Tag

Văn bản hướng dẫn chi tiết thi hành Luật Thủ đô có ý nghĩa quan trọng

Người Hà Nội 14/11/2024 10:27
aa
TTTĐ - Việc ban hành văn bản quy định chi tiết thi hành Luật Thủ đô đóng vai trò quan trọng trong quá trình tổ chức thực thi luật, giúp các quy định pháp luật thực sự đi vào đời sống.
Gợi mở các định hướng, cơ chế, chính sách triển khai Luật Thủ đô Huy động mọi nguồn lực để Thủ đô Hà Nội bứt phá đi lên

Sáng 14/11, tại Hội thảo khoa học “Triển khai Luật Thủ đô số 39/2024/QH15: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn”, tham luận của TS. Đoàn Thị Tố Uyên, Trưởng Khoa Pháp luật Hành chính - Nhà nước, Trường Đại học Luật Hà Nội đã chỉ ra những điểm cần quan tâm trong quá trình xây dựng và hoàn thiện các văn bản hướng dẫn này nhằm đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất với hệ thống pháp luật hiện hành.

Tầm quan trọng của việc ban hành văn bản quy định chi tiết

Ban hành văn bản quy định chi tiết không chỉ là bước "lập pháp bổ sung" mà còn giúp các quy định pháp luật "khung" được thực thi một cách đồng bộ, nhất quán và hiệu quả. Đây là một trong những hoạt động không thể thiếu trong quy trình tổ chức thi hành Luật Thủ đô và các văn bản pháp luật khác.

Theo TS. Đoàn Thị Tố Uyên, trong quá trình này, cần đảm bảo rằng văn bản chi tiết được ban hành kịp thời để những điều khoản, quy định trong luật có thể áp dụng ngay khi Luật Thủ đô có hiệu lực. Việc chậm trễ ban hành các văn bản này có thể dẫn đến tình trạng luật được thông qua nhưng không thể thi hành, gây lãng phí nguồn lực và mất niềm tin từ xã hội.

TS. Đoàn Thị Tố Uyên tham luận tại hội thảo khoa học
TS. Đoàn Thị Tố Uyên tham luận tại hội thảo khoa học

Các cơ quan tham gia soạn thảo và ban hành văn bản quy định chi tiết cần tuân thủ chặt chẽ các nguyên tắc theo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2020. Đặc biệt, các văn bản phải đảm bảo tính minh bạch, tiết kiệm, hiệu quả, dễ tiếp cận và thực hiện, đồng thời phải đáp ứng yêu cầu cải cách thủ tục hành chính, lồng ghép yếu tố bình đẳng giới trong quy định pháp luật.

Đây là những yếu tố giúp tăng cường tính khả thi của văn bản khi triển khai, tránh việc ban hành các quy định quá phức tạp, khó áp dụng trong thực tế. Tính minh bạch, theo đó, không chỉ thể hiện qua nội dung mà còn ở quá trình ban hành, bao gồm việc công khai và lấy ý kiến phản hồi từ cộng đồng, tạo điều kiện để cá nhân và tổ chức đóng góp ý kiến, từ đó nâng cao tính dân chủ và sự đồng thuận xã hội đối với các quy định của Luật Thủ đô.

Để đảm bảo tiến độ ban hành văn bản quy định chi tiết, Bộ Tư pháp giữ vai trò quan trọng trong việc theo dõi và đôn đốc các bộ, ngành liên quan. Bộ có trách nhiệm giám sát tiến độ và chất lượng của văn bản, báo cáo định kỳ hàng quý và hàng năm cho Chính phủ. Trách nhiệm báo cáo giúp đảm bảo tính minh bạch và kịp thời xử lý những vướng mắc phát sinh trong quá trình soạn thảo và ban hành.

Đồng thời, các ban, sở, ngành liên quan tại Hà Nội cũng cần xây dựng kế hoạch chi tiết, tổ chức nguồn lực phù hợp để hoàn thiện các văn bản quy định chi tiết trước thời hạn hiệu lực của Luật Thủ đô vào ngày 1/1/2025.

Đảm bảo tính đồng bộ và khả thi của văn bản quy định chi tiết

Chất lượng của văn bản quy định chi tiết được đánh giá dựa trên nhiều tiêu chí như tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất với các văn bản pháp luật khác, và tính khả thi trong thực tế.

TS. Uyên nhấn mạnh rằng văn bản quy định chi tiết phải giúp cụ thể hóa những quy định đã được ban hành trong luật, chứ không nên đặt ra các quy định mới hoặc trái với tinh thần của Luật Thủ đô. Chất lượng của văn bản cũng cần được đảm bảo qua sự tham gia của các cơ quan thẩm định, thẩm tra, để kiểm soát nội dung trong từng khâu soạn thảo và ban hành, giúp văn bản dễ dàng triển khai trong thực tiễn.

