Tag

Trầm Bê - đại gia đi lên bằng đôi chân đất và cú ngã ngựa bất ngờ

Phóng sự 06/08/2017 08:04
aa
Chiều ngày 1/8/2017, giới tài chính nước ta chấn động khi nghe tin đại gia Trầm Bê bị bắt. Ở tuổi 58, Trầm Bê được xem như một gương mặt đầy quyền lực trong ngành ngân hàng. Bước đầu cơ quan điều tra xác định Trầm Bê và các đồng phạm đã gây thiệt hại 6.600 tỷ đồng tại bốn đơn vị là Ngân hàng Xây Dựng, Ngân hàng Tiên Phong, BIDV và Sacombank. Quyết định khởi tố bị can và tạm giam 4 tháng đối với đại gia Trầm Bê, một lần nữa cho thấy có quá nhiều góc khuất tăm tối trên con đường làm giàu nhanh chóng của các tỷ phú Việt Nam.

Trầm Bê - đại gia đi lên bằng đôi chân đất và cú ngã ngựa bất ngờ

Trầm Bê - đại gia đi lên bằng đôi chân đất và cú ngã ngựa bất ngờ
Trầm Bê - đại gia đi lên bằng đôi chân đất và cú ngã ngựa bất ngờ


Đại gia Trầm Bê là người Việt gốc Hoa, sinh ra và lớn lên trong một gia đình nghèo tại xã Hàm Giang, huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh. Tiếp xúc với Trầm Bê, ai cũng dễ dàng nhận ra đó là một người chí thú làm ăn và không ngại chịu cực chịu khổ. Tuổi đôi mươi của Trầm Bê dằng dặc những chuỗi ngày làm thuê làm mướn để nuôi ba đứa con. Năm 32 tuổi, Trầm Bê mới khởi nghiệp làm… ông chủ, bằng Công ty chế biến lâm sản Đông Anh. Điều không thể nhờ, chỉ trong vòng 10 năm, nhờ biết tận dụng sự phát triển của ngành gỗ cuối thập niên 90 của thế kỷ trước, Trầm Bê lập tức vươn lên thành đại gia.

Năm 2001, dân kinh doanh Sài Gòn ngỡ ngàng đón nhận sự xuất hiện của một đại gia có bề ngoài thô kệch và đen đúa, khi Trầm Bê lấn sân sang lĩnh vực bất động sản. Vùng đất Bình Chánh tương đối hoang vắng ở ngoại ô bỗng lên cơn sốt vì những dự án do công ty xây dựng BBCI của Trầm Bê triển khai rầm rộ. Những cư dân Bình Chánh bắt đầu xì xầm về căn biệt thự ở phường An Lạc A – nơi Trầm Bê cư ngụ, nhưng vẫn không ai rõ Trầm Bê giàu đến mức độ nào cho đến khi con trai đầu của Trầm Bê là Trầm Trọng Ngân bị bắt cóc để đòi số tiền chuộc lên đến 10 triệu USD.

Vụ án bắt cóc bị phanh phui, Trầm Bê không còn là đại gia bí mật nữa. Những cơ sở kinh doanh của Trầm Bê liên tục chi phối thị trường, mà Công ty Sơn Sơn được trang bị công nghệ chiếu xạ thanh long có thể xem là ví dụ tiêu biểu. Đại gia Trầm Bê độc quyền lĩnh vực này trong gần một thập niên và thu được khoản lợi nhuận khổng lồ. Không chỉ đầu tư vào nông nghiệp, Trầm Bê còn đầu tư vào y tế với Bệnh viện Triều An qui mô và hiện đại.

Bước vào tuổi tri thiên mệnh, thì Trầm Bê đã đường bệ là một đại gia địa ốc. Tên tuổi Trầm Bê vượt ra khỏi biên giới bằng thương vụ mua lại Trung tâm thương mại Cupertino ở San Lose, California, Mỹ với giá 64 triệu USD vào cuối năm 2009. Những nhà đầu tư bên kia đại dương phải nhìn Trầm Bê bằng ánh mắt kính nể, không thua gì những doanh nhân Nhật Bản hoặc Trung Quốc!

