Tag
Huyện Mê Linh (Hà Nội)

Xây dựng cộng đồng văn minh từ gia đình văn hóa

Người Hà Nội 23/10/2023 16:50
aa
TTTĐ - Tham dự Hội nghị tọa đàm với chủ đề “Xây dựng hệ giá trị gia đình Thủ đô và chuẩn mực người Hà Nội thanh lịch, văn minh - thực trạng và giải pháp”, ông Nguyễn Anh Tuấn - Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Mê Linh đã chia sẻ nhiều giải pháp gần gũi, sáng tạo, đem lại hiệu quả tích cực trong xây dựng gia đình văn hóa được triển khai trên địa bàn huyện.
Phát huy truyền thống tốt đẹp, xây dựng gia đình hạnh phúc Các “Gia đình văn hóa tiêu biểu” quận Cầu Giấy tranh tài Những dư âm tại liên hoan Gia đình văn hóa tiêu biểu huyện Chương Mỹ 30 quận huyện tham gia vòng sơ khảo liên hoan “Gia đình văn hóa tiêu biểu”

Gắn xây dựng gia đình văn hóa với đô thị văn minh

Cụ thể, theo ông Nguyễn Anh Tuấn, với khoảng 67.000 hộ gia đình trên toàn huyện, việc xây dựng gia đình tiến bộ, hạnh phúc được huyện Mê Linh đặc biệt quan tâm. Các chỉ tiêu cơ bản về gia đình đã được đưa vào nghị quyết, kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội của huyện.

Các phòng, ban, ngành, đoàn thể huyện Mê Linh đã triển khai nhiều hoạt động xây dựng gia đình, phòng, chống bạo lực gia đình đem lại những hiệu quả tích cực; Gắn công tác xây dựng gia đình văn hóa với phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” và cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng Nông thôn mới, đô thị văn minh”.

Đại diện huyện Mê Linh đưa ra các đề xuất
Ông Nguyễn Anh Tuấn - Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Mê Linh phát biểu tại hội nghị

Cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội huyện đặc biệt quan tâm đến việc xóa bỏ các hủ tục, tập quán lạc hậu trong hôn nhân và gia đình; Phát huy vai trò của gia đình trong xây dựng đời sống văn hóa, phát triển kinh tế - xã hội, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân.

Để tạo ra những điều kiện xây dựng gia đình, các phòng, ban, ngành, cấp ủy Đảng, chính quyền đã quan tâm đến công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em; Phòng, chống bạo lực gia đình, tệ nạn xã hội. Chính sách đối với trẻ em đã được mở rộng đối tượng thụ hưởng. Các chính sách, chương trình đều hướng tới hỗ trợ gia đình nghèo, trẻ em mồ côi, trẻ em bị xâm hại, có nguy cơ bị bạo lực, bị bóc lột, bỏ rơi và có hoàn cảnh đặc biệt; Tiếp nhận, xử lý các thông tin, tố giác nguy cơ, hành vi xâm hại trẻ em.

Các xã, thị trấn thuộc huyện đã quan tâm xây dựng hệ thống bảo vệ trẻ em 3 cấp độ (phòng ngừa, can thiệp, hỗ trợ). Một số đơn vị đã bố trí cán bộ chuyên trách làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã. Tỷ lệ xã, phường, thị trấn đạt tiêu chuẩn phù hợp với trẻ em tăng lên hằng năm. Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được quan tâm chăm sóc, hỗ trợ kịp thời. Chất lượng cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho trẻ em ngày càng được cải thiện.

Công tác phòng, chống bạo lực trong gia đình được cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo. Việc triển khai thực hiện kế hoạch, chương trình, đề án, dự án phòng, chống bạo lực gia đình đảm bảo tiến độ, góp phần hạn chế tối đa số vụ bạo lực gia đình.

Bên cạnh đó, huyện chú trọng xây dựng các mô hình phát triển kinh tế hộ gia đình theo hướng chuyên canh, thâm canh, phát triển các giống cây đặc sản phù hợp với từng địa phương như: Bưởi đỏ, củ cải, rau củ thôn Đông Cao, xã Tráng Việt; Hoa các loại ở xã Mê Linh, xã Đại Thịnh… để quảng bá, giới thiệu đến Nhân dân, người tiêu dùng trên địa bàn huyện và thành phố.

Giảm nghèo cũng là một trong những giải pháp xây dựng gia đình văn hóa bền vững được huyện Mê Linh triển khai hiệu quả. Cuối năm 2021, đầu năm 2022, tỷ lệ hộ nghèo của huyện là 0,07%. Đến cuối năm 2022, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 0,03%. Kết quả giảm nghèo của huyện đạt 262% kế hoạch thành phố giao, phấn đấu kết thúc giai đoạn 2025, huyện Mê Linh cơ bản không còn hộ nghèo.

Năm 2021, tỷ lệ hộ gia đình đạt danh hiệu “Gia đình văn hóa” là 90,4%; Năm 2022, tỷ lệ đạt 90,6%. Vấn đề bảo vệ, giáo dục trẻ em, chăm sóc người cao tuổi được gia đình và cộng đồng đặc biệt quan tâm. Bình đẳng giới luôn được đề cao chú trọng, bảo đảm bình đẳng giữa nam và nữ trong tất cả các ngành, nghề, các lĩnh vực cũng như trong cuộc sống.

