Tag

Tuyên Quang phát huy tinh thần tự lực, tự cường vươn lên, phát triển

Tin tức 25/12/2021 21:40
aa
TTTĐ - Ngày 25/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính làm việc trực tuyến với lãnh đạo tỉnh Tuyên Quang về tình hình phát triển kinh tế - xã hội, một số nhiệm vụ trọng tâm thời gian tới và một số đề xuất, kiến nghị của tỉnh.
Thuỷ điện Tuyên Quang tiếp tục mở thêm cửa xả lũ Người dân Tuyên Quang được hướng dẫn thực hành dinh dưỡng hợp lý Thành lập Trung tâm Phục vụ hành chính công thuộc Văn phòng UBND tỉnh Tuyên Quang Danko Group ủng hộ 300 triệu đồng cho công tác phòng, chống Covid-19 tỉnh Tuyên Quang
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu tại buổi làm việc

Cùng dự cuộc làm việc có Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn, lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương.

Tuyên Quang đã có bước phát triển mạnh trên nhiều lĩnh vực

Tại cuộc làm việc, các đại biểu đã phân tích làm rõ hơn về các tiềm năng, lợi thế và những khó khăn, thách thức, nhất là những “nút thắt” phát triển của Tuyên Quang, trả lời các kiến nghị và gợi mở một số định hướng cho địa phương. Theo đó, Tuyên Quang có tiềm năng về phát triển thuỷ điện, công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng, có nhiều thuận lợi trong phát triển nhiều loại hình du lịch… Tuy nhiên, tỉnh vẫn chưa phát triển bứt phá, theo Bí thư Tỉnh ủy Tuyên Quang Chẩu Văn Lâm.

Lắng nghe báo cáo của tỉnh, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu lãnh đạo Tuyên Quang trình chiếu bản đồ cùng thuyết minh cụ thể để các đại biểu có thêm căn cứ xác định các định hướng, ý tưởng phát triển thời gian tới, đặc biệt là trong kết nối hạ tầng giao thông liên vùng.

Cùng với đó, Thủ tướng dành nhiều thời gian tìm hiểu về kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 của Tuyên Quang. Ông đánh giá cao việc tỉnh đã cân đối khoảng một nửa số vốn ngân sách địa phương để dồn lực cho một số dự án hạ tầng giao thông trọng điểm.

Báo cáo của Tuyên Quang và ý kiến các bộ ngành đánh giá, giai đoạn 2016-2020, tỉnh Tuyên Quang đã có bước phát triển mạnh trên nhiều lĩnh vực. Tỉnh duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) hằng năm đạt 6,45%/năm. Năm 2021, tỉnh đạt những kết quả đáng ghi nhận trong phòng chống dịch, không phải thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16. GRDP năm 2021 ước đạt 5,67%; thu ngân sách nhà nước vượt kế hoạch. Giải ngân vốn đầu tư công trong 11 tháng đạt 84,62% kế hoạch. Xuất khẩu tăng đột biến (49,8% so với cùng kỳ), vượt kế hoạch 11,3%.

Phát biểu kết luận, Thủ tướng cơ bản đồng tình với các báo cáo và ý kiến tại cuộc làm việc. Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Thủ tướng ghi nhận, đánh giá cao, biểu dương nỗ lực của các cấp ủy đảng, chính quyền, nhân dân các dân tộc tỉnh Tuyên Quang và những thành tựu quan trọng tỉnh đã đạt được, đóng góp tích cực vào thành tựu chung của cả nước.

Người đứng đầu Chính phủ phân tích thêm một số đặc điểm của Tuyên Quang - một tỉnh miền núi phía bắc còn nghèo, quy mô kinh tế nhỏ, thu ngân sách đứng thứ 59 trên cả nước. Ngoài tiềm năng các đại biểu đã phân tích, tỉnh còn có thế mạnh về đa dạng sinh học, tỉ lệ bao phủ rừng tốt. Tỉnh có 22 dân tộc anh em luôn đoàn kết, thống nhất, có truyền thống văn hóa, lịch sử, cách mạng rất đáng tự hào, là nơi diễn ra Đại hội Đảng lần thứ II năm 1951.

