Tag

Vị nữ tiến sỹ bỏ bệnh viện lớn, quy y cửa Phật để khám chữa miễn phí cho người nghèo

Phóng sự 02/01/2017 15:00
aa
TTTĐ - “Tôi đã đưa con đến các bệnh viện, các phòng khám tư nhiều rồi nhưng chưa thấy ở đâu thái độ phục vụ lại nhẹ nhàng, thân thiện như Phòng khám Đa khoa từ thiện chùa Hà Tiên. Việc sử dụng thuốc cũng kết hợp cả Đông, Tây y chứ không dùng kháng sinh liều cao cho nhanh khỏi bệnh như nhiều nơi khác”, chị Hồng chia sẻ.

Vị nữ tiến sỹ bỏ bệnh viện lớn, quy y cửa Phật để khám chữa miễn phí cho người nghèo


Sư Thích Nữ Diệu Nhân đang khám cho bệnh nhân

Sư Thích Nữ Diệu Nhân đang khám cho bệnh nhân.

Phòng khám chữa bệnh miễn phí ở chùa

Tại Phòng khám đa khoa từ thiện chùa Hà Tiên (TP. Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc), sư bác Thích Nữ Diệu Nhân khám và trò chuyện với các bệnh nhi vô cùng thân thiện, chuyên nghiệp. Hỏi ra mới biết, trước khi quy y cửa Phật, sư bác Thích Nữ Diệu Nhân từng là Phó chủ nhiệm khoa Hồi sức cấp cứu Bệnh viện Nhi Trung ương và đã hai lần sang Pháp làm nghiên cứu sinh.

Ở vị trí ấy nhiều người mơ không được, vậy mà tiến sĩ Hà (tên tục của sư bác Thích Nữ Diệu Nhân) đã dám từ bỏ để đến nương náu chốn thiền môn. Hỏi duyên cớ để có một quyết định thay đổi cả cuộc đời như vậy, sư bác Thích Nữ Diệu Nhân chia sẻ: “Tất cả là do duyên phận. Mình có duyên với cửa chùa thì trước sau gì mình cũng sẽ đến ăn mày cửa Phật thôi”.

10 năm trước, khi lần đầu tiên đến lễ ở chùa Hà Tiên, bác sĩ Hà đã được nghe Thượng tọa Thích Minh Trí chia sẻ về dự định sẽ xây một bệnh viện từ thiện ngay tại chùa để khám, chữa bệnh miễn phí cho những người nghèo khó.

Kể từ thời khắc đó, dự định tốt đẹp ấy của sư trụ trì cứ ám ảnh trong tâm trí bác sĩ Hà. Bác sĩ Hà bảo, bà luôn ao ước sẽ góp một chút công sức, chung tay cùng sư thầy để cứu giúp những người nghèo.

Năm 2014, bỏ lại công việc mà nhiều người mơ ước, bác sĩ Hà quyết định đến chùa Hà Tiên quy y.

Vị nữ tiến sỹ bỏ bệnh viện lớn, quy y cửa Phật để khám chữa miễn phí cho người nghèo

Phòng khám đa khoa từ thiện chùa Hà Tiên.

Tuy chưa thể ngay lập tức xây dựng được bệnh viện như dự định ban đầu, sư thầy Thích Minh Trí và sư bác Thích Nữ Diệu Nhân đã quyết định thành lập phòng khám đa khoa từ thiện trước. Phòng khám được bố trí 2 tầng trong khuôn viên rộng hàng nghìn mét vuông của chùa Hà Tiên.

Ở Phòng khám đa khoa chùa Hà Tiên, bệnh nhân tới khám rất đông chật cứng nhưng không có sự nhộn nhạo, ồn ào như những phòng khám thông thường khác. Ở đây, mọi người trật tự và quy phép. Lần lượt bệnh nhân nào đến trước sẽ được khám trước.

Bế đứa cháu gái mới chưa đầy tháng tuổi trên tay, bà Nguyễn Thị Loan lo lắng cho biết, từ hôm qua cháu của bà không chịu bú mẹ lại sốt nhẹ nên bà phải đưa tới đây để sư bác khám. Bà Loan bảo, bà đã từng đưa cả cháu nội lẫn cháu ngoại đến đây để được khám chữa miễn phí.