Xây dựng cộng đồng văn minh từ gia đình văn hóa
Các hội viên huyện Mê Linh tích cực tham gia mô hình "Gia đình 5 có, 3 sạch".

Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Mê Linh Nguyễn Anh Tuấn cũng cho biết, huyện đã triển khai thực hiện nghiêm 2 bộ Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan; Quy tắc ứng xử nơi công cộng thuộc thành phố Hà Nội. Các đơn vị đưa nội dung thực hiện các quy tắc vào tiêu chí đánh giá thi đua hằng năm của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động.

Cán bộ, đảng viên nêu gương xây dựng gia đình hạnh phúc

Để thực hiện tốt các nhiệm vụ trọng tâm về “Thực trạng, giải pháp xây dựng hệ giá trị gia đình Thủ đô và chuẩn mực Người Hà nội thanh lịch, văn minh trên địa bàn huyện Mê Linh”, ông Nguyễn Anh Tuấn cho biết, Ban Thường vụ Huyện ủy, Ban Chỉ đạo thực hiện Chương trình số 06-CTr/TU của Huyện ủy đã đề ra nhiều giải pháp trọng tâm.

Trong đó, các cấp ủy Đảng, chính quyền xác định gia đình là một trong những nhân tố quan trọng quyết định sự phát triển bền vững đất nước. Gia đình là đối tượng tác động, thực hiện và thụ hưởng chính sách phát triển kinh tế - xã hội. Xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh là một trong những nội dung quan trọng, yêu cầu xuyên suốt của sự nghiệp đổi mới, phát triển đất nước, Thủ đô và của huyện.

Các cấp ủy, tổ chức Đảng phát huy vai trò, trách nhiệm người đứng đầu về công tác xây dựng gia đình. Cán bộ, đảng viên phải nêu gương và vận động Nhân dân tích cực tham gia xây dựng gia đình hạnh phúc; Tiếp tục xây dựng và nhân rộng các mô hình gia đình văn hóa tiêu biểu.

Huyện Mê Linh cũng đề cao vai trò của gia đình trong nuôi dưỡng, định hướng giá trị, giáo dục thế hệ trẻ; Kiên quyết đấu tranh chống lối sống thực dụng, tệ nạn xã hội, bạo lực gia đình, xóa bỏ các hủ tục, tập quán lạc hậu trong hôn nhân và gia đình; Khắc phục bệnh thành tích, hình thức trong công tác xây dựng gia đình.

Về công tác xây dựng, phát triển hệ giá trị gia đình Thủ đô trong thời kỳ mới, ông Nguyễn Anh Tuấn cho biết, huyện xây dựng chương trình giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình và các chương trình, dự án hỗ trợ xây dựng gia đình hạnh phúc; Nâng cao chất lượng hoạt động hỗ trợ gia đình tiếp cận các nguồn lực xã hội; Tập trung đào tạo, bồi dưỡng nhân lực làm công tác gia đình theo hướng tích hợp đa ngành, phân định rõ đào tạo chuyên môn và cán bộ quản lý công tác gia đình.

“Thời gian tới, huyện Mê Linh sẽ tăng cường phổ biến chính sách, pháp luật và kiến thức về hôn nhân và gia đình; Các chuẩn mực, giá trị văn hóa gia đình; Kiến thức, kỹ năng xây dựng gia đình; Các rủi ro đối với gia đình.

Bên cạnh đó, huyện thường xuyên kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện Chương trình số 06-CT/TU của Thành ủy tại các đơn vị; Tổ chức Hội nghị định kỳ quán triệt, biểu dương các đơn vị đã thực hiện tốt và phê bình các đơn vị thực hiện chưa tốt Chương trình số 06-CT/TU của Thành ủy; Đồng thời đánh giá, rút kinh nghiệm nhằm thực hiện thiết thực, hiệu quả chương trình trong năm 2023 và những năm tiếp theo”, ông Nguyễn Anh Tuấn nhấn mạnh.

Đọc thêm

Bài 5: Hương vị lan tỏa trong phảng phất phố phường Người Hà Nội

Bài 5: Hương vị lan tỏa trong phảng phất phố phường

TTTĐ - Giữ gìn văn hóa trà là cách người trẻ ngày nay được hiểu về văn hóa tiền nhân, phát triển nó trong đời sống hiện đại và làm phong phú thêm cho thành phố của mình. Bằng ý thức đó, họ đang góp nên những ngọn gió để hương vị trà lan tỏa xa hơn trong phảng phất phố phường Hà Nội.
Kinh nghiệm xây dựng mô hình nhà văn hóa kiểu mẫu tại Đông Anh Người Hà Nội