Năm 2021, tình hình kinh tế - xã hội đạt nhiều kết quả đáng khích lệ, đến thời điểm này đã có 17/20 chỉ tiêu hoàn thành. Văn hóa xã hội được quan tâm, chú trọng, nhất là bảo tồn các di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng, giá trị văn hóa truyền thống. Công tác xây dựng Đảng, hệ thống chính trị được quan tâm, có nhiều tiến bộ; niềm tin của nhân dân được củng cố và tăng cường. Cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, xây dựng Chính phủ điện tử có nhiều chuyển biến tích cực, chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công (PAPI) thuộc nhóm các địa phương có chỉ số cao nhất. Tỉnh tạo việc làm 22.000 người lao động, tăng 4,7% so với năm ngoái. Tuyên Quang làm tốt công tác dân tộc, tôn giáo, quốc phòng an ninh được bảo đảm, ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững.

Tuyên Quang phát huy tinh thần tự lực, tự cường vươn lên, phát triển

Tuy nhiên, tỉnh chưa phát triển nhanh và bền vững. Tiềm năng và mong muốn lớn nhưng cơ chế, chính sách còn hạn hẹp, nguồn lực có hạn. Năng lực cạnh tranh chưa cao, chỉ số cải cách hành chính (PAR Index) năm 2020 xếp thứ 35/63; chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan (SIPAS) đứng thứ 49/63.

Hạ tầng chiến lược, nhất là hạ tầng giao thông còn rất khó khăn vì chỉ có đường bộ. Giao thông vẫn là điểm nghẽn, nút thắt lớn nhất với sự phát triển của Tuyên Quang. Hạ tầng y tế, giáo dục, đời sống đồng bào vùng sâu vùng xa còn nhiều khó khăn. Hạ tầng chuyển đổi số chưa đáp ứng yêu cầu. Khai thác tài nguyên đất chưa thực sự hiệu quả. Cân đối ngân sách còn phụ thuộc ngân sách Trung ương.

Một số nội dung cần tập trung trong năm bản lề 2022 và thời gian tiếp theo

Về nhiệm vụ sắp tới, Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh đã xác định rất rõ những định hướng, giải pháp lớn, Thủ tướng nhấn mạnh thêm một số nội dung cần tập trung trong năm bản lề 2022 và thời gian tiếp theo.

Thứ nhất, trên nền tảng những thành tích cơ bản của năm 2021, tỉnh cần cố gắng nhiều hơn nữa, phát huy thật tốt những kết quả đạt được, khắc phục bằng được những hạn chế, bất cập, yếu kém.

Thứ hai, tỉnh quán triệt và thực hiện nghiêm túc, thiết thực, hiệu quả Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh, cụ thể hóa đường lối Đại hội XIII trong thực hiện các nhiệm vụ, nhất là trong triển khai 3 khâu đột phá chiến lược, 6 nhiệm vụ trọng tâm, 12 nhóm giải pháp lớn trên cơ sở bám sát thực tiễn, xuất phát từ thực tiễn, tôn trọng thực tiễn, lấy thực tiễn làm thước đo, nghiên cứu, lựa chọn những nhiệm vụ vừa sức, khả thi, có trọng tâm, trọng điểm, phát huy hiệu quả cao.

Thứ ba, Tuyên Quang phải phòng chống dịch hiệu quả, phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội. Thủ tướng lưu ý tỉnh cần chỉ đạo quyết liệt để hoàn thành mục tiêu tiêm vaccine, tiêm vaccine nhanh hơn mục tiêu Chính phủ đề ra, thực hiện tốt các trụ cột, công thức phòng chống dịch, tự tin mở cửa, bình tĩnh xử lý các vấn đề liên quan tới dịch bệnh.

