Tag

Vẹn nguyên niềm tự hào về ngày Quốc khánh đầu tiên

Phóng sự 02/09/2021 08:00
aa
TTTĐ - Đại tướng Nguyễn Quyết, Nhà giáo Ưu tú Nguyễn Tiến Hà... đều có mặt trong lễ Quốc khánh đầu tiên của dân tộc. Những ký ức của họ về ngày 2/9/1945 vẫn còn vẹn nguyên đầy xúc động, tự hào.
Vang mãi hào khí Quốc khánh 2/9 Cảm hứng mùa thu cách mạng ngập tràn trong trái tim người Hà Nội

76 năm đã trôi qua từ ngày 2/9/1945. Những người đứng dưới lễ đài chứng kiến ngày Quốc khánh đầu tiên của dân tộc, nghe lãnh tụ Hồ Chí Minh sang sảng đọc Tuyên ngôn Độc lập đều đã ngót nghét trăm tuổi. Thời gian đã phủ lên ký ức của họ nhiều bụi mờ song thời gian không đủ sức mạnh để làm các chứng nhân lịch sử ấy quên đi những cảm xúc tự hào nồng nhiệt trong ngày hội lớn.

Ký ức của vị Đại tướng 100 tuổi

Trong cuộc Tổng khởi nghĩa tại Hà Nội năm 1945 có một nhân vật vô cùng đặc biệt. Đó là Đại tướng Nguyễn Quyết - nguyên Bí thư Trung ương Đảng, nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng Nhà nước, nguyên Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Quân sự Trung ương (nay là Quân ủy Trung ương), nguyên Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam. Tháng 8/1945, khi lãnh đạo Tổng khởi nghĩa với vị trí Bí thư Thành ủy Hà Nội, Đại tướng Nguyễn Quyết khi đó mới vỏn vẹn 23 tuổi!

Đại tướng Nguyễn Quyết vẫn minh mẫn ở tuổi 100. Ông nói rằng không thể quên được niềm tự hào trong ngày Quốc Khánh đầu tiên của dân tộc.
Đại tướng Nguyễn Quyết vẫn minh mẫn ở tuổi 100. Ông nói rằng không thể quên được niềm tự hào trong ngày Quốc khánh đầu tiên của dân tộc.

3/4 thế kỷ trôi qua, Đại tướng sắp bước vào tuổi 100. Trò chuyện với phóng viên qua điện thoại, ông cười rất to: “Tôi bây giờ hơi nặng tai, cả đời nghe bom đạn ầm ầm quen rồi nên giờ cậu phải nói to lên, nói nhỏ tôi không nghe thấy. Còn lại, đầu óc tôi vẫn khỏe lắm. Ít nhất là mấy chuyện từ 76 năm trước, tôi không quên gì, dù chỉ là một chi tiết nhỏ”.

Sinh ngày 20/8/1922 trong gia đình nông dân có 10 người con ở thôn Dưỡng Phú, xã Chính Nghĩa, huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên, Đại tướng Nguyễn Quyết (tên thật là Nguyễn Tiến Văn) chỉ được học đến hết bậc tiểu học. 15 tuổi, ông lên Hà Nội kiếm sống và bắt đầu hoạt động cách mạng. Năm 1939, ông được Đảng giao nhiệm vụ trở về gây dựng phong trào phản đế ở tỉnh Hưng Yên. Đầu năm 1940, ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương. Cuối năm 1941, ông tham gia lãnh đạo phong trào phản đế ở phía Nam Hưng Yên, năm 1943 là Tỉnh ủy viên. Năm 1944, ông là Thành ủy viên, tham gia Ban Cán sự xây dựng phong trào phản đế ở Hà Nội. Tháng 3/1945, ông được giao nhiệm vụ Bí thư Thành ủy Hà Nội, Ủy viên Ủy ban Quân sự cách mạng.

Đại tướng Nguyễn Quyết (người ngồi hàng thứ hai, ngoài cùng bên trái) chụp cùng Bác Hồ, Đại tướng Võ Nguyên Giáp - ảnh chụp năm 1968
Đại tướng Nguyễn Quyết (người ngồi hàng thứ hai, ngoài cùng bên trái) chụp cùng Bác Hồ, Đại tướng Võ Nguyên Giáp (Ảnh chụp năm 1968)

Đại tướng Nguyễn Quyết kể rằng, trưa 17/8, tại làng Vạn Phúc, Hà Đông, các đồng chí Nguyễn Khang, Trần Tử Bình, đại diện Xứ ủy hội ý, quyết định: Dựa vào chỉ thị “Nhật Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”, cho Hà Nội tổng khởi nghĩa, không chờ lệnh cấp trên. Ngay tối 17/8/1945, ông Quyết với vai trò Bí thư Thành ủy triệu tập cuộc họp Ủy ban Quân sự ở Dịch Vọng, quyết định Hà Nội Tổng khởi nghĩa vào ngày 19/8/1945. Cuộc Tổng khởi nghĩa ở Hà Nội đã thành công, ta chiếm trại Bảo an binh, phủ Khâm sai, tòa Thị chính, Sở Cảnh sát... không tốn một viên đạn, không đổ một giọt máu, “mở đường cho Cách mạng Tháng Tám thành công trên cả nước” như đánh giá của Tổng Bí thư Trường Chinh.

