TP HCM: Ký hợp đồng với công ty con Tân Thuận, hơn 10 năm chưa được giao đất dự án
Kiểm tra phản ánh về sai phạm tại dự án bất động sản ở TPHCM TP. Hồ Chí Minh siết chặt tình trạng chuyển nhượng dự án để trục lợi |
“Vượt rào” bán đất
Ngày 22/8/2007, UBND TP HCM có Quyết định số 3786/QĐ-UBND về việc cho Công ty TNHH MTV Phát triển Khu công nghiệp Sài Gòn (gọi tắt là Cty KCN Sài Gòn - thành viên của Công ty TNHH MTV Phát triển Công nghiệp Tân Thuận, đơn vị nắm giữ 75% vốn tại công ty này) sử dụng khu đất có diện tích 143.905m² để đầu tư xây dựng khu nhà ở tại phường Thạnh Mỹ Lợi, Quận 2. Đây là một trong số dự án thành phần theo quy hoạch được duyệt và được Thủ tướng Chính phủ giao đất cho Công ty TNHH MTV Xây dựng và Kinh doanh nhà Phú Nhuận đầu tư xây dựng hạ tầng chính khu dân cư phường Thạnh Mỹ Lợi theo Quyết định số 515/QĐ-TTg ngày 26/4/2001.
![]() |
Hơn 10 năm triển khai, đến nay dự án vẫn chưa hoàn thành (bên trong dự án thành phần do ESL thực hiện đầu tư xây dựng khu nhà ở vẫn ngổn ngang cây cỏ) |
Mặc dù chưa đảm bảo điều kiện về pháp lý theo quy định, thế nhưng từ những năm 2002 đến 2007, Cty KCN Sài Gòn đã tiến hành rao bán và ký kết nhiều hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất khu nhà ở Thạnh Mỹ Lợi, Quận 2 với nhiều khách hàng.
Liên quan việc ký hợp đồng chuyển nhượng này, năm 2007, Thanh tra TP HCM đã có kết luận thanh tra (KLTT), trong đó nêu rõ: Công ty thực hiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất dự án khi chưa hoàn thành cơ sở hạ tầng là chưa phù hợp quy định pháp luật.
Theo Công ty CP Tiếp vận Đông Sài Gòn (gọi tắt là ESL) cho biết, sau KLTT trên, công ty đã dừng việc chuyển nhượng và tiến hành đầu tư xây dựng hạ tầng nội khu dự án.
Theo tìm hiểu của phóng viên, sau thời gian có KLTT, công ty này vẫn tiếp tục ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất với nhiều khách hàng khác với hình thức tương tự.
![]() |
Công ty CP Tiếp vận Đông Sài Gòn - Thành viên Công ty TNHH MTV Phát triển Công nghiệp Tân Thuận (IPC) |
Cụ thể, theo hồ sơ bạn đọc cung cấp, ngày 21/5/2010 (tức sau KLTT khoảng 3 năm), Cty KCN Sài Gòn ký với khách hàng “Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất nền nhà khu nhà ở Thạnh Mỹ Lợi, Quận 2”. Lô đất khách hàng này nhận chuyển nhượng có diện tích 200m², giá 1,1 tỷ đồng.
Căn cứ nội dung hợp đồng, Công ty KCN Sài Gòn có nghĩa vụ lập thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (QSDĐ) cho khách hàng sau khi hoàn tất việc thanh toán theo thỏa thuận. Thời gian bàn giao Giấy chứng nhận QSDĐ cho khách hàng tối đa không quá 24 tháng kể từ ngày ký hợp đồng.
Cam kết là vậy nhưng sau đó phía Công ty KCN Sài Gòn vẫn chưa thể hoàn tất các thủ tục pháp lý theo quy định để bàn giao nền và Giấy chứng nhận QSDĐ cho khách hàng.
Đến năm 2013, khách hàng này đã chuyển nhượng lại hợp đồng trên cho một bên thứ 3 dưới tên gọi “Văn bản chuyển nhượng hợp đồng góp vốn” và được Công ty KCN Sài Gòn đồng ý chấp thuận.
Theo vị khách hàng này, sau khi nhận chuyển nhượng đến nay vẫn chưa biết lô đất của mình nằm ở vị trí nào trên thực tế, chỉ đến khi ban đại diện khách hàng đề nghị công ty tạm cắm mốc, giao nền để tự quản lý thì phía ESL mới tiến hành đo đạc định vị, cắm mốc xác định vị trí nền tại thực địa dự án.
![]() |
Biên bản làm việc giữa ESL và Ban đại diện khách hàng |
Đối với cam kết khi nào hoàn tất cơ sở hạ tầng, bàn giao Giấy chứng nhận QSDĐ cho khách hàng, thì phía ESL chưa xác định được thời điểm cụ thể mà chỉ dự kiến hoàn thành trong vòng 20 tháng tính từ ngày 25/6/2020. Tuy nhiên, khách hàng đã không chấp nhận.
ESL nói gì?
Liên quan việc chậm bàn giao nền đất cho khách hàng cũng như hành vi “vượt rào” gọi vốn tại dự án khu nhà ở Thạnh Mỹ Lợi, vừa qua, ESL đã có công văn phản hồi báo Tuổi trẻ Thủ đô về vụ việc.
Theo đó, đối với dự án thành phần do đơn vị này thực hiện, ESL đã đóng kinh phí cho Công ty TNHH MTV Xây dựng và Kinh doanh nhà Phú Nhuận để đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật chính khu dân cư phường Thạnh Mỹ Lợi, Quận 2.