Tuy bản thân chỉ lăn lộn thực tế để kiếm tiền, nhưng đại gia Trầm Bê rất chú trọng đầu tư học hành cho con cái. Ba đứa con Trầm Trọng Ngân (sinh năm 1981) Trầm Thuyết Kiều (sinh năm 1983) và Trầm Khải Hoà (sinh năm 1988) đều được cho học những trường uy tín nhất và đều có bằng cử nhân. Ba đứa con ruột cùng với con rể Lê Trọng Trí đã trở thành những cộng sự đắc lực để đại gia Trầm Bê mở Ngân hàng Phương Nam. Dưới sự lèo lái của ông bố giàu có, các đứa con đều nắm giữ quyền hành ở những công ty của tập đoàn gia đình như Công ty vàng bạc Phương Nam, Công ty chứng khoán phương Nam. Dựa vào thống kê số lượng cổ phiếu thì con trai cả Trầm Trọng Ngân, con gái rượu Trầm Thuyết Kiều và con trai út Trầm Khải Hoà đều sở hữu tài sản trên vài trăm tỷ đồng.

Trong suốt mấy năm hoạt động, chuyện lời lỗ của Ngân hàng Phương Nam luôn tạo ra những xầm xì trong giới tài chính. Đã có nhiều dự báo từ các chuyên gia về sự chênh chao của Ngân hàng Phương Nam, nhưng đại gia Trầm Bê lại có suy tính khác. Năm 2012, cuộc sáp nhập lớn nhất trong ngành ngân hàng do đại gia Trầm Bê thiết kế đã thành hiện thực. Đó là việc sáp nhập Ngân hàng Phương Nam và Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn – Sacombank. Đại gia Đặng Văn Thành đã ngậm ngùi rời khỏi chiếc ghế Chủ tịch Sacombank để quay về với tập đoàn Thành Thành Công của nhà mình, để nhường mọi quyền lực cho cha con Trầm Bê.

Cái tên Ngân hàng Phương Nam không còn nữa, đại gia Trầm Bê đưa con trai đầu Trầm Trọng Ngân vào chức Phó Tổng Giám đốc Sacombank, còn mình thì đảm nhiệm chức Phó Chủ tịch Hội đồng thành viên kiêm Chủ tịch Hội đồng tín dụng Sacombank. Cuộc sáp nhập Ngân hàng Phương Nam vào Sacombank đã đưa thương hiệu Sacombank trở thành một ông lớn trong lĩnh vực tài chính, và uy lực của gia đình đại gia Trầm Bê khiến mọi người phải kính nể.

Con đường làm giàu của đại gia Trầm Bê xứng đáng để viết thành một cuốn sách. Thế nhưng, cuộc sống đời thường của đại gia Trầm Bê không hề dễ hiểu. Trong các mối quan hệ, đại gia Trầm Bê luôn là kẻ biết chi tiền để tạo thanh thế và chi tiền để đạt mục đích. Không nói ra, thì nhiều người cũng đoán được, đại gia Trầm Bê quen biết sâu rộng với giới lãnh đạo. Một vấn đề gì mà đại gia Trầm Bê đã quyết, thì các đối thủ phải e dè tránh xa. Những “ôm trùm” trong giới thương mại, mỗi khi nhắc đến Trầm Bê đều không thể che giấu nụ cười vừa kiêng nể vừa ẩn ý.

Nếu gặp đại gia Trầm Bê tình cờ trên phố, sẽ không mấy người cho rằng đó là một người giàu sang bậc nhất Việt Nam. Đại gia Trầm Bê ăn mặc rất giản dị, không mê siêu xe, không mê rượu chè và cũng không mê mỹ nhân. Có hai việc khiến đại gia Trầm Bê tâm đắc là làm tự thiện và viếng cảnh chùa. Trong suốt thập niên đầu tiên của thế kỷ 21, những ai có ý định quyên góp xây chùa, đều thông qua người nọ người kia để được tiếp xúc với bà Viên Đông Anh – vợ của đại gia Trầm Bê, để có sự hỗ trợ cần thiết.

Đại gia Trầm Bê được xem như một nhân vật kỳ ảo ở đất Trà Vinh. Mọi câu chuyện lớn nhỏ thì nông dân Trà Vinh hoặc công chức Trà Vinh đều kể tên đại gia Trầm Bê như một niềm tự hào. Tại quê nhà Hàm Giang, Cầu Kè, Trà Vinh, đại gia Trầm Bê cho xây một khu nhà bề thế, có giá trị hàng trăm tỷ đồng. Đại gia Trầm Bê cho làm hai chữ “Dinh Thự” ngay mặt tiền khu nhà ấy, nhưng thỉnh thoảng mới cùng vợ con về lưu trú mấy ngày.