Các đại biểu dự Hội thảo khoa học về Luật Thủ đô
Các đại biểu dự Hội thảo khoa học về Luật Thủ đô

Theo TS. Uyên, việc xây dựng các văn bản quy định chi tiết cần dựa vào 9 chính sách đã được quy định cụ thể trong Luật Thủ đô. Đây là các chính sách về tổ chức chính quyền, thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao, nâng cao năng lực tài chính và ngân sách, phát triển cơ sở hạ tầng, xây dựng nông thôn hiện đại, phát triển văn hóa và giáo dục, phát huy tiềm lực khoa học và công nghệ, nâng cao y tế và hệ thống an sinh xã hội, và liên kết phát triển vùng.

Những chính sách này không chỉ là những định hướng cơ bản mà còn là kim chỉ nam giúp định hình toàn bộ nội dung của văn bản quy định chi tiết, làm nền tảng cho quá trình phát triển Thủ đô trở thành một khu vực phát triển xanh, bền vững, văn minh và năng động. Ngoài ra, trong quá trình thực hiện, Hà Nội cũng cần có cơ chế để thường xuyên rà soát, điều chỉnh các quy định, kịp thời khắc phục những hạn chế khi áp dụng vào thực tế.

Bám sát các quan điểm chỉ đạo khi soạn thảo Luật Thủ đô

Các quan điểm chỉ đạo như thể chế hóa đầy đủ chủ trương, nhiệm vụ của Đảng, bảo đảm tính đặc thù vượt trội cho Thủ đô, phân quyền mạnh mẽ cho chính quyền Hà Nội trong thẩm quyền điều hành, nhưng đồng thời vẫn đảm bảo sự giám sát chặt chẽ và trách nhiệm giải trình, cần được các cơ quan tuân thủ trong từng quy định chi tiết. Điều này không chỉ giúp phát huy thế mạnh của Hà Nội mà còn tăng cường sự chủ động, sáng tạo, trách nhiệm của chính quyền trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển.

Kế hoạch ban hành văn bản quy định chi tiết Luật Thủ đô của UBND thành phố Hà Nội đã được phân định rõ ràng. Đối với những nội dung có hiệu lực từ ngày 1/1/2025, các cơ quan phải nỗ lực để ban hành văn bản kịp thời.

Đối với các nội dung phức tạp hơn, có hiệu lực từ 1/7/2025, quá trình xây dựng văn bản cần được thực hiện kỹ lưỡng, đảm bảo không chỉ tuân thủ quy định pháp luật mà còn phù hợp với điều kiện thực tiễn và yêu cầu phát triển của Hà Nội.

Sở Tư pháp đóng vai trò điều phối và phối hợp giữa các sở, ban, ngành, đảm bảo lập danh mục các văn bản cần ban hành, và cùng với các cơ quan được giao nhiệm vụ chủ trì xây dựng kế hoạch thực hiện, tập trung rà soát những nội dung quan trọng, cần thiết để ưu tiên ban hành sớm, đáp ứng yêu cầu thực tiễn khi Luật Thủ đô có hiệu lực.

Kỳ vọng bứt phá từ Luật Thủ đô
Kỳ vọng bứt phá từ Luật Thủ đô

TS. Uyên nhấn mạnh rằng chất lượng của các văn bản quy định chi tiết là yếu tố quyết định để Luật Thủ đô phát huy được tác dụng trong thực tiễn. Các văn bản này cần bám sát 9 chính sách của Luật Thủ đô để xây dựng nội dung cụ thể, phù hợp và có tính đặc thù vượt trội, đồng thời thể hiện tính đồng bộ và khả thi cao. Việc ban hành văn bản không chỉ cần thiết để luật có hiệu lực mà còn phải thể hiện được tầm nhìn chiến lược, hướng tới mục tiêu xây dựng Thủ đô thành một đô thị hiện đại, phát triển bền vững.

Theo TS Đoàn Thị Tố Uyên, đây là những vấn đề cốt yếu và các yếu tố cần quan tâm trong quá trình soạn thảo, ban hành văn bản quy định chi tiết thi hành Luật Thủ đô. Qua đó, các văn bản này không chỉ có vai trò hướng dẫn mà còn là nền tảng pháp lý giúp các chính sách và mục tiêu phát triển của Thủ đô Hà Nội được thực hiện một cách hiệu quả, kịp thời, đồng bộ và bền vững trong thực tế.

Đọc thêm

Đánh thức sức mạnh mềm, kiến tạo trung tâm công nghiệp văn hóa Người Hà Nội

Đánh thức sức mạnh mềm, kiến tạo trung tâm công nghiệp văn hóa

TTTĐ - Công nghiệp văn hóa là ngành kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh, đồng thời là phương thức quan trọng để gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong dòng chảy hiện đại. Từ tầm nhìn chiến lược tại Hội nghị văn hóa toàn quốc năm 2021 đến những bước đi cụ thể trong Luật Thủ đô 2024, Hà Nội đang khẳng định vai trò đầu tàu trong kiến tạo TP sáng tạo, từng bước hình thành các trung tâm công nghiệp văn hóa hiện đại, biến văn hóa thành động lực phát triển kinh tế - xã hội bền vững.
Ý chí và niềm tin quyết thắng của người Hà Nội Người Hà Nội