Vị tướng 100 tuổi nhận định: “Hà Nội đã không máy móc, giáo điều, mà luôn chủ động, sáng tạo trong chấp hành lệnh Tổng khởi nghĩa của cấp trên. Cả nước theo gương Hà Nội, theo tinh thần Hà Nội, vận dụng kinh nghiệm khởi nghĩa ở Hà Nội nên đã giành được độc lập”.

Niềm tự hào không phai về ngày Quốc khánh đầu tiên

Sau khi Hà Nội Tổng khởi nghĩa thành công, chỉ trong vòng 15 ngày cuối tháng 8/1945, cuộc Tổng khởi nghĩa đã giành thắng lợi hoàn toàn, chính quyền trong cả nước về tay Nhân dân. Ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình lịch sử, trước cuộc mít tinh của gần một triệu đồng bào, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ Lâm thời trịnh trọng đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, tuyên bố trước quốc dân và thế giới: Nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa ra đời (nay là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam).

Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa vào ngày 2/9/1945
Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa vào ngày 2/9/1945

Đại tướng Nguyễn Quyết cũng có mặt trong biển người khổng lồ dự lễ mít-tinh trong ngày mùa thu tháng Tám năm ấy. Ông xúc động nói: “Không bao giờ tôi có thể quên được niềm tự hào khi lần đầu tiên trong đời trở thành người dân của một đất nước độc lập. Cảm giác như có thể bay lên khi không còn xiềng xích nô lệ trói buộc. Tôi nhìn xung quanh, 1 triệu đồng bào đều chung niềm phấn khởi như vậy. Chưa bao giờ Hà Nội đẹp như thế!”.

Cũng có mặt trong ngày hội non sông 76 năm trước, nhà giáo ưu tú Nguyễn Tiến Hà (Trưởng ban liên lạc các chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày tại nhà tù Hỏa Lò 1930-1945) cảm khái: “Tôi phải nói rằng, cuộc mít-tinh ngày 2/9/1945 là dịp nghìn năm có một đối với dân tộc ta. Chúng ta rũ bùn nhơ đứng dậy sáng lòa. Từ vị thế của người dân mất nước, sau Tuyên ngôn Độc lập của Chủ tịch Hồ Chí Minh, chúng ta trở thành chủ nhân chân chính của đất nước”.

76 năm đã trôi qua, song, nhà giáo ưu tú Nguyễn Tiến Hà vẫn nhớ đậm sâu về lễ Quốc Khánh đầu tiên của dân tộc
76 năm đã trôi qua, nhà giáo ưu tú Nguyễn Tiến Hà vẫn nhớ đậm sâu về lễ Quốc khánh đầu tiên của dân tộc

Nhà giáo Ưu tú Nguyễn Tiến Hà (SN 1928) tham gia cách mạng từ trước năm 1945, nhận nhiệm vụ dạy Quốc ngữ cho Nhân dân. Sáng 2/9/1945, ông lãnh đạo thanh niên và người dân xuất phát từ Bạch Mai đến quảng trường Ba Đình. Dọc lộ trình, người dân hò reo cổ vũ kín hai bên đường và gia nhập đội ngũ. Khi tới nơi, đoàn của ông Hà dễ có đến cả ngàn người.

Cứ như vậy, hàng ngàn người hòa vào biển người, khiến không khí ngày Quốc khánh càng thêm sôi sục, phấn khởi. Ông Hà đứng cách lễ đài chừng 20 - 30m. Lễ đài làm từ gỗ và được trang hoàng bằng lớp vải trang trí trắng và đỏ, do đó cho phép hầu hết khán thính giả có thể thấy được những vị lãnh tụ. Ông lắng nghe như nuốt từng lời khi Chủ tịch Hồ Chí Minh cao giọng nói: “Vì những lẽ trên, chúng tôi, Chính phủ lâm thời của nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, trịnh trọng tuyên bố với thế giới rằng: Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập và sự thật đã thành một nước tự do độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng, của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy!”. Tới đây, toàn thể hơn một triệu người Việt Nam ứng tiếng như sấm động, cả dân tộc òa lên trong niềm sung sướng vô bờ.