Có lẽ vì sở thích lưu dấu mà đại gia Trầm Bê có nhiều hành vi hơi quá khích. Hầu hết các ngôi chùa ở Cầu Kè – Trà Vinh đều được đại gia Trầm Bê chi tiền xây dựng khang trang và lộng lẫy. Thế nhưng, cùng với thái độ “phát tâm” thì đại gia Trầm Bê cũng muốn… phát danh. Không chỉ cho dát vàng lên ngôi chùa Phnodung 300 tuổi, mà đại gia Trầm Bê còn dựng một cánh cổng lên ghi dòng chữ “Gia đình ông Trầm Bê xây dựng năm 2007”. Ngoài chùa Phnodung, đại gia Trầm Bê cũng quyên góp xây dựng chùa Ba Sát và chùa Vàm Ray, và hồn nhiên treo tranh vẽ hoặc hình ảnh gia đình ông khắp những nơi tôn nghiêm nhất. Dù việc “phát tâm” là đáng quý, nhưng sự chơi trội của đại gia Trầm Bê đã để lại không ít muộn phiền trong giới phật tử. Dân địa phương thì gọi ba ngôi chùa Phnodung, Vàm Ray và Ba Sát là “chùa Trầm Bê” mà khách thập phương cũng ngại đến thăm viếng những nơi thờ tự linh thiêng mà lại có quá nhiều sự phô diễn thân thế gia đình đại gia Trầm Bê. Cũng chính câu chuyện “phát tâm” ở các chùa Khơme, mà những đại gia Sài Gòn đã xem đại gia Trầm Bê như một gã trọc phú thèm khát danh vọng lưu truyền sử sách!

Không thể phủ nhận đại gia Trầm Bê có tài kinh doanh. Thế nhưng, sự thật là đại gia Trầm Bê không phải người được đào tạo để hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng một cách chuyên nghiệp. Chỉ sau 4 năm, cha con đại gia Trầm Bê thâu tóm mọi quyền lực tại Sacombank, thì ngân hàng này có dấu hiệu bất ổn. Ngày 24/2/2017, Ngân hàng Nhà Nước đã phải ban hành quyết định chấm dứt vai trò quản trị, điều hành của đại gia Trầm Bê và con trai Trầm Trọng Ngân tại Sacombank. Và chỉ 6 tháng sau, đại gia Trầm Bê đã bị bắt, với cáo buộc làm thiệt hại 6.600 tỷ đồng của hệ thống ngân hàng.

Một đại gia đi lên bằng đôi chân đất như Trầm Bê đã ngã ngựa một cách đau đớn và bẽ bàng. Đó là số phận ư? Chưa hẳn, đó còn là sự vô độ của lòng tham!


Tin liên quan

Đọc thêm

Bài 2: Lớp học đặc biệt giữa trùng khơi sóng gió Phóng sự

Bài 2: Lớp học đặc biệt giữa trùng khơi sóng gió

TTTĐ - Đặt chân lên xã Song Tử Tây, Sinh Tồn, huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hoà, chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng trước những điều đặc biệt nơi đây. Giữa biển khơi mênh mông là quần đảo có những lớp học và người thầy đang ngày đêm ươm mầm xanh tương lai cho đất nước.
Những “cột mốc sống” ở Trường Sa Phóng sự

Những “cột mốc sống” ở Trường Sa

TTTĐ - Đến với huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hoà, chúng tôi cảm nhận thấy không chỉ có con người ở đây mà mỗi tấc đất, sải biển, công trình trên đảo cũng chính là những “cột mốc sống” khẳng định chủ quyền của Tổ quốc nơi tiền tiêu. Tất cả sự hiện diện nơi đầu sóng ngọn gió này đều giữ trọng trách lớn lao, giữ cho đảo vững, bờ yên.
Những người lính quân hàm xanh vững vàng nơi biên cương Phóng sự

Những người lính quân hàm xanh vững vàng nơi biên cương

TTTĐ - Nơi “cổng trời” biên giới, tiếng chim kêu ríu rít, những chồi non bắt đầu nảy lộc, báo hiệu một mùa Xuân nữa lại về, nhưng với cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Đăk Blô, xã Đăk Blô, huyện Đăk Glei (tỉnh Kon Tum) đây là thời điểm phải căng mình, vững vàng tay súng để bảo vệ từng tấc đất biên cương.
Hương Tết "làng" chổi đót Phóng sự

