Tag

Tranh luận sôi nổi về quy định rút bảo hiểm xã hội 1 lần

BHXH & Đời sống 27/05/2024 13:54
aa
TTTĐ - Trong phiên thảo luận sáng 27/5 về dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi), nhiều đại biểu Quốc hội đã bày tỏ sự quan tâm và tranh luận sôi nổi về quy định hưởng bảo hiểm xã hội một lần…

Nâng cao kiến thức pháp luật về lao động, bảo hiểm xã hội Những điểm mới về pháp luật lao động và bảo hiểm xã hội

2 phương án về hưởng bảo hiểm xã hội một lần

Theo báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) sửa đổi, một trong những nội dung được quan tâm là về điều kiện hưởng BHXH một lần.

Dự thảo luật quy định điều kiện hưởng BHXH một lần đối với người chưa đủ tuổi hưởng lương hưu, không tiếp tục đóng BHXH mà chưa đủ 20 năm đóng BHXH và có yêu cầu nhận BHXH một lần được Chính phủ trình tại kỳ họp thứ 6 theo hai phương án:

Phương án 1: Người lao động được chia làm hai nhóm: Nhóm 1, người lao động tham gia BHXH trước khi Luật có hiệu lực, sau 12 tháng không thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc, không tham gia BHXH tự nguyện.

Trường hợp người lao động không nhận trợ cấp hằng tháng thì vẫn được quyền nhận BHXH một lần nhưng sẽ mất đi cơ hội được hưởng trợ cấp hằng tháng cùng các quyền lợi bổ sung nêu trên.

Nhóm 2, người lao động bắt đầu tham gia BHXH từ ngày luật có hiệu lực trở đi thì không được áp dụng quy định điều kiện hưởng BHXH một lần này.

Phương án 2: Người lao động được giải quyết một phần nhưng tối đa không quá 50% tổng thời gian đã đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất. Thời gian đóng BHXH còn lại được bảo lưu để người lao động tiếp tục tham gia và hưởng các chế độ BHXH.

Đại biểu Quốc hội tranh luận phương án rút bảo hiểm xã hội 1 lần
Đại biểu Nguyễn Thị Yến Nhi

Tham gia góp ý vào dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi), đại biểu Nguyễn Thị Yến Nhi, (đoàn Bến Tre) cho biết, bản thân đại biểu đồng tình với phương án 1.

Theo đại biểu, phương án này đảm bảo hướng đến thực hiện đúng nguyên lý của BHXH và đảm bảo an sinh tuổi già cho người lao động, hạn chế phát sinh phức tạp trong tổ chức thực hiện.

Quá trình lấy ý kiến, phương án này cũng nhận được nhiều ý kiến ủng hộ và đây là phương án an toàn hơn.

Về lâu dài, cần có định hướng truyền thông tham gia BHXH để hướng đến có chế độ an sinh bền vững cho người lao động khi ốm đau, tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp, bảo hiểm y tế, lương hưu khi về già. Việc khuyến khích tham gia và không hưởng BHXH một lần còn phụ thuộc vào tình hình phát triển kinh tế - xã hội, lao động - việc làm.

Đồng thời cần nghiên cứu để có chính sách hỗ trợ tín dụng với lãi suất ưu đãi với người lao động mất việc làm, bệnh tật... để vượt qua khó khăn trước mắt.

Đại biểu Võ Mạnh Sơn (đoàn Thanh Hóa) cho rằng phương án 2 như dự thảo luật rất nhân văn, với mục tiêu đảm bảo cho người tham gia có cơ hội tiếp tục tham gia và hưởng chế độ khi đến tuổi nghỉ hưu.

Tuy nhiên, hiện nay người lao động còn đang rất băn khoăn, lo lắng sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi tham gia bảo hiểm xã hội. Để đảm bảo luật đi vào cuộc sống, tránh tình trạng có nhiều ý kiến khác nhau, đại biểu cho rằng nên thực hiện theo phương án 1.

“Nhiệm vụ của các cấp các ngành có liên quan cần tăng cường công tác tuyên truyền để người dân thấy được lợi ích của chính sách bảo hiểm xã hội hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng rút bảo hiểm xã hội một lần, không nên dùng các quy định của pháp luật để bắt buộc khi người lao động còn băn khoăn”, ông Sơn nói.

Đại biểu Quốc hội tranh luận phương án rút bảo hiểm xã hội 1 lần
ĐBQH tham dự kỳ họp

Đề xuất tích hợp 2 phương án

Đại biểu Trần Thị Hoa Ry (đoàn Bạc Liêu) cho rằng, đây là vấn đề khó, phức tạp và được nhiều đại biểu Quốc hội cũng như người lao động quan tâm.