Kinh nghiệm xây dựng mô hình nhà văn hóa kiểu mẫu tại Đông Anh

TTTĐ - Sáng 19/7, huyện Đông Anh (Hà Nội) đã ra mắt Nhà văn hóa kiểu mẫu thôn khu dân cư (KDC) Thăng Long tại xã Hải Bối. Đây là một trong những mô hình hay của TP Hà Nội khi phát huy hiệu quả các thiết chế văn hóa và phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa".
Bài 4: Giá trị tinh thần sâu sắc Nhịp điệu cuộc sống

Bài 4: Giá trị tinh thần sâu sắc

TTTĐ - Hà Nội, với bề dày lịch sử và văn hóa, từ lâu đã nổi tiếng với phong cách sống thanh lịch và tao nhã. Một trong những nét đẹp đặc trưng đó chính là văn hóa thưởng trà, một nghệ thuật sống đầy tinh tế và sâu sắc.
Bài 3: Người trẻ giữ hồn trà Việt Người Hà Nội

Bài 3: Người trẻ giữ hồn trà Việt

TTTĐ - Trong những năm gần đây, phong cách thưởng trà của người trẻ Việt Nam đã có những thay đổi đáng kể. Điều này không chỉ phản ánh sự ảnh hưởng của những xu hướng toàn cầu mà còn thể hiện sự sáng tạo và bản sắc riêng của thế hệ trẻ. Dù vậy, họ vẫn giữ vững lòng nhiệt huyết trong việc gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa trà cùng những giá trị truyền thống của dân tộc.
Chạm để kết nối: Phản ánh nhanh, giải quyết tức thì Người Hà Nội

Chạm để kết nối: Phản ánh nhanh, giải quyết tức thì

TTTĐ - “Quán bia hơi mở xuyên đêm, khách ăn uống ầm ĩ, ồn ào...”; “Trống Đồng Lãng Yên sử dụng cả 2 bên đường Bạch Đằng để làm bãi đỗ xe mỗi khi có đám cưới, gây bất tiện cho người tham gia giao thông”... Những dòng thông tin ngắn, rốt ráo gửi đến chính quyền qua nền tảng công dân số. Không cần đến trụ sở UBND phường, không cần gặp nhân viên “một cửa” nhưng các vấn đề bức xúc, lo lắng của công dân đều được giải quyết rất nhanh chóng.
Vì Hà Nội xứng đáng... Người Hà Nội

Vì Hà Nội xứng đáng...

TTTĐ - Trong trái tim mỗi người trẻ, Hà Nội không chỉ là thành phố đáng sống mà còn là niềm tự hào, tin cậy, xứng đáng với danh hiệu “Thành phố vì hòa bình”.
Bài 2: Thanh cao, tao nhã văn hóa người Tràng An Người Hà Nội

Bài 2: Thanh cao, tao nhã văn hóa người Tràng An

TTTĐ - Trà không chỉ đơn giản là một thức uống quen thuộc, mà còn là một phần không thể thiếu trong văn hóa và đời sống tinh thần của người Việt. Đặc biệt, ở Hà Nội nghệ thuật thưởng trà hay trà đã phát triển thành một phong cách sống thanh cao và tao nhã, phản ánh tinh thần và văn hóa người Tràng An.
Viết tiếp khúc hoan ca về Thủ đô trong thời đại mới Người Hà Nội

Viết tiếp khúc hoan ca về Thủ đô trong thời đại mới

TTTĐ - Là thành phố Châu Á đầu tiên được UNESCO tặng danh hiệu “Thành phố vì hòa bình”, 25 năm qua, người Hà Nội đã, đang và sẽ tiếp tục viết nên khúc hoan ca về Thủ đô hiện đại, năng động, sáng tạo, mang đến môi trường sống xanh, trong lành và thăng hoa những giá trị văn hóa.
Nét tinh tế, hào hoa trong dòng chảy văn hóa trà Hà thành Người Hà Nội

Nét tinh tế, hào hoa trong dòng chảy văn hóa trà Hà thành

TTTĐ - Thăng Long - mảnh đất ngàn năm văn hiến, nơi là kinh đô nhiều đời, cũng là chốn tập trung rất nhiều trí sĩ, tao nhân, mặc khách. Trong sinh hoạt văn hóa như bình thơ, ngắm trăng, trong các cuộc đàm đạo... trà không thể thiếu. Trà không chỉ là chất xúc tác cho cuộc vui thêm đậm đà mà chính cách thưởng trà, uống trà của người Thăng Long xưa cũng là nghệ thuật, là một nét văn hóa rất độc đáo. Để ngày hôm nay, dòng chảy văn hóa trà Hà thành vẫn được tiếp nối, đưa truyền thống hòa vào nhịp điệu phố phường hiện đại.
Xứng đáng với danh hiệu “Thành phố vì hòa bình” Người Hà Nội

Xứng đáng với danh hiệu “Thành phố vì hòa bình”

TTTĐ - Ngày 16/7/1999, Hà Nội là thành phố châu Á đầu tiên được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) trao tặng danh hiệu “Thành phố vì hòa bình”. 25 năm qua, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Hà Nội đã nỗ lực để không chỉ xứng đáng với danh hiệu cao quý mà còn phát huy danh hiệu này, đóng góp tích cực trong công cuộc phát triển Thủ đô thời kỳ hội nhập hiện nay.
Xem thêm