Xây dựng hình ảnh Quốc hội nhân văn trong lòng cử tri và người dân
Sáng 26/3, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường, thảo luận dự thảo Báo cáo công tác nhiệm kỳ Khóa XIV của Quốc hội; Các Báo cáo công tác nhiệm kỳ khóa XIV của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội.
![]() |
Đại biểu Vũ Thị Lưu Mai |
Đánh giá thành công của nhiệm kỳ Quốc hội Khóa XIV, đại biểu Quốc hội Nguyễn Anh Trí (Hà Nội) khẳng định 5 dấu ấn lớn. Trong đó, Quốc hội đã thể hiện rất rõ sự dân chủ qua những đổi mới, nâng cấp qua hoạt động bầu cử, giám sát, chất vấn, trong xây dựng luật và các hoạt động khác.
“Điều vui nhất của đại biểu Quốc hội như tôi chính là được tự do thể hiện chính kiến của mình mà không bị bất kỳ một sự hạn chế, cấm cản nào. Tại diễn đàn này, bất kỳ đại biểu Quốc hội nào đều có thể chất vấn Chính phủ dù ở bất cứ cương vị nào... Không những vậy mà khi chất vấn những ý kiến hay còn được biểu dương, ý kiến đúng còn được khen ngợi. Đó thực sự là một sự dân chủ của Quốc hội Khóa XIV…”, ông Trí nói và cho biết, cử tri cả nước đã quan tâm đến Quốc hội hơn. Điều đó thể hiện Nhân dân, cử tri tin cậy và gắn bó với Quốc hội hơn.
Tuy nhiên, theo đại biểu Trí, cần thấy Nhân dân không đến dự các buổi tiếp xúc cử tri, không nói ra những ý kiến cũng là lỗi của chúng ta. Trong Hội nghị tổng kết nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV của đoàn đại biểu Quốc hội Hà Nội, đồng chí Vương Đình Huệ, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn ĐBQH TP đã đề cập đến việc làm sao để việc tiếp xúc cử tri thực chất hơn, hiệu quả hơn.
Đại biểu Nguyễn Anh Trí mong nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV sẽ tiếp thu những thành công của khóa XIV để tiếp tục thành công hơn nữa để được Nhân dân tin cậy hơn.
Đại biểu Quốc hội Vũ Thị Lưu Mai (TP Hà Nội) khẳng định, Quốc hội khóa XIV với những lãnh đạo Quốc hội thật sự ưu tú, với những đại biểu Quốc hội nhiệt thành, tâm huyết, đã làm tròn nhiệm vụ của mình trước Nhân dân.
Tuy nhiên, theo bà Mai, có lẽ mỗi đại biểu Quốc hội vẫn còn những băn khoăn, trăn trở riêng. Trong đó, Quốc hội khóa XIV đã thông qua những đạo luật bảo đảm chất lượng, bảo đảm công khai, minh bạch, công bằng, không có biểu hiện tham nhũng chính sách. Tuy nhiên, nếu rà soát thật kỹ, lật đi lật lại tất cả các quy định và đặt chúng trong mối quan hệ với việc tổ chức thực hiện, “có thể nhận thấy có những quy định nếu không giám sát chặt chẽ quá trình tổ chức thực hiện thì rất có thể dẫn đến nguy cơ tham nhũng chính sách”, bà Mai nói.
Đại biểu cũng đề cập đến việc lấy phiếu tín nhiệm tại kỳ họp và cho rằng để đánh giá được những cố gắng, những tiến bộ của người được lấy phiếu tín nhiệm thì một số ý kiến đề xuất, nên chăng thực hiện hai lần trong một nhiệm kỳ.
Nhấn mạnh, hoạt động Quốc hội như đi trên một con đường không bao giờ có điểm kết thúc vì cuộc sống luôn có sự tiếp nối, thế hệ đại biểu sau nối tiếp thế hệ đại biểu trước, bà Mai yêu cầu tiếp tục đổi mới, hoàn thiện nâng cao chất lượng hoạt động Quốc hội đáp ứng sự mong mỏi của người dân là yêu cầu bắt buộc.
![]() |
Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng |
Còn theo đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng (đoàn Bến Tre), nhiệm kỳ qua, thành công trong công tác lập pháp là rất quan trọng, khẳng định trách nhiệm của Quốc hội trong xây dựng thể chế pháp luật để phục vụ sự phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và phục vụ Nhân dân.
Tuy nhiên, theo ông không thể không đề cập đến một số vấn đề hạn chế như: Ngoài việc chậm trễ trong khâu chuẩn bị và chuyển hồ sơ các dự án luật thì vẫn còn tình trạng đề xuất chính sách không phù hợp với đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước. Có dự án luật gây bức xúc cho dư luận; Dự án luật chưa đánh giá đầy đủ, sâu sắc tác động kinh tế - xã hội, bối cảnh tình hình trong nước, quốc tế...
Trong công tác thẩm tra, thẩm định các dự án luật, ông Nhưỡng cho rằng, vẫn còn sơ hở, một số dự án chất lượng chưa cao. Năng lực phân tích chính sách trong quá trình xây dựng luật của một số đại biểu Quốc hội chưa đáp ứng yêu cầu, thậm chí còn tình trạng dễ dãi, dĩ hòa vi quý, cảm tính chứ chưa thực sự dành tâm huyết nghiên cứu, thể hiện được quan điểm và trách nhiệm xây dựng luật pháp trước Nhân dân.
Trong công tác giám sát, theo ông Nhưỡng vẫn còn một số tồn tại như: Giám sát vẫn chưa toàn diện, còn lĩnh vực bị bỏ ngỏ; Giám sát cá nhân của đại biểu Quốc hội chưa được thực hiện nhiều. Có đại biểu Quốc hội không thực hiện đúng quy định của pháp luật về giám sát, còn nhầm lẫn trong thực hiện vai trò đại biểu ở lĩnh vực này…
Để góp phần nối tiếp những thành công của Quốc hội Khóa XIV, ông Lưu Bình Nhưỡng kiến nghị: Quốc hội tham mưu cho Ban Chấp hành Trung ương ban hành Nghị quyết về tăng cường năng lực, hiệu lực và hiệu quả của giám sát Quốc hội, HĐND; Chú trọng giám sát việc sử dụng quyền lực và sử dụng nguồn lực của đất nước.
“Cần xây dựng một Quốc hội nhân văn không chỉ là một trung tâm quyền lực mà còn là một trung tâm dân chủ và đoàn kết của quốc gia, của dân tộc. Quốc hội cần xây dựng một hình ảnh đẹp trong lòng cử tri và Nhân dân. Quốc hội cần công bằng trong phân bổ nguồn lực và trao quyền lực, kiểm soát quyền lực”, ông Nhưỡng mong muốn.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Khai mạc hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai Nghị quyết Trung ương 11

Kỳ họp chuyên đề của HĐND TP Hà Nội diễn ra ngày 29/4

Tương lai thuộc về những dân tộc biết ấp ủ khát vọng lớn

Việt Nam - Trung Quốc ra Tuyên bố chung

Tổng Bí thư gặp mặt cán bộ lão thành cách mạng, người có công

Thủ tướng Phạm Minh Chính ra sân bay tiễn Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình

Chi tiết số lượng cấp ủy viên các cấp nhiệm kỳ 2025 -2030

Chủ tịch nước Lương Cường hội đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh
