TP Hà Nội hành động vì môi trường không khói thuốc lá
Thuốc lá - nguồn gây ô nhiễm nhựa phổ biến nhất Đẩy mạnh tuyên truyền có hiệu quả Luật Phòng, chống tác hại thuốc lá tại cơ quan, địa phương Tuổi trẻ Tây Hồ bảo vệ môi trường không khói thuốc |
Thời gian tới, quận Tây Hồ (Hà Nội) sẽ triển khai các mô hình cơ quan, bệnh viện, trường học, nơi công cộng, nhà hàng, khách sạn không khói thuốc lá, đặc biệt tuyến phố đi bộ không khói thuốc lá...
Ngày 29/5, tại phố đi bộ Trịnh Công Sơn, Quỹ Phòng, chống tác hại của thuốc lá phối hợp với phòng Y tế quận Tây Hồ và Ban Thường vụ Quận đoàn Tây Hồ (Hà Nội) tổ chức lễ phát động chiến dịch thanh niên tình nguyện hè 2022 ra quân tuyên truyền phòng, chống tác hại của thuốc lá và xây dựng tuyến phố đi bộ không khói thuốc.
Quận Tây Hồ triển khai phố đi bộ không khói thuốc lá |
Hằng năm có khoảng 5% diện tích rừng bị phá để trồng cây thuốc lá và lấy gỗ để sấy thuốc lá; ước tính mỗi năm cần 18 tỷ cây xanh để làm củi sấy thuốc lá.
Việc sử dụng thuốc lá thải ra môi trường khoảng 3.000 đến 6.000 tấn formaldehyde, từ 12.000 đến 47.000 tấn nicotine và từ 300 đến 600 triệu kg chất thải độc hại của các mẩu thuốc lá.
Các đầu mẩu thuốc lá và vỏ bao sau khi sử dụng sinh ra một khối lượng rác thải lớn; ước tính mỗi năm có tới 4.500 tỷ đầu lọc thuốc lá thải ra ngoài môi trường |
Các tác động môi trường của việc sử dụng thuốc lá gây thêm áp lực không cần thiết đối với các nguồn tài nguyên vốn đã khan hiếm.
Khói thuốc "sản xuất" ra nhiều hạt muội - yếu tố gây ô nhiễm không khí nguy hiểm nhất đối với sức khỏe con người - hơn cả khói diesel.
Hút thuốc là nguyên nhân chính gây nên ô nhiễm không khí trong nhà, nơi làm việc, trường học, khu vực công cộng do khói thuốc thải ra ngoài không khí hàng ngàn chất hóa học độc hại.
Thống kê của ngành Y tế cho thấy tỷ lệ phơi nhiễm với khói thuốc lá trong nhà lên tới 67% và tại gia đình là 49%. Do đó, để hạn chế tình trạng này cần tiếp tục siết chặt những quy định hút thuốc lá ở nơi công cộng, tiến tới giảm hút thuốc thụ động tại mỗi gia đình.