Ý chí và niềm tin quyết thắng của người Hà Nội

TTTĐ - Chương trình tọa đàm, gặp mặt nhân chứng lịch sử “Hà Nội - Ý chí và niềm tin quyết thắng” được tổ chức nhằm ôn lại truyền thống cách mạng của Thủ đô, tinh thần bảo vệ Tổ quốc của người Hà Nội qua hai cuộc kháng chiến và vinh danh những con người đã góp phần làm nên chiến thắng lịch sử của dân tộc.
Mùa loa kèn gọi nắng hè về Người Hà Nội

Mùa loa kèn gọi nắng hè về

TTTĐ - Bên chiếc xe hoa ven đường, chọn mua một bó hoa loa kèn, thấy cái nắng non bắt đầu xuyên qua làn mây mỏng manh, thấy cái gió phao phảo của mùa hè đang ùa đến...
Hướng về cội nguồn, khắc sâu hai chữ "đồng bào" Người Hà Nội

Hướng về cội nguồn, khắc sâu hai chữ "đồng bào"

TTTĐ - Dịp lễ Giỗ Tổ Hùng Vương là để chúng ta cùng hướng về cội nguồn, tri ân các bậc tiền nhân tiên tổ, các anh hùng liệt sĩ vì nước quên mình, những người có công với Tổ quốc. Để rồi mỗi người đều nhìn lại bản thân, xem mình đã làm được gì để tình đồng bào ngày càng bền chặt, nghĩa dân tộc ngày càng lớn mạnh?
Khu phát triển thương mại và văn hóa "chắp cánh" tinh hoa làng nghề Người Hà Nội

Khu phát triển thương mại và văn hóa "chắp cánh" tinh hoa làng nghề

TTTĐ - "Đại sứ nón" làng Chuông (Thanh Oai, Hà Nội), nghệ nhân Tạ Thu Hương bày tỏ niềm vui mừng khi HĐND TP Hà Nội ban hành dự thảo Nghị quyết quy định về tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa (thực hiện khoản 7 Điều 21 Luật Thủ đô) và dự thảo Nghị quyết về khu phát triển thương mại và văn hóa (thực hiện khoản 8 Điều 21 Luật Thủ đô). Theo chị, đây là cơ sở pháp lý, là hoạt động vô cùng ý nghĩa, giúp cho các làng nghề cùng nghệ nhân tỏa sáng cùng với nghề, phát huy nét đẹp truyền thống của Hà Nội và vươn xa hơn trong công cuộc phát triển công nghiệp văn hóa.
Lưu giữ những giá trị văn hóa tốt đẹp của gia đình truyền thống Người Hà Nội

Lưu giữ những giá trị văn hóa tốt đẹp của gia đình truyền thống

TTTĐ - Việc bảo tồn nề nếp, gia phong trong gia đình tại huyện Đông Anh (Hà Nội) được thực hiện trên nền tảng của văn hóa Việt Nam. Đó là lấy những giá trị chuẩn mực như lễ giáo, hiếu học, trọng tình nghĩa, sống nhân ái, tinh thần tự tôn, tự lực... làm cái gốc để hình thành và phát triển gia đình hiện đại.
Hà Nội: Phát triển thương mại gắn với bảo tồn văn hóa Người Hà Nội

Hà Nội: Phát triển thương mại gắn với bảo tồn văn hóa

TTTĐ - Trong bối cảnh Hà Nội đang đẩy mạnh phát triển kinh tế theo hướng hiện đại, dự thảo Nghị quyết về khu phát triển thương mại và văn hóa của Thủ đô đã đưa ra nhiều nội dung quan trọng. Đáng chú ý là hai vấn đề cốt lõi: phát triển kinh tế gắn với bảo tồn văn hóa và cơ chế tài chính minh bạch, nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững, hài hòa giữa thương mại và bản sắc văn hóa.
Phát huy giá trị văn hóa truyền thống, xây dựng nếp sống văn minh Người Hà Nội

Phát huy giá trị văn hóa truyền thống, xây dựng nếp sống văn minh

TTTĐ - Huyện Ứng Hòa (Hà Nội) phát huy giá trị văn hóa truyền thống, phong tục, tập quán tốt đẹp, hạn chế và từng bước loại bỏ phong tục, tập quán lạc hậu, xây dựng nếp sống văn minh trong cộng đồng dân cư.
75 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa Người Hà Nội

75 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa

TTTĐ - Trong 2 năm 2023 - 2024, Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” trên địa bàn thị xã Sơn Tây (Hà Nội) đã đạt nhiều kết quả tốt đẹp. Toàn thị xã có trên 95% gia đình đạt gia đình văn hóa; 75/82 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa.
Bài 3: Để di tích đền Rừng “tỏa sáng”… Người Hà Nội

Bài 3: Để di tích đền Rừng “tỏa sáng”…

TTTĐ - Với vị trí đắc địa ven sông Hồng, di tích đền Rừng đang trở thành điểm đến hấp dẫn du khách thập phương. Tuy nhiên, để di tích này “tỏa sáng”, rất cần một kế hoạch, nghiên cứu khoa học bài bản và sự đầu tư có trọng điểm.
Xem thêm