Viện Nước, Tưới tiêu và Môi trường - tổ chức khoa học công nghệ uy tín về tài nguyên nước, tưới tiêu và môi trường
Phát huy truyền thống anh hùng
Viện Nước, Tưới tiêu và Môi trường được thành lập theo Quyết định 2165/QĐ-BNN-TCCB ngày 17/7/2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn trên cơ sở tổ chức sắp xếp lại các đơn vị có bề dày gần 50 năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực tài nguyên nước, tưới tiêu và môi trường là Trung tâm Tài nguyên nước và Môi trường, Trung tâm nghiên cứu Thủy nông Cải tạo đất và Cấp thoát nước, Trạm nghiên cứu phát triển Tài nguyên nước ven biển Hải Phòng.
Viện có chức năng nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, đào tạo, hợp tác quốc tế, tư vấn đầu tư và xây dựng công trình về lĩnh vực nguồn nước, tưới tiêu, cải tạo đất, cấp thoát nước, môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu, bảo tồn và phục hồi các hệ sinh thái trong phạm vi cả nước. Viện đồng thời đảm nhiệm chức năng Viện chuyên đề và Viện vùng miền Bắc.
Các cán bộ Viện Nước,TT&MT và lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và PTNT đi kiểm tra thiết bị lắp đặt của đề tài Dự báo và giám mặn Vùng ven biển đồng bằng bắc bộ - Đề tài cấp bộ tại Nam Định |
Viện có 6 phòng chuyên môn và 3 Trung tâm Nghiên cứu tại Việt Trì - Phú Thọ, Thường Tín - Hà Nội, Đồ Sơn - Hải Phòng, có đội ngũ cộng tác viên, cố vấn là các nhà khoa học, chuyên gia đầu ngành trong và ngoài Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam và Viện Nước, Tưới tiêu và Môi trường.
Kế thừa truyền thống và sự nghiệp khoa học công nghệ thủy lợi môi trường của các thế hệ trong hơn 50 năm qua, được sự chỉ đạo của lãnh đạo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam. Cùng với sự nỗ lực của Đảng ủy Lãnh đạo Viện và cán bộ của Viện đã không ngừng phát triển
Tính đến năm Viện đã và đang chủ trì thực hiện trên 381 hợp đồng chuyển giao công nghệ; 117 đề tài nghiên cứu khoa học các cấp trong đó có 15 đề tài nghiên cứu cấp Nhà nước, 28 đề tài nghiên cứu cấp Bộ, 1 đề tài cấp tỉnh, 12 nhiệm vụ môi trường và biến đổi khí hậu, 18 nhiệm vụ giám sát chất lượng nước, 13 nhiệm vụ cơ sở, 30 nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng thuộc lĩnh vực tưới tiêu cải tạo đất và cấp thoát nước, tài nguyên nước và biến đổi khí hậu, môi trường.
Viện cũng xây dựng và trình Bộ ban hành 33 tiêu chuẩn, định mức, 15 quy trình, 17 sổ tay hướng dẫn; xuất bản 13 sách tham khảo; 101 bài báo đăng trên các tạp chí và tuyển tập trong đó có hơn 100 bài báo khoa học đăng trên các tạp chí uy tín trong nước và quốc tế. Bên cạnh đó Viện cũng thực hiện tốt công tác chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất thông qua các hợp đồng tư vấn.
Riêng trong 6 tháng đầu năm 2020, Viện đã có 2 bằng độc quyền giải pháp hữu ích cho kết quả nghiên cứu của đề tài cấp quốc gia hợp tác với Nhật trong nghiên cứu quản lý nước tiết kiệm trên ruộng lúa tại Việt Nam. Thực hiện trên 35 nhiệm vụ khoa học công nghệ và hợp đồng kinh tế tư vấn chuyển giao công nghệ tập trung vào các hướng nghiên cứu và phát triển của Viện.
Hợp tác với chuyên gia Đại học Kyoto, công ty Kitai SeiKei _Nhật Bản về Thủy nông nội đồng và tưới tiêu khoa học cho lúa (Hưng yên) |
Các vấn đề nghiên cứu và tư vấn chuyển giao công nghệ của Viện luôn gắn với nhiệm vụ trọng tâm và chiến lược phát triển của Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam, của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn, đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn, chương trình khoa học công nghệ phục vụ xây dựng nông thôn mới...
Tập thể mạnh giàu nhiệt huyết
Trải qua hơn 10 năm phấn đấu và phát triển, tập thể cán bộ Viện đã đạt được nhiều thành tích xuất sắc trong thực hiện các nhiệm vụ và lĩnh vực nghiên cứu khoa học được giao. Các sáng kiến, giải pháp hữu ích, các kết quả nghiên cứu và chuyển giao công nghệ đã đem lại hiệu quả cao về kinh tế xã hội đối với Bộ, ban, ngành, địa phương trong cả nước và Viện vinh dự nhận được nhiều giải thưởng cao quý của Nhà nước, Chính phủ, cơ quan tổ chức trao tặng...
Trên 50% các cán bộ của Viện có trình độ thạc sĩ và tiến sĩ trở lên. Một số cán bộ được đào tại nước ngoài như Úc, Đức, Nhật Bản ... Viện tích cực tham gia công tác đào tạo thạc sĩ, nghiên cứu sinh.
Bên cạnh đó, cán bộ của Viện liên tục tham gia các khóa đào tạo ngắn hạn về chuyên môn thủy lợi và tiếng Anh; Tham gia các hội nghị, hội thảo khoa học, các chuyến thăm quan, học tập, các diễn đàn, các tổ chức chuyên ngành trong và ngoài nước để trao đổi, học hỏi kiến thức chuyên môn và kỹ năng làm việc chuyên nghiệp.
Đào tạo xây dựng khả năng giám sát hạn hán và Cảnh báo sớm địa điểm tại Thái Lan do tổ chức Koica - Hàn Quốc |
Đây là cơ sở để Viện Nước, Tưới tiêu và Môi trường tiếp tục khẳng định vị thế của mình trong hội nhập khu vực và quốc tế.
Viện cũng tiếp tục thực hiện các đề án chuyển giao công nghệ, khai thác nguồn vốn địa phương thông qua hợp tác công tư, phối hợp với các Viện trong Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam, trung tâm PIM triển khai các nhiệm vụ khoa học công nghệ về lĩnh vực tài nguyên nước biến đổi khí hậu, tưới tiêu và môi trường. Cùng với đó, Viện đã hoàn thiện quy chế, tạo cơ chế chủ động để thu hút cán bộ khoa học có trình độ cao.
Phó Viện trưởng phụ trách Viện Nước, Tưới tiêu và Môi trường Hà Văn Thái cho biết: “Trong chặng đường vừa qua, cán bộ, công nhân viên của Viện đã phát huy truyền thống, thế mạnh và sự nỗ lực cùng tập thể Viện để không ngừng phát triển. Đó là tiền để từng bước xây dựng Viện trở thành một cơ quan khoa học đoàn kết, chất lượng, sáng tạo, hiệu quả, phát triển bền vững và từng bước hội nhập quốc tế; đáp ứng yêu cầu của Bộ, ngành góp phần vào sự phát triển của đất nước”.
Trong công tác hợp tác quốc tế Viện luôn chủ động tiếp cận và tìm kiếm các cơ hội, thực hiện các hoạt động hợp tác thông qua các hợp đồng chuyên gia, tư vấn; Cũng như thực hiện các dự án nghiên cứu với đối tác Đan Mạch, Séc, LB Nga, Nhật, Anh...