TP Hồ Chí Minh có 150 chợ truyền thống được hoạt động trở lại
![]() |
Nhiều chợ truyền thống ở TP Hồ Chí Minh đã mở cửa trở lại |
Tại cuộc họp báo cung cấp về tình hình phòng, chống dịch bệnh tại TP Hồ Chí Minh vào chiều 4/11, ông Nguyễn Nguyên Phương, Phó Giám đốc Sở Công thương TP Hồ Chí Minh cho biết, tính đến nay, TP đã có 150/234 chợ truyền thống hoạt động trở lại. Lượng hàng hóa cung ứng hàng ngày ở TP Hồ Chí Minh tiếp tục tăng với giá cả ổn định.
“Theo thống kê, lượng hàng hóa về các điểm tập kết đạt 6.500 tấn/ngày. Con số này thấp hơn bình thường khoảng 1.500 tấn. Tuy nhiên, con số tăng liên tục và khá cao so với trong dịch”, ông Phương cho biết.
Liên quan vấn đề số lượng doanh nghiệp đăng ký hoạt động trở lại, ông Nguyễn Nguyên Phương cho biết, theo báo cáo, trong 9 tháng đầu năm, TP Hồ Chí Minh có 12.860 doanh nghiệp đã tạm ngừng hoạt động. Tính đến 1/11, tổng doanh nghiệp đăng ký mở lại là 7.872 doanh nghiệp, với hơn 800.000 lao động (chiếm tỷ lệ 61%).
Ngoài ra, tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ tháng 8 là âm 71,2%, tháng 9 là âm 60,40%, tháng 10 âm 40,50%. Đối với chỉ số sản xuất công nghiệp, tháng 8 là âm 49,2%; Tháng 9 âm 56%; tháng 10 âm 43%.
“Trong tình hình khó khăn, tốc độ tương ứng giảm, nhưng thời gian càng về sau tốc độ giảm chậm lại. Có nghĩa là các hoạt động kinh tế tại thành phố đang có dấu hiệu phục hồi trở lại. Các khó khăn từng bước đã được doanh nghiệp khắc phục”, ông Nguyễn Nguyên Phương cho biết thêm.
Theo ông Nguyễn Nguyên Phương, hiện nay, các đơn vị, doanh nghiệp tại TP Hồ Chí Minh đang hoạt động theo các Bộ tiêu chí an toàn vừa phòng chống dịch vừa sản xuất. Chính việc áp dụng các bộ tiêu chí giúp các doanh nghiệp đảm bảo sản xuất kinh doanh an toàn trong tình hình mới. Mặc dù khi đưa ra các quy định an toàn chắc chắn các doanh nghiệp sẽ khó khăn hơn so với bình thường. Tuy nhiên, để đảm bảo ban toàn phòng dịch tùy theo tình hình mỗi doanh nghiệp, qua khảo sát có doanh nghiệp cho rằng có thuận lợi nhưng cũng có một số doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn và đặc biệt là khó khăn về lao động.
"Để giải quyết các khó khăn của doanh nghiệp, Sở và các đơn vị liên quan cũng thường xuyên thu thập, đánh giá tình hình để có những giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp kịp thời. Tuy nhiên, do chúng ta đang hoạt động sản xuất trong điều kiện có dịch vì vậy doanh nghiệp cũng cần phải đảm bảo tuân thủ các quy định phòng dịch để có thể duy trì sản xuấn ổn định hơn", ông Phương nói.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Hà Nội khắc phục kịp thời khi có tình huống thiên tai xảy ra

Lịch chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH sau sáp nhập các tỉnh, thành phố

Hoàn thành việc xoá nhà tạm, nhà dột nát với trách nhiệm cao nhất, sự sẻ chia từ trái tim

Hà Nội sẽ thí điểm mô hình bữa ăn bán trú cho học sinh

Yêu cầu hoàn thành xử lý trụ sở dôi dư trong tháng 7

Lan tỏa những hình ảnh, giá trị tốt đẹp tới mọi miền Tổ quốc

Thúc đẩy các giải pháp bền vững xử lý rác thải điện tử

TP Hồ Chí Minh triển khai giai đoạn 2 sắp xếp các cơ quan, đơn vị hành chính

Xây dựng khối đại đoàn kết, hoàn thành mục tiêu năm 2025
