Tag

TP Hồ Chí Minh phát triển xe buýt điện, quyết giảm phát thải metan

Đô thị 13/09/2024 09:00
aa
TTTĐ - Tầm nhìn đến năm 2030, TP Hồ Chí Minh sẽ thay thế hoàn toàn hệ thống xe buýt hiện có của thành phố thành xe buýt điện, với kế hoạch triển khai gần 2.800 xe. Đây là bước đi tiên phong của thành phố, đóng vai trò quan trọng trong nỗ lực bảo vệ môi trường, giảm thiểu phát thải khí metan và CO₂, đồng thời thúc đẩy sự phát triển bền vững cho tương lai.
Di chuyển xanh, thông minh với xe buýt điện, xe đạp công cộng Đầu tư hạ tầng và trạm năng lượng cho xe buýt điện

Bước tiến bền vững

Khí metan (CH₄) là một loại khí nhà kính mạnh, có khả năng gây hiệu ứng nhà kính cao gấp 25 lần so với khí CO₂ trong một khoảng thời gian ngắn. Một số nguồn phát thải khí metan phổ biến bao gồm hoạt động nông nghiệp, xử lý rác thải… và nhiều hơn hết là giao thông vận tải sử dụng nhiên liệu hóa thạch.

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng trở nên nghiêm trọng và nhu cầu bảo vệ môi trường ngày càng cấp bách, việc chuyển đổi từ các phương tiện chạy bằng nhiên liệu hóa thạch sang các phương tiện xanh là một trong những giải pháp hữu hiệu.

Xe buýt điện, với khả năng giảm đáng kể lượng phát thải khí nhà kính, đang trở thành lựa chọn ưu việt của nhiều thành phố trên thế giới, trong đó có TP Hồ Chí Minh.

Theo thống kê, TP Hồ Chí Minh hiện có 138 tuyến xe buýt với gần 2.209 xe. Trong đó, xe buýt sử dụng trên các tuyến đa số chạy dầu diesel với 1.663 xe, 528 xe buýt chạy khí thiên nhiên nén (CNG) và chỉ có 18 xe buýt điện.

TP Hồ Chí Minh hiện chỉ có 18 tuyến xe buýt chạy điện
TP Hồ Chí Minh hiện chỉ có 18 xe buýt chạy điện

Trước tình hình đó, mới đây, Sở Giao thông Vận tải (GTVT) TP Hồ Chí Minh lấy ý kiến Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hồ Chí Minh cùng các Sở, ngành liên quan về kế hoạch chuyển đổi và chính sách hỗ trợ chuyển đổi phương tiện vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt sử dụng điện, năng lượng xanh.

Theo kế hoạch của Sở GTVT, việc chuyển đổi xe buýt sẽ được thực hiện từ năm 2025 và kết thúc vào năm 2030. Trong giai đoạn từ nay đến năm 2025, TP Hồ Chí Minh sẽ đầu tư gần 3.000 xe buýt điện, với mục tiêu thay thế dần các xe buýt chạy bằng dầu diesel và CNG hiện có.

Trong những năm tiếp theo (2025 - 2030), sẽ có tổng cộng 2.771 xe buýt điện được triển khai, trong đó có 1.663 phương tiện sẽ được thay thế cho các tuyến xe buýt hiện hữu và 1.108 xe còn lại sẽ được đầu tư mới cho các tuyến mở mới.

Sở GTVT cũng nêu rõ, lộ trình thay thế trên sẽ được chia thành nhiều giai đoạn nhỏ. Từ năm 2025 - 2029, những xe buýt chạy dầu diesel và khí CNG sẽ tiếp tục hoạt động đến khi hết thời hạn hợp đồng, sau đó, chúng sẽ bị thay thế hoàn toàn bằng xe điện. Đặc biệt, các tuyến buýt mở mới từ năm 2025 trở đi sẽ có 100% sử dụng phương tiện điện, năng lượng xanh.

Cùng với việc đầu tư phương tiện, thành phố cũng tập trung vào việc phát triển hạ tầng phục vụ bằng việc xây dựng nhiều các trạm sạc điện trên toàn thành.

TP Hồ Chí Minh sẽ triển khai sẽ có tổng cộng 2.771 xe buýt điện được triển khai,
TP Hồ Chí Minh sẽ triển khai tổng cộng 2.771 xe buýt điện từ nay đến năm 2030

Trước kế hoạch của TP Hồ Chí Minh và Sở GTVT, nhiều người dân thành phố vô cùng phấn khởi, vui mừng vì chính quyền thành phố ngày càng quan tâm đến môi trường, vấn đề phát triển bền vững và đặc biệt là sức khoẻ của Nhân dân.

Ông Tô Kiên Đạo (62 tuổi, ngụ huyện Bình Chánh) chia sẻ: “Tôi là một người thường xuyên đi xe buýt và đã được trải nghiệm xe buýt điện. Loại xe mới này hoạt động rất êm ái, gần như không phát ra tiếng ồn, giúp hành khách cảm thấy thoải mái hơn trong suốt hành trình”.