Theo đại biểu, phương án 1 là phương án tối ưu nhất, tuy nhiên phương án 1 lại tạo ra lát cắt, chia thành 2 nhóm tham gia bảo hiểm xã hội trước và sau ngày Luật này có hiệu lực.

Mặc dù, cho rằng đây là phương án tối ưu song đại biểu Trần Thị Hoa Ry nhận thấy vẫn cần bổ sung các đánh giá tác động cho kỹ hơn, toàn diện hơn, đặc biệt là ý kiến của người lao động về vấn đề này trong bối cảnh nhiều doanh nghiệp phá sản, giải thể và ngừng hoạt động tăng mạnh, tình trạng sa thải, cắt giảm lao động diễn ra tại nhiều địa phương.

Bên cạnh đó, trong tháng 4 vừa qua, việc rút bảo hiểm xã hội một lần đã tăng 39% trong quý I năm 2024. Theo đại biểu Trần Thị Hoa Ry, đây là mức tăng cao nhất trong nhiều năm qua, nếu không có giải pháp hiệu quả, khả thi thì chắc chắn trong thời gian tới, việc rút bảo hiểm xã hội một lần sẽ tăng thêm.

Do đó, việc cho rằng phương án 1 không làm ảnh hưởng tới 18 triệu lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội là chưa chính xác.

Đại biểu Quốc hội tranh luận phương án rút bảo hiểm xã hội 1 lần
Đại biểu Trần Thị Hoa Ry

Đối với phương án 2, cần tiếp tục hoàn thiện, vì không nên quy định sau 12 tháng mới nghiên cứu, xem xét việc rút bảo hiểm xã hội một lần của người lao động. Bởi việc rút bảo hiểm xã hội một lần đáp ứng nhu cầu cấp bách của người lao động khi mất việc làm, cuộc sống gặp nhiều khó khăn.

Đại biểu Trần Thị Hoa Ry đề xuất giảm thời gian xem xét xuống từ 3 đến 6 tháng để đảm bảo người lao động duy trì cuộc sống trong điều kiện khó khăn.

Dùng quyền tranh luận để trao đổi lại với một số đại biểu, đại biểu Phan Thái Bình (đoàn Quảng Nam) cho rằng 2 phương án được trình ra đều có mặt ưu điểm và hạn chế, chưa có phương án tối ưu.

Ông cho rằng, điểm khác biệt giữa 2 phương án là thời điểm đóng bảo hiểm xã hội trước hoặc sau khi luật có hiệu lực, dự kiến 1/7/2025. Cụ thể là đóng trước thời điểm luật có hiệu lực thì được rút bảo hiểm xã hội một lần, còn sau thời điểm này thì không được rút.

Theo đại biểu, việc rút bảo hiểm xã hội một lần là một thực tế cấp thiết và hợp pháp của người lao động mà không phụ thuộc việc đóng trước hay sau thời điểm luật có hiệu lực.

Ông Bình đề xuất phương án tích hợp cả 2 phương án.

Theo đó, người đang đóng bảo hiểm xã hội trước khi luật sửa đổi có hiệu lực thì được rút bảo hiểm xã hội một lần. Người bắt đầu đóng bảo hiểm từ thời điểm luật có hiệu lực thì cho rút một phần, có thể là phần do chính người lao động đóng hoặc có thể cho rút 50%. Như thế sẽ giải quyết được bài toán trước mắt của người lao động cũng như giải quyết vấn đề lâu dài.

Đọc thêm

Tăng mức trợ cấp một lần khi nghỉ hưu cho người lao động Xã hội

Tăng mức trợ cấp một lần khi nghỉ hưu cho người lao động

TTTĐ - Mức hưởng trợ cấp một lần cho mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội cao hơn quy định bằng 0,5 lần của mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội cho mỗi năm đóng cao hơn đến tuổi nghỉ hưu theo quy định của pháp luật.
Nhiều cơ hội hội nhập quốc tế trong lĩnh vực an sinh xã hội BHXH & Đời sống

Nhiều cơ hội hội nhập quốc tế trong lĩnh vực an sinh xã hội

TTTĐ - Trong 2 ngày 15-16/7/2024, tại Hải Dương, BHXH Việt Nam tổ chức Hội nghị tập huấn công tác đối ngoại và bồi dưỡng kiến thức hội nhập quốc tế của ngành BHXH Việt Nam năm 2024 cho BHXH 32 tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc. Phó Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Đào Việt Ánh dự và chủ trì Hội nghị.
Nỗ lực nâng tỷ lệ người tham gia bảo hiểm xã hội BHXH & Đời sống