Bà Loan nói: “Nhà tôi hoàn cảnh, đến đây không những không mất tiền mà sư bác lại chữa mát tay lắm. Sư bác chỉ khám rồi cho uống thuốc là chúng khỏi ngay. Làng tôi nhiều người đưa con cái đến đây khám lắm”.

Cũng đang ngồi ngoài phòng đợi, chị Nguyễn Thu Hồng chia sẻ: “Dù nhà tôi ngay cạnh Trung tâm y tế huyện nhưng vẫn bắt taxi để đưa con tới đây. Nhà tôi có con nhỏ nên phải đưa con đến các bệnh viện, các phòng khám tư nhiều rồi nhưng tôi chưa thấy ở đâu thái độ phục vụ lại nhẹ nhàng, thân thiện như phòng khám từ thiện này.

Cảm giác như con mình đang được chính người thân khám cho vậy. Ở đây sư bác cùng với các y bác sĩ khác không chỉ khám, chữa bệnh mà còn hỏi han, trò chuyện. Ở đây còn sử dụng thuốc cũng kết hợp cả Đông, Tây y chứ không dùng kháng sinh liều cao cho nhanh khỏi bệnh như nhiều nơi khác”.

Dù đã khám, chữa bệnh được cho rất nhiều bệnh nhân nhi nhưng sư bác Thích Nữ Diệu Nhân nhớ nhất là niềm vui của bố mẹ bé Nguyễn Minh Đức ở huyện Lập Thạch. Ngay từ khi mới lọt lòng, chân tay bé đã bị gãy từng khúc. Cha mẹ bé Đức đã đưa con đi khám ở nhiều bệnh viện tuyến tỉnh, Trung ương nhưng vẫn không tìm ra căn nguyên của bệnh.

Nghèo khó, con lại thường xuyên phải đi bệnh viện nên gia đình bé Đức dần khánh kiệt. Bố mẹ bé cũng đã định buông xuôi. Đang trong lúc bế tắc, họ được một người quen mách tới Phòng khám đa khoa từ thiện chùa Hà Tiên.

Tại đây, bé Đức đã được sư bác Diệu Nhân chụp X- quang và gửi phim sang Pháp nhờ nghiên cứu bệnh án. Đồng thời sư bác cũng cầu cứu một số giáo sư đang công tác tại một số bệnh viện lớn.

Cuối cùng, trực tiếp tiến sĩ, bác sĩ Hoàng Ngọc Sơn cùng đoàn bác sĩ từ thiện của Bệnh viện Việt Đức đã phối hợp đội ngũ y, bác sĩ của phòng khám đa khoa từ thiện điều trị cho bé Đức. Kết quả bệnh lạ của bé Đức đã được chữa khỏi trong niềm sung sướng tột cùng của bố mẹ.

Tấm lòng của những lương y

Ở Phòng khám Đa khoa từ thiện chùa Hà Tiên, ngoài sư bác Thích Nữ Diệu Nhân còn có 5 bác sĩ khác thuộc khoa nội, ngoại, Đông y và gần 20 điều dưỡng thường xuyên có mặt ở phòng khám. Trên tầng 2, khoa Đông y, bà Thẩm Thị Định (65 tuổi quê Hạ Hòa, Phú Thọ) được lương y Phạm Thị Nguyệt đang xoa bóp, bấm huyệt.

Bà Định cho biết, bà bị thoái hóa xương khớp đã mấy năm nay và cũng đã đi khám, chữa ở bệnh viện tuyến huyện nhưng không đỡ. Do gia đình có hoàn cảnh quá khó khăn nên bà cũng không dám đi tới các bệnh viện tuyến trên cũng như các phòng khám tư nhân.

Mấy hôm trước, bà có xem chương trình Việc tử tế trên VTV1 thấy đưa thông tin về Phòng khám Đa khoa từ thiện chùa Hà Tiên nên đã bắt xe tới đây. Tại đây, sư bác Thích Nữ Diệu Nhân bảo bà cứ ở lại chùa 10 ngày để xoa bóp, bấm huyệt và châm cứu.

Bà mới chỉ ở có 3 ngày mà đã thấy bệnh đỡ hơn rất nhiều. Bà xúc động tâm sự: “Tôi ở đây vừa được chữa bệnh miễn phí, lại được ăn cơm bố thí của nhà chùa. Các bác sĩ ở đây chữa bệnh tận tình lắm”.