Đặc biệt, theo ông Đạo, những chiếc xe buýt cũ đang thải ra một lượng lớn khí nhà kính, bao gồm khí CO₂ và các hợp chất khí khác có thể thúc đẩy việc tạo ra khí metan trong môi trường. Những khí này cũng tác động tiêu cực đến sức khoẻ con người khi gây ra nhiều bệnh lý về hô hấp, tim mạch… và thậm chí là ung thư.

Ông Đạo hy vọng việc TP Hồ Chí Minh sớm “phủ sóng” xe buýt điện không chỉ giúp thành phố hiện đại hơn, môi trường trong lành hơn mà còn giảm bớt gánh nặng cho hệ thống hạ tầng giao thông, y tế và cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân.

Nhiều người khác còn cho rằng, cảm thấy tự hào khi sử dụng xe buýt điện, vì biết mình đang góp phần vào việc bảo vệ môi trường. Nhiều người nhận thức được việc lựa chọn phương tiện công cộng sạch giúp giảm thiểu ô nhiễm không khí và phát thải khí nhà kính, qua đó đóng góp vào công cuộc chống biến đổi khí hậu... Mọi người nhìn nhận kế hoạch trên là bước tiến bền vững của thành phố nói riêng và xã hội nói chung.

Xe buýt điện được người dân TP Hồ Chí Minh tin tưởng và tự hào
Xe buýt điện được người dân TP Hồ Chí Minh tin tưởng và tự hào

Giám đốc Sở GTVT TP Hồ Chí Minh Trần Quang Lâm nhìn nhận, việc xây dựng, ban hành kế hoạch chuyển đổi và chính sách hỗ trợ chuyển đổi phương tiện vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt sử dụng điện, năng lượng xanh trên là phù hợp về mặt thực tiễn và pháp luật.

Sở GTVT TP Hồ Chí Minh kỳ vọng với những chính sách mang tính bước ngoặt sẽ góp phần thực hiện thành công lộ trình “phủ sóng” xe buýt điện trong tương lai gần.

Những chính sách thiết thực

Để khuyến khích các doanh nghiệp vận tải tham gia vào quá trình chuyển đổi này, TP Hồ Chí Minh còn đề ra nhiều chính sách hỗ trợ tài chính.

Theo đó, đối với doanh nghiệp đầu tư xe buýt điện sẽ được phép vay vốn lên tới 85% tổng mức đầu tư dự án (tối đa 300 tỉ đồng/dự án), với lãi suất vay cố định 3%; phần chênh lệch lãi suất giữa thị trường và lãi suất cố định này sẽ do ngân sách thành phố hỗ trợ; thời gian hỗ trợ lãi suất không quá 7 năm.

Ngoài ra, doanh nghiệp đầu tư xe buýt điện còn được miễn phí trước bạ đối với xe mới; giảm thuế tiêu thụ đặc biệt trong 5 năm đầu; hỗ trợ 100% tiền thuế nhập khẩu các thiết bị, phụ tùng; trợ giá trực tiếp một phần phương tiện khi mua xe mới...

Để khuyến khích các doanh nghiệp vận tải tham gia vào quá trình chuyển đổi này, TP Hồ Chí Minh còn đề ra nhiều chính sách hỗ trợ tài chính.
TP Hồ Chí Minh có nhiều chính sách khuyến khích, hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp vận tải tham gia vào quá trình chuyển đổi xe buýt điện

Đối với doanh nghiệp tham gia đầu tư hạ tầng, trạm sạc sẽ được hỗ trợ 5% lãi suất (tối đa 7 năm); miễn tiền thuê đất cho phần diện tích bố trí trạm sạc...

Để thực hiện thành công kế hoạch chuyển đổi xe buýt điện này đến năm 2030, thành phố cần chi khoảng 34.000 tỉ đồng. Trung bình mỗi năm, thành phố sẽ cần khoảng 5.667 tỉ đồng để đầu tư vào xe buýt điện và xây dựng hệ thống trạm sạc.

Sử dụng xe điện không chỉ đánh dấu bước tiến đột phá trong nỗ lực giảm thiểu khí thải metan và ô nhiễm môi trường mà còn là chiến lược phát triển bền vững cho tương lai. Bên cạnh đó, việc mở rộng và "phủ sóng" xe đạp điện khắp TP Hồ Chí Minh là bước đi tất yếu, hướng tới xây dựng một thành phố xanh hơn, sạch hơn và an toàn hơn, mang lại môi trường sống lành mạnh cho các thế hệ mai sau.

