Tag

Văn hóa Hà Nội - “tấm danh thiếp” của Thủ đô thời hội nhập

Người Hà Nội 01/09/2024 13:57
aa
TTTĐ - Đối với mỗi vùng đất, ngoài cảnh sắc thiên nhiên, ẩm thực, di sản… thì văn hóa người dân sở tại cũng là một điều níu chân khách phương xa, thu hút họ quay trở lại nhiều lần sau mỗi chuyến du lịch. Sự mến khách, thân thiện, tấm lòng yêu chuộng hòa bình, mong muốn kết giao với bốn phương và đặc biệt là nét văn minh, sáng tạo của người Hà Nội chính là “tấm danh thiếp” của Thủ đô thời hội nhập, để bạn bè quốc tế tìm đến mảnh đất ngàn năm văn hiến.
Quận Ba Đình lấy ý kiến về tiêu chuẩn danh hiệu văn hóa mới Gắn biển loạt thiết chế văn hóa chào mừng Ngày Giải phóng Thủ đô Rực rỡ Ngày hội văn hóa hữu nghị "Sắc màu ASEAN" tại Hà Nội

Nâng tầm phẩm giá Thăng Long - Hà Nội

Đã 79 năm kể từ ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa (nay là nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam), thế giới ngày càng hiểu rõ hơn về Thủ đô anh hùng, thành phố văn hiến, văn minh, hiện đại của chúng ta.

Nếu như trước kia Thăng Long nhiều lần chứng kiến những cảnh “vườn không nhà trống” rồi lại ca khúc khải hoàn đón các đoàn quân trở về, viết nên những bản hùng ca về chống giặc ngoại xâm thì từ ngày 19/8, trước sức mạnh long trời lở đất của cuộc Cách mạng tháng Tám, người dân Hà Nội và cả nước đã thực sự giành chính quyền về tay Nhân dân, do Nhân dân làm chủ và vì Nhân dân.

Đồng chí Nguyễn Văn Phong - Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội, Trưởng ban Chỉ đạo Chương trình 06-CTr/TU luôn sát sao với vấn đề về phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh
Đồng chí Nguyễn Văn Phong - Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội, Trưởng ban Chỉ đạo Chương trình 06-CTr/TU luôn sát sao với vấn đề về phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh

Ngày Quốc khánh 2/9/1945, Chủ tịch Hồ Chủ Minh đã công bố đất nước ta được độc lập, tự do, từ đó Hà Nội là Thủ đô của một đất nước đã bước sang trang mới. Hà Nội được nhắc đến nhiều hơn trên trường quốc tế, đại diện cho đất nước Việt Nam tươi đẹp và giàu bản sắc văn hóa.

Trong những ngày Toàn quốc kháng chiến, người Hà Nội lại viết nên những trang sử hào hùng, bất khuất của mình khi “Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh”, tiếp nối truyền thống lịch sử Thăng Long đầy kiêu hãnh. Sau khi rút qua sông Hồng lên chiến khu thực hiện cuộc kháng chiến 9 năm trường kì gian khổ, làm nên chiến thắng Điện Biên “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, chúng ta trở về Giải phóng Thủ đô trong nhịp bước khải hoàn “trùng trùng quân đi như sóng”.

Nét hào hoa, yêu chuộng cái đẹp của người Hà Nội chưa bao giờ phôi phai dù trong chiến tranh, trận mạc. Trong tiếng đạn bom hoa Ngọc Hà vẫn nở, lúa vẫn lên xanh tốt để những “tình ca đơm hoa từ lòng đất”. Yêu cuộc sống, yêu chuộng hòa bình bao nhiêu người Hà Nội lại càng bất khuất, kiên cường bấy nhiêu.