Nỗ lực nâng tỷ lệ người tham gia bảo hiểm xã hội

TTTĐ - Bằng các giải pháp sáng tạo, linh hoạt, phù hợp với diễn biến và tình hình thực tế, Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội đã nỗ lực, chủ động triển khai đồng bộ các giải pháp để hoàn thành toàn diện các chỉ tiêu kế hoạch, nhiệm vụ được giao. Trong đó, có thể thấy rõ, số người tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) năm sau luôn tăng cao so với năm trước.
Điều kiện hưởng chế độ thai sản khi tham gia bảo hiểm xã hội BHXH & Đời sống

Điều kiện hưởng chế độ thai sản khi tham gia bảo hiểm xã hội

TTTĐ - Bảo hiểm thai sản là một trong những chế độ bảo hiểm quan trọng bảo vệ quyền lợi của phụ nữ khi sinh con. Do đó, nhiều người lao đông quan tâm đến điều kiện để được hưởng chế độ bảo hiểm thai sản theo quy định.
Người tham gia BHYT được thụ hưởng nhiều lợi ích từ Đề án 06 Xã hội

Người tham gia BHYT được thụ hưởng nhiều lợi ích từ Đề án 06

TTTĐ - Cùng với việc gia tăng quyền lợi khám chữa bệnh BHYT, thời gian qua, người tham gia BHYT còn được thụ hưởng nhiều lợi ích, tiện ích từ công tác cải cách thủ tục hành chính, chuyển đổi số, thực hiện Đề án số 06 của Chính phủ.
Chính sách BHYT thực sự đi vào cuộc sống của mỗi người dân BHXH & Đời sống

Chính sách BHYT thực sự đi vào cuộc sống của mỗi người dân

TTTĐ - Chính sách BHYT là một trong những trụ cột chính trong hệ thống an sinh xã hội. Với ý nghĩa, giá trị nhân văn, thiết thực, chính sách BHYT đã ngày càng phát triển và hoàn thiện, tạo điều kiện cho mọi người dân, nhất là các nhóm người yếu thế đều được tiếp cận, tham gia và thụ hưởng các lợi ích, giá trị nhân văn, thiết thực của chính sách ưu việt này.
Ra quân tuyên truyền, phát triển người tham gia BHXH tự nguyện, BHYT BHXH & Đời sống

Ra quân tuyên truyền, phát triển người tham gia BHXH tự nguyện, BHYT

TTTĐ - Sáng 6/7, tại Trụ sở Bưu điện Trung tâm Hoàn Kiếm, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Hà Nội và Bưu điện Trung tâm Hoàn Kiếm chủ trì phối hợp với 9 Bưu điện Trung tâm đồng loạt tổ chức Lễ ra quân tuyên truyền, vận động, phát triển người tham gia BHXH tự nguyện, bảo hiểm y tế (BHYT) hộ gia đình trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Hải Phòng chi hơn 365 tỷ đồng tri ân người có công BHXH & Đời sống

Hải Phòng chi hơn 365 tỷ đồng tri ân người có công

TTTĐ - Trong 6 tháng đầu năm 2024, Hải Phòng chi hơn 365 tỷ đồng cho người có công và thân nhân; chi gần 92 tỷ đồng cho chính sách mua và cấp thẻ BHYT, thực hiện các chính sách khác.
Huy động tối đa nguồn lực để người hưởng sớm nhận lương hưu mới Xã hội

Huy động tối đa nguồn lực để người hưởng sớm nhận lương hưu mới

TTTĐ - Đáp ứng sự mong chờ của hàng triệu người thụ hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH, trợ cấp hằng tháng theo mức tăng mới, Bưu điện Việt Nam đã huy động tối đa nguồn lực, để số tiền lương mới đến tay người hưởng sớm nhất.
Người cao tuổi phấn khởi hưởng "lợi ích kép" với mức lương hưu mới BHXH & Đời sống

Người cao tuổi phấn khởi hưởng "lợi ích kép" với mức lương hưu mới

TTTĐ - Theo số liệu thống kê của Bảo hiểm xã hội (BHXH) TP Hà Nội, tại kỳ chi trả tháng 7/2024, tổng số người hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội trên địa bàn Thủ đô là 593.757 người, với số tiền trên 4.000 tỷ đồng.
Xem thêm