Đọc thêm

EVNHANOI đồng hành, cấp điện an toàn cho người dân vùng lũ Đô thị

EVNHANOI đồng hành, cấp điện an toàn cho người dân vùng lũ

TTTĐ - Đồng hành cùng người dân vùng lũ, Tổng công ty Điện lực TP Hà Nội (EVNHANOI) đã sẵn sàng các biện pháp để đảm bảo cung cấp điện an toàn, liên tục và ổn định.
Bão, lũ gây ra 1.257 sự cố, hư hỏng về hạ tầng giao thông Đô thị

Bão, lũ gây ra 1.257 sự cố, hư hỏng về hạ tầng giao thông

TTTĐ - Sở Giao thông vận tải Hà Nội vừa thông tin về công tác ứng phó, khắc phục thiệt hại, bảo đảm an toàn giao thông, giảm thiểu ùn tắc giao thông sau cơn bão số 3 từ ngày 9 - 12/9 trên địa bàn thành phố Hà Nội. Đáng chú ý, theo Sở Giao thông vận tải Hà Nội, bão, lũ đã khiến xảy ra 1.257 sự cố, hư hỏng về kết cấu hạ tầng giao thông.
Phải hoàn thành khắc phục cây xanh gẫy, đổ trước ngày 25/9 Đô thị

Phải hoàn thành khắc phục cây xanh gẫy, đổ trước ngày 25/9

TTTĐ - Hà Nội huy động sự vào cuộc của các đơn vị để hoàn thành việc khắc phục hạ tầng kỹ thuật, cây xanh, hệ thống chiếu sáng đô thị, chỉnh trang đô thị để sẵn sàng cho lễ kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô.
Khôi phục vận hành 90% đường điện bị ảnh hưởng do bão Yagi Đô thị

Khôi phục vận hành 90% đường điện bị ảnh hưởng do bão Yagi

TTTĐ - Theo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), với sự khẩn trương và nỗ lực rất lớn, đến sáng 13/9, các đơn vị thuộc Tổng công ty Điện lực miền Bắc đã khôi phục vận hành được khoảng 90% đường dây trung áp bị sự cố do ảnh hưởng bão.
TP Hồ Chí Minh: Sắp hoàn thành mở rộng nhiều tuyến đường trọng điểm Giao thông

TP Hồ Chí Minh: Sắp hoàn thành mở rộng nhiều tuyến đường trọng điểm

TTTĐ - Nhiều tuyến đường trọng điểm trên địa bàn TP Hồ Chí Minh đang được mở rộng lên 30 - 40m, như đường Tân Kỳ - Tân Quý, Dương Quảng Hàm, dự kiến sẽ được thông xe từ tháng 9 - 12/2024. Việc mở rộng các tuyến đường này sẽ giúp thông thoáng và giải quyết nhiều điểm thường xảy ra ùn tắc giao thông.
EVN thông tin về vận hành và cung cấp điện sau bão số 3 Đô thị

EVN thông tin về vận hành và cung cấp điện sau bão số 3

TTTĐ - EVN tiếp tục huy động tập trung nhân lực, phương tiện, vật tư thiết bị để nỗ lực khắc phục hậu quả thiên tai, khôi phục cung cấp điện trở lại cho các khách hàng bị ảnh hưởng do bão, lũ trong thời gian nhanh nhất.
Khẩn trương giải toả, khắc phục thiệt hại về cây xanh gãy đổ Đô thị

Khẩn trương giải toả, khắc phục thiệt hại về cây xanh gãy đổ

TTTĐ - Văn phòng UBND thành phố Hà Nội vừa có Công văn số 11065/VP-ĐT, ngày 11/9 gửi các Sở Xây dựng, Giao thông vận tải; Công an thành phố, UBND các quận về việc phối hợp triển khai công tác khắc phục thiệt hại về cây xanh gãy, đổ sau cơn bão số 3 (Yagi).
Tuyệt đối không cho phương tiện lưu thông qua các vùng ngập lụt Đô thị

Tuyệt đối không cho phương tiện lưu thông qua các vùng ngập lụt

TTTĐ - Ngày 11/9, Sở Giao thông vận tải Hà Nội yêu cầu các đơn vị quản lý, khai thác bến xe và doanh nghiệp kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô trên địa bàn thành phố tăng cường các biện pháp bảo đảm an toàn giao thông, an toàn vận hành trong hoạt động kinh doanh vận tải hành khách khi thời tiết bất lợi.
EVNHANOI nỗ lực huy động, tìm và khắc phục sự cố do bão lũ Đô thị

EVNHANOI nỗ lực huy động, tìm và khắc phục sự cố do bão lũ

TTTĐ - Tổng công ty Điện lực thành phố Hà Nội (EVNHANOI) nỗ lực huy động nhân lực, vật lực, duy trì điện các trạm bơm tiêu thoát nước; đảm bảo an toàn trong công tác và trong sử dụng điện nhất là vùng ngập úng; Khắc phục nhanh nhất cấp điện phục vụ các hoạt động sản xuất kinh doanh và sinh hoạt của nhân dân trên địa bàn Thủ đô.
EVN nỗ lực ứng phó và vận hành an toàn lưới điện Đô thị

EVN nỗ lực ứng phó và vận hành an toàn lưới điện

TTTĐ - Do ảnh hưởng của hoàn lưu sau bão số 3, lưu lượng nước lớn vẫn tiếp tục đổ về các hồ thuỷ điện. Các hồ chứa thủy điện ở phía Bắc hiện đang thực hiện mở các cửa xả để điều tiết theo điều hành của Ban Chỉ đạo Quốc gia về Phòng chống thiên tai và Ban Chỉ đạo Phòng chống thiên tai các tỉnh, thành phố.
Xem thêm