Những nét đặc sắc của văn hóa Thủ đô là “tấm danh thiếp” của Hà Nội mời gọi bạn bè năm châu
Những nét đặc sắc của văn hóa Thủ đô là “tấm danh thiếp” của Hà Nội mời gọi bạn bè năm châu

Chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” một lần nữa khẳng định mảnh đất này là Thủ đô của lương tri và phẩm giá con người. Người Hà Nội cũng như người Việt Nam sẽ chiến đấu quyết liệt để bảo vệ độc lập, tự do cho Tổ quốc, cho dân tộc mình, cho hòa bình trên thế giới nhưng khi đất nước hoàn toàn thống nhất, Hà Nội “súng gươm vứt bỏ lại hiền như xưa”.

Chúng ta thiết lập ngoại giao với các nước trên thế giới, trở thành bạn bè với các màu da. Là địa điểm của nhiều cuộc gặp gỡ, hội nghị quốc tế, Hà Nội đã được vinh danh là Thành phố vì hòa bình, Thành phố sáng tạo… Có được điều đó một phần là bởi lãnh đạo các cấp của Hà Nội qua nhiều thời kì luôn chú trọng bồi đắp văn hóa cho công dân Thủ đô, lấy đó làm niềm tự hào và là động lực để phát triển.

Từng bước nâng tầm phẩm chất Thăng Long - Hà Nội, Chương trình 06-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội về phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh được thành phố thực hiện với cả quyết tâm, trên dưới đồng lòng đã tạo nên những giá trị của người Hà Nội trong thời hiện đại.

Sáng tạo để hình thành những nguồn lực mới

Trong hành trình tiến về tương lai, những yêu cầu của sự phát triển đã nảy sinh trong lòng thành phố những sáng tạo không ngừng nghỉ. Công nghiệp văn hóa chính là một trong những đòi hỏi của thời đại mà Hà Nội sớm hòa vào dòng chảy chung để tiếp tục phát huy các giá trị của mình nhằm tạo nên những nguồn lực mới, đóng góp cho sự phát triển của Thủ đô và đất nước.

Văn hóa Hà Nội - “tấm danh thiếp” của Thủ đô thời hội nhập

Thời gian qua, đặc biệt là từ đầu năm 2024 đến nay, các ban, ngành, đoàn thể thành phố và các quận, huyện đã thực hiện nghiêm túc các nhiệm vụ được xác định tại Chương trình 06-CTr/TU gắn với thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TU của Thành ủy về “Phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn tới năm 2045” và đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Xác định yếu tố con người, văn hóa con người là điều kiện tiên quyết để thực hiện các nhiệm vụ, công tác tuyên truyền được tổ chức bằng nhiều hình thức, mô hình hay. Hoạt động này nhằm nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các cấp ủy, chính quyền, nhất là người đứng đầu trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo tăng cường đầu tư cho sự nghiệp phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội có nhân cách tốt, lối sống đẹp, đoàn kết, sáng tạo, thanh lịch, văn minh.

Điều này cũng đã phát huy tối đa nguồn lực văn hóa, con người, tạo nên sức mạnh nội sinh, động lực quan trọng quyết định sự phát triển bền vững của Thủ đô.

Văn hóa Hà Nội - “tấm danh thiếp” của Thủ đô thời hội nhập

Bên cạnh việc quan tâm tập trung đầu tư xây dựng, nâng cấp các thiết chế văn hóa, đầu tư tu bổ, tôn tạo các di tích lịch sử, di tích văn hóa, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư phát triển du lịch văn hóa, phát triển các không gian sáng tạo văn hóa, Hà Nội cũng đã tập trung xây dựng và phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của thực tế.

Đáng chú ý, trong công tác xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh có nhiều mô hình, cách làm hay được nhân rộng trong toàn xã hội, nhiều tấm gương sáng, câu chuyện đẹp kịp thời được phát hiện, biểu dương và tôn vinh.