Sau gần 2 năm hoạt động, Phòng khám đa khoa từ thiện chùa Hà Tiên đã đón tiếp tới hơn 5.000 lượt bệnh nhân. Trong đó có khoảng 2.000 lượt bệnh nhân được khám và chữa bệnh miễn phí hoàn toàn. Số còn lại được miễn phí một phần.

Vị nữ tiến sỹ bỏ bệnh viện lớn, quy y cửa Phật để khám chữa miễn phí cho người nghèo

Người dân chờ tới lượt mình khám bệnh.

Sư bác Thích Nữ Diệu Nhân chia sẻ: “Trong suốt quá trình hoạt động, phòng khám đã nhận được rất nhiều sự tài trợ từ các tổ chức, cá nhân, tình nguyện viên cả về vật chất và sức lực vào công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân trên địa bàn tỉnh”.

Rất nhiều các bác sĩ, tiến sĩ thuộc các bệnh viện lớn như Bệnh viện Việt Đức, Bệnh viện 108, Bệnh viện 103, Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Nhi Trung ương… hàng tháng vẫn định kỳ đến chùa Hà Tiên thăm khám, chữa bệnh miễn phí cho những người nghèo. Một số bác sĩ đã nghỉ hưu trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc cũng tự nguyện đến đây làm việc thiện giúp đời.

Sư bác Thích Nữ Diệu Nhân tâm sự: “Tâm nguyện của tôi là phòng khám trở thành địa chỉ tin tưởng để kết nối những tấm lòng nhân ái của các y, bác sĩ trên khắp cả nước với những người bệnh có hoàn cảnh khó khăn, thương bệnh binh, người già, trẻ nhỏ và người khuyết tật…

Ngoài những đối tượng được miễn phí hoàn toàn thì những người còn lại, phòng khám cũng chỉ lấy một chút chi phí cần thiết nhất để đảm bảo trang trải cho các hoạt động ở đây”.

Với tâm nguyện “từ bi từ hành động” các y, bác sĩ tại Phòng khám đa khoa từ thiện chùa Hà Tiên đã trở thành những “Phật sống” của nhiều bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn. Họ đến đây, ngoài việc được khám, chữa bệnh như nhiều nơi khác còn có cảm giác được tĩnh tâm.

Khi họ bước chân vào cổng chùa họ sẽ có cảm giác được Phật che chở, tâm bệnh vì thế mà cũng nhẹ nhàng hơn, bệnh cũng nhanh khỏi hơn.

Tin liên quan

Đọc thêm

Bài 2: Lớp học đặc biệt giữa trùng khơi sóng gió Phóng sự

Bài 2: Lớp học đặc biệt giữa trùng khơi sóng gió

TTTĐ - Đặt chân lên xã Song Tử Tây, Sinh Tồn, huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hoà, chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng trước những điều đặc biệt nơi đây. Giữa biển khơi mênh mông là quần đảo có những lớp học và người thầy đang ngày đêm ươm mầm xanh tương lai cho đất nước.
Những “cột mốc sống” ở Trường Sa Phóng sự

Những “cột mốc sống” ở Trường Sa

TTTĐ - Đến với huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hoà, chúng tôi cảm nhận thấy không chỉ có con người ở đây mà mỗi tấc đất, sải biển, công trình trên đảo cũng chính là những “cột mốc sống” khẳng định chủ quyền của Tổ quốc nơi tiền tiêu. Tất cả sự hiện diện nơi đầu sóng ngọn gió này đều giữ trọng trách lớn lao, giữ cho đảo vững, bờ yên.
Những người lính quân hàm xanh vững vàng nơi biên cương Phóng sự

Những người lính quân hàm xanh vững vàng nơi biên cương

TTTĐ - Nơi “cổng trời” biên giới, tiếng chim kêu ríu rít, những chồi non bắt đầu nảy lộc, báo hiệu một mùa Xuân nữa lại về, nhưng với cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Đăk Blô, xã Đăk Blô, huyện Đăk Glei (tỉnh Kon Tum) đây là thời điểm phải căng mình, vững vàng tay súng để bảo vệ từng tấc đất biên cương.
Hương Tết "làng" chổi đót Phóng sự

Hương Tết "làng" chổi đót

TTTĐ - Nằm sâu trong con hẻm nhỏ quanh chợ Bình Tiên (Quận 6, TP Hồ Chí Minh), có những người dù đã vào độ tuổi xế chiều nhưng vẫn luôn miệt mài dệt lên từng bó chổi, mặc cho bụi bặm và sự mai một của thời gian. Mỗi dịp Tết đến, "làng" chổi đót nơi đây ngoài sự tất bật để kịp những đơn hàng, công việc này còn là cả những ký ức, nó mang theo giá trị truyền thống vượt thời gian.
Bài 4: Gửi niềm tin, yêu thương ở lại Phóng sự