Hương Tết "làng" chổi đót

TTTĐ - Nằm sâu trong con hẻm nhỏ quanh chợ Bình Tiên (Quận 6, TP Hồ Chí Minh), có những người dù đã vào độ tuổi xế chiều nhưng vẫn luôn miệt mài dệt lên từng bó chổi, mặc cho bụi bặm và sự mai một của thời gian. Mỗi dịp Tết đến, "làng" chổi đót nơi đây ngoài sự tất bật để kịp những đơn hàng, công việc này còn là cả những ký ức, nó mang theo giá trị truyền thống vượt thời gian.
Bài 4: Gửi niềm tin, yêu thương ở lại Phóng sự

Bài 4: Gửi niềm tin, yêu thương ở lại

TTTĐ - Trong những năm qua, thành phố Hà Nội đã không ngừng quan tâm, hỗ trợ, dành trọn niềm tin, tình yêu đối với Trường Sa. Một trong các hoạt động ý nghĩa đó là việc xây dựng và trao tặng các công trình nhà khách, nhà văn hóa, những món quà thiết thực, góp phần làm phong phú đời sống vật chất, tinh thần của cán bộ, chiến sĩ và Nhân dân trên các đảo.
Bài 3: Vững vàng cánh sóng Ra đa Phóng sự

Bài 3: Vững vàng cánh sóng Ra đa

TTTĐ - Nhiệm vụ “vạch nhiễu tìm thù” luôn gắn liền với thử thách, hiểm nguy, bởi yêu cầu nhiệm vụ đặt ra ngày càng cao, trong khi khí hậu, thời tiết khắc nghiệt thế nhưng những “mắt thần” ngày đêm vẫn tỏ, vươn xa cánh sóng, khép kín trường Ra đa bảo vệ vững chắc biển trời nơi tiền tiêu Trường Sa.
Tô thắm lý tưởng cao đẹp của người chiến sĩ Thủ đô Phóng sự

Tô thắm lý tưởng cao đẹp của người chiến sĩ Thủ đô

TTTĐ - Trò chuyện với anh Nghĩa, anh Vang - những người con của mảnh đất Thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến, tôi cảm nhận được lý tưởng cao đẹp, sẵn sàng phụng sự Tổ quốc trong tâm hồn những người lính này. Từ Trường Sa, các anh nhắn nhủ tới mọi người rằng, tuổi trẻ hãy sẵn sàng nhận những nhiệm vụ gian nan, vất vả nhất. Đó là hành trang, giá trị giúp chúng ta trưởng thành hơn và vững vàng trong cuộc sống.
Hà Nội nghĩa tình ở Trường Sa Phóng sự

Hà Nội nghĩa tình ở Trường Sa

TTTĐ - Hà Nội và Trường Sa - hai địa danh tưởng chừng như cách xa nhau hàng ngàn cây số nhưng lại gắn kết bởi tình yêu, trách nhiệm thiêng liêng và trọn vẹn nghĩa tình. Ở Trường Sa (tỉnh Khánh Hoà) có rất nhiều người con của Hà Nội đang làm nhiệm vụ; cùng với đó là những công trình ý nghĩa, món quà thiết thực mà chính quyền, Nhân dân Thủ đô gửi tặng nơi này. Câu chuyện cảm động của những người Hà thành trên quần đảo là minh chứng cho một Hà Nội nghĩa tình đối với Trường Sa yêu thương. Họ đã và đang góp phần quan trọng vào việc bảo vệ, xây dựng vùng biển đảo Việt Nam.
Tết sớm ở Trường Sa: Ấm áp tình quân dân giữa biển khơi Phóng sự

Tết sớm ở Trường Sa: Ấm áp tình quân dân giữa biển khơi

TTTĐ - Khi những chuyến tàu của Vùng 4 Hải quân chở các mặt hàng Tết cập bến, mùa xuân cũng như đến với quân và dân trên đảo Trường Sa. Giữa biển khơi nghìn trùng sóng vỗ, những chiến sĩ Trường Sa đón Tết cổ truyền của dân tộc trong không khí vui vẻ, ấm áp tình đồng đội, tình quân dân.
Bài 4: Bến bờ và nỗi nhớ ở trong nhau... Phóng sự

Bài 4: Bến bờ và nỗi nhớ ở trong nhau...

TTTĐ - Ở bến tàu nơi Trường Sa, tôi hỏi về cảm xúc gặp gỡ chuyến tàu vừa tới, nước mắt chị Trần Thị Châu Úc, người dân trên đảo Song Tử Tây lăn dài không ngớt. Đôi mắt đẫm lệ, chị nói: “Mỗi lần có chuyến tàu từ đất liền ra đảo, tôi mong ngóng và nước mắt cứ trào ra”.
Xem thêm