Đồng thời, công ty cũng đã thực hiện đầu tư xây dựng hạ tầng nội khu dự án về san lấp mặt bằng, đường giao thông, hệ thống thoát nước, hệ thống điện hạ thế, hệ thống nước sinh hoạt. Cụ thể như sau: Hệ thống giao thông 100%; Hệ thống thoát nước 100%; Hệ thống cấp nước sinh hoạt, PCCC, điện chiếu sáng 30%. Phần khối lượng còn lại được thực hiện khi nghiệm thu đưa vào sử dụng.
Ngoài ra, công ty cũng đã hoàn thành công tác đền bù, hỗ trợ thiệt hại và tái định cư theo phương án 113/PA-UB ngày 10/12/2002, được UBND TP HCM phê duyệt tại Quyết định số 417/QĐ-UB ngày 23/1/2003.
Đơn vị này cũng cho biết thêm, ngày 2/12/2016, Ban Bồi thường - UBNB Quận 2 có văn bản xác nhận diện tích, giá trị bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, nhưng đến nay chưa được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xác định số tiền sử dụng đất phải nộp để đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận QSDĐ.
Do đó, theo Thông báo số 262/TB-VP ngày 14/4/2020 của Văn phòng UBND TP HCM về kết luận của Chủ tịch UBND Nguyễn Thành Phong cho biết: “UBND Thành phố sẽ có chỉ đạo sau khi có kết luận của Đoàn Thanh tra theo Quyết định số 1416/QĐ-TTCP ngày 5/6/2017 của Thanh tra Chính phủ”.
“Hiện nay, công ty chúng tôi rất chú trọng và quan tâm liên hệ đến các Sở, Ban, Ngành và UBND TP HCM để xúc tiến nhanh việc xác định tiền sử dụng đất; Số tiền bồi thường, giải phóng mặt bằng được khấu trừ vào tiền sử dụng đất do cơ quan tài chính xác định để công ty thực hiện nghĩa vụ tài chính với Nhà nước và đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất dự án.
Đồng thời, thực hiện điều chỉnh các thủ tục về đầu tư dự án đảm bảo chặt chẽ theo quy định pháp luật hiện hành để tiếp tục triển khai xây dựng hoàn chỉnh hạ tầng, xây dựng nhà ở, hoàn thành thủ tục hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận QSDĐ, quyền sở hữu tài nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho khách hàng”, ESL cho biết.
![]() |
Bản đồ quy hoạch tổng thể dự án đầu tư xây dựng hạ tầng chính khu dân cư phường Thạnh Mỹ Lợi |
Cũng theo ESL, trong thời gian vừa qua, công ty đã có nhiều cuộc họp với nhóm đại diện khách hàng về các nội dung như phóng viên đã đề cập. Qua các cuộc họp với nhóm đại diện khách hàng nhằm trao đổi, thống nhất một số giải pháp, thời gian để giải quyết một số vấn đề có liên quan đến quyền lợi của khách hàng theo hợp đồng đã ký kết.
Cụ thể, công ty đã thực hiện đo đạc, định vị, cắm mốc xác định vị trí nền cho khách hàng tại thực địa dự án; Xây dựng chi tiết về tiến độ thực hiện dự án nhằm tiếp tục triển khai đầu tư xây dựng hoàn thiện cơ sở hạ tầng nội khu theo quy định; Thống nhất về các thủ tục thực hiện xác nhận cho khách hàng có nhu cầu được chuyển quyền và nghĩa vụ của hợp đồng đã ký kết…
Theo tìm hiểu được biết, trước đó vào năm 2019, Thanh tra TP HCM đã có KLTT số 14/KL-TTTP-P6 ngày 26/6/2019, chỉ ra nhiều sai phạm tại dự án này. Trong đó theo KLTT, dự án được Sở Kế hoạch và Đầu tư chấp thuận tại Văn bản số 11/KHĐT-XD ngày 4/1/2002, nhưng đến nay chưa hoàn thành (dự án thực hiện chậm, kéo dài), chưa nộp tiền sử dụng đất (chỉ mới tạm nộp 3,67 tỷ đồng) và chưa được cấp Giấy chứng nhận QSDĐ…
Liên quan đến quá trình thực hiện dự án Khu nhà ở phường Thạnh Mỹ Lợi, được biết, trước đây ESL từng có ít nhất 2 lần ký thỏa thuận hợp tác nhằm chuyển nhượng dự án trên với Công ty TNHH Đầu tư Đông Thuận và Công ty Cổ phần BĐS Hiệp Phát (Công ty con của Tập đoàn Quốc Cường Gia Lai), thế nhưng sau đó các bên đã chấm dứt hợp tác này. |
Báo Tuổi trẻ Thủ đô sẽ tiếp tục thông tin.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Đẩy mạnh phòng ngừa, xử lý hoạt động sử dụng công nghệ cao trên không gian mạng để lừa đảo

Gian lận trong đấu thầu, một doanh nghiệp bị phạt 200 triệu đồng

Chuyển đất rừng phòng hộ để làm Cảng thủy nội địa Đông Phong

Nhiều sai phạm tại Khu công nghiệp chuyên sâu Phú Mỹ III

Hải Dương: Hàng loạt trạm trộn bê tông, asphalt hoạt động không phép

Lâm Đồng đưa vụ án Công ty Cổ phần chè Minh Rồng vào diện theo dõi

Hải Dương: Yêu cầu dừng trạm trộn bê tông, asphal bãi sông Thái Bình

Công an khởi tố vụ án hình sự, điều tra vụ mất đất vì hồ sơ công chứng giả mạo

Làm rõ thông tin xe cứu thương chở diễn viên đến ra mắt phim