Thực hiện mục tiêu phát triển công nghiệp văn hóa, thành phố đã chỉ đạo tập trung đầu tư phát triển một số lĩnh vực giàu tiềm năng và là lợi thế của Thủ đô như: Du lịch văn hóa; nghệ thuật biểu diễn; thủ công mỹ nghệ, ẩm thực... thực hiện các chính sách ưu đãi, đẩy mạnh xúc tiến đầu tư phát triển các ngành công nghiệp văn hóa sẵn có lợi thế, tiềm năng, tháo gỡ các khó khăn cho doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực văn hóa…

Văn hóa Hà Nội - “tấm danh thiếp” của Thủ đô thời hội nhập

Như vậy, sự sáng tạo, những tâm huyết của các cá nhân, tổ chức sẽ từng bước được phát huy tối đa, tham gia mạnh mẽ vào công cuộc phát triển công nghiệp văn hóa. Phải có những sản phẩm thu hút, phải khẳng định văn hóa Hà Nội, văn hóa Việt Nam đậm đà bản sắc trong từng sản phẩm thì công nghiệp văn hóa mới trở thành nguồn lực để xây dựng và phát triển Thủ đô trong giai đoạn hiện nay và tương lai.

Là Trưởng ban Chỉ đạo Chương trình 06-CTr/TU, đồng chí Nguyễn Văn Phong - Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội rất sâu sát với vấn đề này. “Phát triển công nghiệp văn hoá không phụ thuộc vào giàu hay nghèo, xa hay gần trung tâm mà phụ thuộc vào 2 yếu tố là quyết tâm của người đứng đầu và cách thức để tổ chức thực hiện. Tôi đề nghị, các địa phương rà soát và xác định xây dựng ít nhất một sản phẩm du lịch và 1 sự kiện có liên quan đến phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn”, Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong chỉ rõ điều cần làm của Hà Nội trong thời gian tới.

Để làm được điều này, Trưởng ban Chỉ đạo Chương trình 06-CTr/TU cũng đề nghị Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội cùng các sở, ngành liên quan nghiên cứu việc lập quỹ hỗ trợ phát triển văn hóa để hỗ trợ cho các địa phương, doanh nghiệp, tổ chức trong phát triển văn hóa địa phương đồng thời rà soát chặt chẽ việc thực hiện Chương trình 06-CTr/TU và các hoạt động liên quan đến cam kết với UNESCO về phát triển Thành phố sáng tạo.

Tin rằng, với sự quyết tâm, đồng lòng của cả hệ thống chính trị, một lần nữa văn hóa Hà Nội lại khẳng định được vị thế quan trọng đối với Thủ đô, trở thành niềm tự hào với bạn bè năm châu.

Đọc thêm

LIXIL ALP Pavilion 2023 - 2024: Nét “chấm phá” trẻ trung trong đô thị Người Hà Nội

LIXIL ALP Pavilion 2023 - 2024: Nét “chấm phá” trẻ trung trong đô thị

TTTĐ - Tại Phố đi bộ Hoàn Kiếm vừa diễn ra Triển lãm LIXIL ALP Pavilion. Triển lãm trưng bày kết quả của 5 đề tài nghiên cứu trong chương trình LIXIL ALP 2023 - 2024, mang đến những giải pháp sáng tạo cho bài toán "Trẻ hóa đô thị" tại Việt Nam.
Tài năng trẻ góp công sức và tình yêu sáng tạo cho thành phố Nhịp điệu cuộc sống

Tài năng trẻ góp công sức và tình yêu sáng tạo cho thành phố

TTTĐ - Tại Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội năm nay, các tài năng trẻ có mặt ở khắp các nhóm từ nghệ sĩ, kiến trúc sư, giám tuyển đến điều phối viên... đang ngày đêm miệt mài làm việc, cống hiến sức lực cho sự thành công của sự kiện. Thông qua đó, tinh thần sáng tạo trẻ được khơi dậy, lan tỏa, góp phần thúc đẩy phát triển công nghiệp văn hóa của Thủ đô.
Tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc, xây dựng khu dân cư phát triển Người Hà Nội

Tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc, xây dựng khu dân cư phát triển