Thứ tư, tỉnh tập trung hoàn thiện quy hoạch tỉnh, hoàn thành trong quý I/2022 để xác định và phát huy tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh; chỉ ra và khắc phục được các khó khăn, thách thức, mâu thuẫn. Quy hoạch phải bám sát tình hình, điều kiện địa phương để có đề án, dự án tốt, từ đó thu hút nhà đầu tư tốt, mang lại hiệu quả cao; giải bài toán quy hoạch kết hợp với phát huy mạnh đại đoàn kết, truyền thống văn hóa, lịch sử, cách mạng để phát triển nhanh và bền vững.

Thủ tướng lưu ý, quy hoạch phải phát huy được các thế mạnh về rừng, đất, đa dạng sinh học, truyền thống văn hóa, lịch sử, cách mạng, các danh lam thắng cảnh…; quy hoạch tốt, hạ tầng tốt sẽ mở ra không gian phát triển mới để thúc đẩy công nghiệp, dịch vụ, du lịch, nông nghiệp, lâm nghiệp.

Tuyên Quang phát huy tinh thần tự lực, tự cường vươn lên, phát triển

Thứ năm, Thủ tướng nêu một số giải pháp để giải quyết vấn đề nguồn lực. Theo đó, ngoài nguồn vốn Trung ương, phải phát huy mạnh mẽ tinh thần tự lực, tự cường, dựa vào trí tuệ con người, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số để tạo động lực phát triển mới, tăng năng suất lao động. Cùng với đó, khai thác hiệu quả nguồn lực tự nhiên. Về nguồn lực tài chính, cần đẩy mạnh hợp tác công tư, lấy đầu tư công dẫn dắt đầu tư tư, kích hoạt mọi nguồn lực xã hội. Nghiên cứu, đề xuất cơ chế, chính sách để khai thông các nguồn lực. Cuối cùng, tăng cường phối hợp, hỗ trợ giữa các bộ ngành, địa phương để tranh thủ các nguồn lực phát triển.

Thứ sáu, đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, cải thiện các chỉ số về cải cách hành chính và chỉ số hài lòng của người dân, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh.

Thứ bảy, lưu ý công tác quy hoạch, phát triển hạ tầng xã hội, nhất là hạ tầng y tế, giáo dục, văn hóa để nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, sức khỏe của nhân dân, góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực, phát huy bản sắc văn hóa đặc thù và truyền thống lịch sử, cách mạng, khai thác được điều kiện thiên nhiên ở các vùng sâu, vùng xa…

Thứ tám, tỉnh coi trọng công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức Đảng và đảng viên, xây dựng bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, xây dựng đội ngũ cán bộ đủ phẩm chất, năng lực, uy tín, nhất là người đứng đầu, tinh giản biên chế gắn với cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, thực hiện nghiêm túc, quyết liệt, hiệu quả các nghị quyết, kết luận, chỉ thị của Trung ương về các vấn đề này. Góp phần cùng cả nước bảo vệ độc lập, chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ, giữ vững ổn định chính trị, trật tự xã hội, an ninh, an toàn, an dân.

Tuyên Quang phát huy tinh thần tự lực, tự cường vươn lên, phát triển

Triển khai kế hoạch đầu tư công trung hạn cần phải có trọng tâm, trọng điểm

Thủ tướng lưu ý thêm, việc triển khai kế hoạch đầu tư công trung hạn cần phải có trọng tâm, trọng điểm, tránh manh mún, dàn trải, kéo dài. Điều này đòi hỏi quyết tâm chính trị, sự thống nhất rất cao, Tuyên Quang phải cố gắng, chọn lọc các dự án trọng điểm, khả thi để triển khai, các bộ ngành cùng chung tay, chung sức với Tuyên Quang.

Trong nhiệm kỳ trước, Chính phủ đã chỉ đạo giảm rất mạnh số vốn đầu tư công trung hạn; trong nhiệm kỳ này, Thủ tướng đã chỉ đạo rất quyết liệt để tiếp tục giảm số dự án xuống dưới 5.000 với tinh thần đầu tư công phải “ra tấm, ra món”. Cùng với đó, tỉnh phải đẩy mạnh phòng chống sai phạm, tham nhũng, tiêu cực, lãnh phí trong đầu tư công.

