Xây dựng Nông thôn mới khó có thể sống an toàn cùng vật liệu chứa amiăng?
Việt Nam nằm trong top 7 nước sử dụng nhiều amiăng nhất thế giới
Trong suốt một thời gian qua, nhiều người dân Việt Nam nhất là các vùng sâu, vùng xa, vùng nông thôn nghèo chấp nhận sống dưới những mái nhà lợp bằng các tấm lợp fibrôximăng, tấm lợp amiăng do các cơ sở sản xuất trong nước cung cấp. Trên thực tế, đó là loại tấm lợp được người nghèo ưa chuộng nhất vì nó rất bền và rẻ, lại đẹp, phù hợp với túi tiền eo hẹp của họ.
Toàn cảnh Hội thảo |
Chia sẻ tại Hội thảo, PGS. TS Bùi Thị An, Viện Tài nguyên, Môi trường và Phát triển cộng đồng (IRECO) cho biết, hơn 20 năm qua, Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) và tổ chức Nghiên cứu Ung thư quốc tế (IARC) đã nghiên cứu và kết luận, amiăng, kể cả amiăng trắng là chất gây ung thư, nhất là ung thư phổi, thanh quản, ung thư trung biểu mô và bệnh bụi phổi amiăng.
Tấm lợp amiăng rất độc hại, tác nhân gây ra nhiều bệnh nguy hiểm |
Theo nghiên cứu gánh nặng toàn cầu về bệnh tật năm 2017, có 222.000 ca tử vong trên toàn thế giới do các bệnh liên quan đến amiăng (tính đến năm 2016). Amiăng là nguyên nhân của 80% các trường hợp bị ung thư trung biểu mô ác tính ở người. Số người chết do ung thư biểu mô ác tính ngày càng gia tăng ở các nước phát triển đã sử dụng nhiều amiăng trong quá khứ. Việt Nam nằm trong top 7 nước sử dụng nhiều amiăng nhất thế giới.
Qua các khuyến nghị của quốc tế và tổ chức trong nước về tác hại của amiăng trắng, ngày 1/8/2002, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam đã ban hành Quyết định 115/QĐ/TTg về kế hoạch nghiên cứu và sản xuất vật liệu thay thế amiăng trong sản xuất tấm lợp và từ năm năm 2004 không được sử dụng vật liệu amiăng trong sản xuất tấm lợp. Tuy nhiên đến nay, Quyết định này vẫn chưa được thực hiện.
Ngày 1/1/2018, Thủ tướng Chính phủ đã ký Nghị quyết số 01/NQ-CP về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2018, trong đó giao nhiệm vụ Bộ Xây dựng “Xây dựng lộ trình sử dụng amiăng trắng để chấm dứt sản xuất tấm lợp có chứa amiang trắng từ năm 2023".
Có thể sống chung với amiăng nhưng không an toàn
Một trong những ứng dụng rộng rãi nhất của amiăng là việc tạo ra các tấm xi măng amiăng để lợp mái, mà chúng ta thường gọi là Phibroximang, tấm lợp xi măng amiăng.
Tấm xi măng sợi không chỉ chứa amiăng. Chúng phần lớn được làm từ xi măng, với amiăng hiện đã bị nhiều nước (66 nước) cấm thêm vào hỗn hợp xi măng. Theo các nhà sản xuất, để đảm bảo độ bền, tấm xi măng sợi thường được làm từ 10 đến 15% amiăng.
Sự ăn mòn của các sản phẩm có chứa amiăng do thời tiết (mưa, nắng, gió, bão hoặc sương giá, gây ra sự thay đổi lớp xi măng bao quanh sợi amiăng theo thời gian) có thể giải phóng sợi trong vòng 10-15 năm.
Điều kiện thời tiết khắc nghiệt làm tăng tác động xói mòn. Vật liệu lợp mái, nhất là tấm xi măng amiăng dễ bị ảnh hưởng nhất.
Nếu vật liệu amiăng không bở, trong tình trạng tốt và không có nguy cơ bị hư hỏng và bở, thì nhiều câu trả lời cho câu hỏi "có an toàn khi sống với amiăng trong nhà không?". Theo nghiên cứu của các chuyên gia chia sẻ tại hội thảo "có thể sống chung nhưng không an toàn".
Có thể sống chung với amiăng nhưng không an toàn |
"Về bản chất, sẽ không an toàn khi sống trong một nhà có amiăng. Nếu vật liệu có amiăng bị bở, cần loại bỏ và ngay. Nếu vật liệu có amiăng không bở, cần bao bọc an toàn hoặc loại bỏ trước để tránh phơi nhiễm amiăng trong tương lai. Bởi vì nếu bị va đập, amiăng có thể bị bay ra và chúng ta có thể hít vào phổi.
Trong một ngôi nhà có chứa amiăng, phải rất cẩn thận, vì chúng rất dễ vỡ, điều kiện khí hậu Việt Nam thì rất khắc nghiệt. Ví dụ, mùa hè đang nắng như đổ lửa nung nóng tấm lợp (khi nhiệt độ trong bóng râm tháng 7 vào lúc 13h là 380C thì nhiệt độ mái tôn dưới nắng là 720C và mái xi măng là 67 độ C) một cơn mưa bất chợt sẽ làm giảm nhiệt độ mái xuống gần 40 độ C mái xi măng sẽ bị co nhiệt và rất dễ gây rạn, nứt làm lan toả sợi", PGS. TS Bùi Thị An, Viện Tài nguyên, Môi trường và Phát triển cộng đồng (IRECO) cho biết.
Với bất kỳ loại sửa chữa nào, phải giữ amiăng ở nguyên vị trí. Việc sửa chữa thường rẻ hơn so với loại bỏ, nhưng nó có thể khiến việc loại bỏ amiăng sau này, chắc chắn sẽ phải làm, khó khăn hơn và tốn kém hơn.
Việc làm này là tốt nhất, đảm bảo an toàn nhất, trong điều kiện kinh tế có thể. Chúng ta nên thay thế các vật liệu có chứa amiang bằng các vật liệu khác, như: Mái tôn, mái vật liệu sợi PVA, các ống thép...
Việc tháo dỡ và xử lý các vật liệu có chứa amiang phải hết sức cẩn thận. Khi tháo dỡ, sửa chữa vật liệu có amiang phải thuận theo một số yêu cầu cơ bản: phải có trang bị khẩu trang, kính, găng tay; Khi cưa cắt, khoan phải tuân thủ sử dụng những trang bị bảo hộ đặc biệt; Không được nghiền vỡ các tấm fibrôximăng đã qua sử dụng hoặc rải bừa bãi ra môi trường vì các phế liệu ấy sẽ giải phóng amiăng thành dạng bụi vô cùng nguy hiểm tung vào không trung và bất cứ ai hít phải cũng gặp nguy cơ ung thư...