TTTĐ - Chiều 16/11, Thành ủy viên, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Vũ Thu Hà dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại liên khu dân cư xã Đa Tốn, huyện Gia Lâm.
Thích thú trải nghiệm “những lần đầu tiên” hiếm có của Hà Nội Người Hà Nội

Thích thú trải nghiệm “những lần đầu tiên” hiếm có của Hà Nội

TTTĐ - Diễn ra trong 9 ngày (từ 9/11 - 17/11), Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội mở ra những cơ hội khám phá những di tích lịch sử, công trình di sản cũng như không gian sáng tạo chưa từng có.
Bài toán về xây dựng Công viên văn hóa ven sông Hồng Người Hà Nội

Bài toán về xây dựng Công viên văn hóa ven sông Hồng

TTTĐ - Luật Thủ đô (sửa đổi) được thông qua tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, đã có quy định tập trung nguồn lực, ưu tiên tổ chức thực hiện quy hoạch phân khu sông Hồng, sông Đuống phù hợp với Quy hoạch Thủ đô và Quy hoạch chung Thủ đô. TP Hà Nội được xây dựng trung tâm công nghiệp văn hóa tại bãi sông, bãi nổi sông Hồng và khu vực khác có lợi thế về vị trí không gian văn hóa phù hợp với quy hoạch. Song, hiện tại, để “giấc mơ” Công viên văn hóa đa chức năng ven sông Hồng thành hiện thực, rất nhiều vấn đề đặt ra cần phải giải quyết.
Văn bản hướng dẫn chi tiết thi hành Luật Thủ đô có ý nghĩa quan trọng Người Hà Nội

Văn bản hướng dẫn chi tiết thi hành Luật Thủ đô có ý nghĩa quan trọng

TTTĐ - Việc ban hành văn bản quy định chi tiết thi hành Luật Thủ đô đóng vai trò quan trọng trong quá trình tổ chức thực thi luật, giúp các quy định pháp luật thực sự đi vào đời sống.
Tỏa sáng tinh thần hiếu học, đề cao tri thức và đạo làm người Người Hà Nội

Tỏa sáng tinh thần hiếu học, đề cao tri thức và đạo làm người

TTTĐ - “Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy”, truyền thống tôn sư trọng đạo ngàn đời của cha ông ta trong thời hiện đại càng được người Hà Nội phát huy, tỏa sáng, thể hiện tinh thần hiếu học, đề cao tri thức và đạo làm người.
Đường sắt tốc độ cao: Cần tăng cường nguồn lực tư nhân Giao thông

Đường sắt tốc độ cao: Cần tăng cường nguồn lực tư nhân

TTTĐ - Một số đại biểu Quốc hội cho rằng, bên cạnh nguồn vốn ngân sách, nguồn vốn Nhà nước huy động thì cần tăng cường nguồn lực đầu tư tư nhân để làm dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam.
Phát huy tinh thần đoàn kết, xây dựng Thanh Trì văn minh, hiện đại Người Hà Nội

Phát huy tinh thần đoàn kết, xây dựng Thanh Trì văn minh, hiện đại

TTTĐ - Tối 12/11, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Hà Minh Hải đã đến dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc cùng cộng đồng dân cư Thôn 1, xã Vạn Phúc, huyện Thanh Trì. Cùng dự có đại diện Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội và lãnh đạo huyện Thanh Trì.
Chuyển biến rõ nét từ nghị quyết “5 có, 3 không” Người Hà Nội

Chuyển biến rõ nét từ nghị quyết “5 có, 3 không”

TTTĐ - Sau 10 năm thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về “xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”, huyện Đông Anh đã có nhiều chuyển biến rõ nét. Huyện ban hành những nghị quyết chuyên đề như nghị quyết "5 có, 3 không", nhờ đó, đời sống văn hóa cơ sở được nâng cao, các thiết chế văn hóa được đầu tư và phát huy hiệu quả.
Xem thêm