Thủ tướng phân tích, nếu Tuyên Quang dồn lực phát triển được hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông, hạ tầng số, hạ tầng y tế, văn hóa, giáo dục, cộng với phát triển nguồn nhân lực, phát huy được truyền thống, tinh thần đoàn kết, thống nhất thì Tuyên Quang sẽ tự phát triển. Theo các đại biểu, tuyến cao tốc Tuyên Quang-Phú Thọ mới khởi công, đã có thêm nhiều nhà đầu tư tìm hiểu cơ hội ở Tuyên Quang.

Thủ tướng cũng chia sẻ, các địa phương cần phát triển hạ tầng để thu hút đầu tư, phát triển doanh nghiệp, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, tạo công ăn việc làm, thu hút nhân lực đến làm việc và cư dân tới sinh sống…, khi đó lĩnh vực bất động sản và các khu đô thị sẽ phát triển bền vững. Ông cho rằng, những vị trí đẹp phải quy hoạch dành cho dịch vụ, sản xuất, kinh doanh để phát triển bền vững, tạo nguồn thu lâu dài, “thu suốt đời, thu nhiều đời”, không nên chỉ tính tới nguồn thu trước mắt từ bất động sản...

Về các kiến nghị của tỉnh, Thủ tướng nêu rõ quan điểm phải xử lý các vấn đề liên quan đến cơ chế, chính sách để Tuyên Quang phát huy tinh thần tự lực, tự cường vươn lên, phát triển, lấy nội lực là quyết định, cơ bản, chiến lược, lâu dài, ngoại lực là quan trọng và đột phá.

Với đề nghị điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án đường cao tốc Tuyên Quang-Phú Thọ, Thủ tướng nêu rõ, đây là công trình trọng điểm, tỉnh cần phối hợp chặt chẽ với các bộ và cơ quan liên quan tập trung triển khai, nỗ lực hoàn thành trong năm 2023. Thủ tướng giao các bộ, ngành nghiên cứu việc hỗ trợ một phần kinh phí bổ sung cho dự án, trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định theo quy định.

Về đề nghị đầu tư dự án cao tốc Tuyên Quang-Hà Giang, Tuyên Quang đã chủ động đề nghị bố trí khoảng 1.416 tỷ đồng từ ngân sách địa phương của 2 tỉnh này. Thủ tướng cho biết, hiện Chính phủ đang trình cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt chương trình phục hồi phát triển kinh tế-xã hội, trong đó có đề xuất bố trí vốn ngân sách Trung ương đầu tư dự án tuyến cao tốc Tuyên Quang-Hà Giang. Thủ tướng yêu cầu tỉnh cần chuẩn bị sẵn sàng để triển khai thật nhanh nếu được phê duyệt.

Thủ tướng nêu rõ, một buổi làm việc không thể giải quyết được tất cả các vấn đề đặt ra nhưng Thông báo kết luận của cuộc họp phải nêu được giải pháp, mục tiêu, lộ trình, thời hạn cụ thể, rõ ràng, khả thi, hiệu quả, giải quyết dứt điểm một số việc cho địa phương. Thủ tướng yêu cầu Tuyên Quang phải đạt kết quả năm 2022 tốt hơn năm 2021, nhiệm kỳ này tốt hơn nhiệm kỳ trước, nhân dân ngày càng được thụ hưởng nhiều thành quả của sự phát triển.

