tốn, huyện Gia Lâm.
Thích thú trải nghiệm “những lần đầu tiên” hiếm có của Hà Nội Người Hà Nội

Thích thú trải nghiệm “những lần đầu tiên” hiếm có của Hà Nội

TTTĐ - Diễn ra trong 9 ngày (từ 9/11 - 17/11), Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội mở ra những cơ hội khám phá những di tích lịch sử, công trình di sản cũng như không gian sáng tạo chưa từng có.
Bài toán về xây dựng Công viên văn hóa ven sông Hồng Người Hà Nội

Bài toán về xây dựng Công viên văn hóa ven sông Hồng

TTTĐ - Luật Thủ đô (sửa đổi) được thông qua tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, đã có quy định tập trung nguồn lực, ưu tiên tổ chức thực hiện quy hoạch phân khu sông Hồng, sông Đuống phù hợp với Quy hoạch Thủ đô và Quy hoạch chung Thủ đô. TP Hà Nội được xây dựng trung tâm công nghiệp văn hóa tại bãi sông, bãi nổi sông Hồng và khu vực khác có lợi thế về vị trí không gian văn hóa phù hợp với quy hoạch. Song, hiện tại, để “giấc mơ” Công viên văn hóa đa chức năng ven sông Hồng thành hiện thực, rất nhiều vấn đề đặt ra cần phải giải quyết.
Văn bản hướng dẫn chi tiết thi hành Luật Thủ đô có ý nghĩa quan trọng Người Hà Nội

Văn bản hướng dẫn chi tiết thi hành Luật Thủ đô có ý nghĩa quan trọng

TTTĐ - Việc ban hành văn bản quy định chi tiết thi hành Luật Thủ đô đóng vai trò quan trọng trong quá trình tổ chức thực thi luật, giúp các quy định pháp luật thực sự đi vào đời sống.
Tỏa sáng tinh thần hiếu học, đề cao tri thức và đạo làm người Người Hà Nội

Tỏa sáng tinh thần hiếu học, đề cao tri thức và đạo làm người

TTTĐ - “Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy”, truyền thống tôn sư trọng đạo ngàn đời của cha ông ta trong thời hiện đại càng được người Hà Nội phát huy, tỏa sáng, thể hiện tinh thần hiếu học, đề cao tri thức và đạo làm người.
Thầy nêu gương, trò chuẩn mực Người Hà Nội

Thầy nêu gương, trò chuẩn mực

TTTĐ - Trong những mái trường tại Hà Nội, văn hóa ứng xử có nhiều cách làm hay, mô hình sáng tạo để nhân lên những việc làm tốt, hành động đẹp, giáo dục nếp sống cho thế hệ trẻ, góp phần xây dựng hình ảnh con người Thủ đô đẹp và văn minh hơn.
Đường sắt tốc độ cao: Cần tăng cường nguồn lực tư nhân Giao thông

Đường sắt tốc độ cao: Cần tăng cường nguồn lực tư nhân

TTTĐ - Một số đại biểu Quốc hội cho rằng, bên cạnh nguồn vốn ngân sách, nguồn vốn Nhà nước huy động thì cần tăng cường nguồn lực đầu tư tư nhân để làm dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam.
Phát huy tinh thần đoàn kết, xây dựng Thanh Trì văn minh, hiện đại Người Hà Nội

Phát huy tinh thần đoàn kết, xây dựng Thanh Trì văn minh, hiện đại

TTTĐ - Tối 12/11, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Hà Minh Hải đã đến dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc cùng cộng đồng dân cư Thôn 1, xã Vạn Phúc, huyện Thanh Trì. Cùng dự có đại diện Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội và lãnh đạo huyện Thanh Trì.
Chuyển biến rõ nét từ nghị quyết “5 có, 3 không” Người Hà Nội

Chuyển biến rõ nét từ nghị quyết “5 có, 3 không”

TTTĐ - Sau 10 năm thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về “xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”, huyện Đông Anh đã có nhiều chuyển biến rõ nét. Huyện ban hành những nghị quyết chuyên đề như nghị quyết "5 có, 3 không", nhờ đó, đời sống văn hóa cơ sở được nâng cao, các thiết chế văn hóa được đầu tư và phát huy hiệu quả.
Xem thêm