Đọc thêm

Bài 1: Những ngày xã đảo dập dềnh trong biển nước Phóng sự

Bài 1: Những ngày xã đảo dập dềnh trong biển nước

TTTĐ - Từ chiều 9/9, nước sông Hồng dâng cao, khiến xã đảo Minh Châu (Ba Vì, Hà Nội) nhanh chóng bị bủa vây. Đến hôm sau, dòng nước đục ngầu đã nhấn chìm một phần xã đảo. Nước chảy siết, cuốn theo những khúc củi đen xì và rác từ thượng nguồn. Hai phương thức kết nối giữa Minh Châu với “đất liền” là phà và đập tràn đều bị tê liệt. Xã hoàn toàn rơi vào cảnh cô lập, dập dềnh như chiếc lá mỏng giữa cơn lũ…
Đồng chí Lê Đức Vân kể về những ngày tháng Tám lịch sử Phóng sự

Đồng chí Lê Đức Vân kể về những ngày tháng Tám lịch sử

TTTĐ - Đồng chí Lê Đức Vân (SN 1928) là Trưởng Ban liên lạc Đoàn Thanh niên cứu quốc thành Hoàng Diệu. Ông là nhân chứng lịch sử đã giương cao ngọn cờ cách mạng trong những ngày tháng Tám năm 1945.
Hành trình tràn ngập ý nghĩa, ấm tình yêu thương Phóng sự

Hành trình tràn ngập ý nghĩa, ấm tình yêu thương

TTTĐ - Vừa qua, CLB thiện nguyện Ấm tình yêu thương đã có một hành trình hết sức ý nghĩa khi chung tay xây tổ ấm cho nạn nhân chất độc da cam tại Hà Tĩnh, cứu trợ cho bà con vùng cao tỉnh biên giới Hà Giang bị ảnh hưởng nặng bởi mưa lũ hay trao tặng xe lăn tới các thương binh. Những việc làm này càng làm lan tỏa mạnh mẽ thêm sự yêu thương, sẻ chia trên khắp mọi miền đất nước.
Hành trình đầy ý nghĩa của CLB thiện nguyện Ấm tình yêu thương Phóng sự

Hành trình đầy ý nghĩa của CLB thiện nguyện Ấm tình yêu thương

TTTĐ - Tháng 6 vừa qua, Câu lạc bộ (CLB) thiện nguyện Ấm tình yêu thương đã có một hành trình hết sức ý nghĩa khi chung tay xây tổ ấm cho nạn nhân chất độc da cam tại Hà Tĩnh, cứu trợ cho bà con vùng cao tỉnh biên giới Hà Giang bị ảnh hưởng nặng bởi mưa lũ hay trao tặng xe lăn tới các thương binh. Từ những việc làm này càng làm lan tỏa mạnh mẽ thêm sự yêu thương, sẻ chia trên khắp mọi miền đất nước.
Người dân lặng lẽ từ biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng Xã hội

Người dân lặng lẽ từ biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

TTTĐ - Chiều 26/7, Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về với đất mẹ đã được tổ chức trọng thể tại Nhà tang lễ Quốc gia. Biển người đau buồn nói lời từ biệt cuối cùng trước linh cữu Tổng Bí thư tưởng chừng sẽ không bao giờ dứt.
Tình người trong những xóm nghèo Phóng sự

Tình người trong những xóm nghèo

TTTĐ - Bôn ba, tha phương, lăn lộn mưu sinh ở xứ người, trong tận cùng của cái nghèo, cái khó, họ - những người lao động tự do - vẫn hun đúc, gìn giữ những giá trị đẹp trong đời. Nhiều câu chuyện về họ thoạt nghe cứ ngỡ như trong cổ tích.
Trồng mai, nuôi 4 con vào đại học Phóng sự

Trồng mai, nuôi 4 con vào đại học

TTTĐ - “Má mất, con còn nhỏ nhưng cũng biết chuyện rồi. Cha im lặng không nói gì, chỉ nhắc các con cố gắng mà học rồi cha cứ lặng lẽ làm việc… Con thương cha”, Trần Hương Tú, 22 tuổi,con gái thứ 3 trong gia đình kể.
Hành hương về đất Phật Văn hóa

Hành hương về đất Phật

TTTĐ - Trong suốt chiều dài lịch sử, Huế từng là kinh đô của triều Nguyễn và cũng là kinh đô một thời của phật giáo Việt Nam. Về với Huế cũng là chuyến hành hương về đất phật, chiêm ngưỡng các thánh tích phật giáo, từ đó khám phá tâm thiện lành trong mỗi chúng ta.
“Phên dậu xanh” miền biên viễn Phóng sự

“Phên dậu xanh” miền biên viễn

TTTĐ - Nơi miền sơn cước của xã Đăk Blô, huyện Đăk Glei (tỉnh Kon Tum), các cán bộ chiến sĩ Đồn Biên phòng Đăk Blô vẫn luôn ngày, đêm vững chắc tay súng bảo vệ từng “tấc đất, ngọn cỏ” chủ quyền của Tổ quốc. Song song với đó, các cán bộ chiến sĩ cũng luôn gần gũi, giúp đỡ người dân phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo.
Huyền thoại La Văn Cầu Phóng sự

Huyền thoại La Văn Cầu

TTTĐ - Trong trận đánh đồn Đông Khê năm 1950, Đại tá, Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân La Văn Cầu đã dũng cảm chặt một tay để ôm bộc phá, tiêu diệt lô cốt của giặc Pháp. Ông trở thành huyền thoại về tinh thần hi sinh anh dũng, ý chí kiên cường sắt đá của những người lính trong cuộc chiến bảo vệ Tổ quốc.
Xem thêm