Đọc thêm

Cơ chế, chính sách đặc thù để Huế phát huy hết tiềm năng Tin tức

Cơ chế, chính sách đặc thù để Huế phát huy hết tiềm năng

TTTĐ - Các đại biểu Quốc hội đề xuất cơ chế, chính sách đặc thù cho Huế để phát huy cao nhất tiềm năng, nguồn lực của thành phố và Trung ương cho đầu tư phát triển.
Thành lập thành phố Huế là nhiệm vụ chính trị chung của cả nước Tin tức

Thành lập thành phố Huế là nhiệm vụ chính trị chung của cả nước

TTTĐ - Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà nhấn mạnh, việc thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương được thực hiện gắn kết, đảm bảo đồng bộ, thống nhất trong yêu cầu nhiệm vụ chính trị chung của cả nước.
Tạo nguồn hứng khởi cho các địa phương triển khai Đề án 06 Tin tức

Tạo nguồn hứng khởi cho các địa phương triển khai Đề án 06

TTTĐ - Kết quả triển khai Đề án 06 của Hà Nội góp phần đặc biệt quan trọng trong dẫn dắt, tạo nguồn hứng khởi cho địa phương khác triển khai Đề án...
Xây dựng Thủ đô phát triển xứng tầm trong kỷ nguyên vươn mình của đất nước Tin tức

Xây dựng Thủ đô phát triển xứng tầm trong kỷ nguyên vươn mình của đất nước

TTTĐ - Các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô đã diễn ra thành công tốt đẹp, trang trọng, ý nghĩa, thiết thực, hiệu quả, phù hợp với điều kiện thực tiễn của Thủ đô và đất nước.
Đại biểu Quốc hội khao khát Việt Nam có đường sắt tốc độ cao Tin tức

Đại biểu Quốc hội khao khát Việt Nam có đường sắt tốc độ cao

TTTĐ - Đại biểu Quốc hội Trần Hoàng Ngân cho biết mình may mắn trải nghiệm đường sắt tốc độ cao ở Châu Âu, nên ông rất khao khát Việt Nam có được loại hình giao thông này.
Thống nhất 32 nội dung trình kỳ họp thứ 28 HĐND tỉnh Quảng Trị Tin tức

Thống nhất 32 nội dung trình kỳ họp thứ 28 HĐND tỉnh Quảng Trị

TTTĐ - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Trị Hà Sỹ Đồng đánh giá cao tinh thần trách nhiệm của các cơ quan được giao nhiệm vụ chuẩn bị nội dung trình HĐND tỉnh, bảo đảm chất lượng, tiến độ và quy định để thảo luận, thống nhất trình kỳ họp thứ 28 HĐND tỉnh khóa VIII.
Lan tỏa tinh thần quyết liệt chống lãng phí Thời sự

Lan tỏa tinh thần quyết liệt chống lãng phí

TTTĐ - Hà Nội là thành phố đầu tiên trong cả nước thành lập Ban chỉ đạo về thực hiện các biện pháp phòng, chống lãng phí; thể hiện rõ hơn sự quyết liệt, đồng lòng, trách nhiệm trong chỉ đạo và tổ chức thực hiện nhiệm vụ phòng, chống lãng phí của thành phố.
Quốc hội thảo luận về dự án Luật Nhà giáo Giáo dục

Quốc hội thảo luận về dự án Luật Nhà giáo

TTTĐ - Sáng 20/11, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 8, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Nhà giáo.
Trao các quyết định của Ban Bí thư về công tác cán bộ Nhịp sống phương Nam

Trao các quyết định của Ban Bí thư về công tác cán bộ

TTTĐ - Ngày 19/11, Ban Chấp hành (BCH) Đảng bộ tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu vừa tổ chức Hội nghị công bố các quyết định của Ban Bí thư về chỉ định tham gia BCH Đảng bộ tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu nhiệm kỳ 2020-2025.
Đảm bảo chất lượng, tiến độ thi hành Luật Thủ đô Tin tức

Đảm bảo chất lượng, tiến độ thi hành Luật Thủ đô

TTTĐ - Kỳ họp thứ 19 của HĐND TP Hà Nội đã thông qua 15 Nghị quyết với tỷ lệ thống nhất cao. HĐND TP đề nghị UBND TP, các cấp, ngành, địa phương, đơn vị tập trung tổ chức triển khai khẩn trương, quyết liệt, đồng bộ các giải pháp để đảm bảo các nghị quyết của HĐND TP đi vào cuộc sống và đạt hiệu quả thiết thực.
Xem thêm