Bài 4: Gửi niềm tin, yêu thương ở lại

TTTĐ - Trong những năm qua, thành phố Hà Nội đã không ngừng quan tâm, hỗ trợ, dành trọn niềm tin, tình yêu đối với Trường Sa. Một trong các hoạt động ý nghĩa đó là việc xây dựng và trao tặng các công trình nhà khách, nhà văn hóa, những món quà thiết thực, góp phần làm phong phú đời sống vật chất, tinh thần của cán bộ, chiến sĩ và Nhân dân trên các đảo.
Bài 3: Vững vàng cánh sóng Ra đa Phóng sự

Bài 3: Vững vàng cánh sóng Ra đa

TTTĐ - Nhiệm vụ “vạch nhiễu tìm thù” luôn gắn liền với thử thách, hiểm nguy, bởi yêu cầu nhiệm vụ đặt ra ngày càng cao, trong khi khí hậu, thời tiết khắc nghiệt thế nhưng những “mắt thần” ngày đêm vẫn tỏ, vươn xa cánh sóng, khép kín trường Ra đa bảo vệ vững chắc biển trời nơi tiền tiêu Trường Sa.
Tô thắm lý tưởng cao đẹp của người chiến sĩ Thủ đô Phóng sự

Tô thắm lý tưởng cao đẹp của người chiến sĩ Thủ đô

TTTĐ - Trò chuyện với anh Nghĩa, anh Vang - những người con của mảnh đất Thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến, tôi cảm nhận được lý tưởng cao đẹp, sẵn sàng phụng sự Tổ quốc trong tâm hồn những người lính này. Từ Trường Sa, các anh nhắn nhủ tới mọi người rằng, tuổi trẻ hãy sẵn sàng nhận những nhiệm vụ gian nan, vất vả nhất. Đó là hành trang, giá trị giúp chúng ta trưởng thành hơn và vững vàng trong cuộc sống.
Hà Nội nghĩa tình ở Trường Sa Phóng sự

Hà Nội nghĩa tình ở Trường Sa

TTTĐ - Hà Nội và Trường Sa - hai địa danh tưởng chừng như cách xa nhau hàng ngàn cây số nhưng lại gắn kết bởi tình yêu, trách nhiệm thiêng liêng và trọn vẹn nghĩa tình. Ở Trường Sa (tỉnh Khánh Hoà) có rất nhiều người con của Hà Nội đang làm nhiệm vụ; cùng với đó là những công trình ý nghĩa, món quà thiết thực mà chính quyền, Nhân dân Thủ đô gửi tặng nơi này. Câu chuyện cảm động của những người Hà thành trên quần đảo là minh chứng cho một Hà Nội nghĩa tình đối với Trường Sa yêu thương. Họ đã và đang góp phần quan trọng vào việc bảo vệ, xây dựng vùng biển đảo Việt Nam.
Tết sớm ở Trường Sa: Ấm áp tình quân dân giữa biển khơi Phóng sự

Tết sớm ở Trường Sa: Ấm áp tình quân dân giữa biển khơi

TTTĐ - Khi những chuyến tàu của Vùng 4 Hải quân chở các mặt hàng Tết cập bến, mùa xuân cũng như đến với quân và dân trên đảo Trường Sa. Giữa biển khơi nghìn trùng sóng vỗ, những chiến sĩ Trường Sa đón Tết cổ truyền của dân tộc trong không khí vui vẻ, ấm áp tình đồng đội, tình quân dân.
Bài 4: Bến bờ và nỗi nhớ ở trong nhau... Xã hội

Bài 4: Bến bờ và nỗi nhớ ở trong nhau...

TTTĐ - Ở bến tàu nơi Trường Sa, tôi hỏi về cảm xúc gặp gỡ chuyến tàu vừa tới, nước mắt chị Trần Thị Châu Úc, người dân trên đảo Song Tử Tây lăn dài không ngớt. Đôi mắt đẫm lệ, chị nói: “Mỗi lần có chuyến tàu từ đất liền ra đảo, tôi mong ngóng và nước mắt cứ trào ra”.
Xem thêm