Tag

Xây dựng Nông thôn mới kiểu mẫu đầu tiên ở huyện miền núi Thanh Hóa

Nông thôn mới 27/12/2020 08:50
aa
TTTĐ - Thôn Xuân Lập xã Ngọc Phụng, huyện Thường Xuân là một trong 3 thôn được UBND tỉnh Thanh Hóa lựa chọn thí điểm xây dựng mô hình thôn Nông thôn mới kiểu mẫu. Sau một thời gian triển khai, với sự vào cuộc của các cấp chính quyền, đồng thuận của Nhân dân, đến nay, Xuân Lập trở thành thôn Nông thôn mới kiểu mẫu đầu tiên của tỉnh Thanh Hóa.
Nông thôn mới góp phần biến vùng đất nghèo thành miền quê đáng sống Nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác phòng chống thiên tai và xây dựng Nông thôn mới Đẩy mạnh vai trò hợp tác xã trong xây dựng nông thôn mới, xoá đói giảm nghèo Xây dựng Nông thôn mới an toàn trước thiên tai

Tập trung phát huy nội lực

Là xã miền núi nằm trong huyện nghèo được thụ hưởng Chương trình 30A của Chính phủ, trong quá trình xây dựng Nông thôn mới, xã Ngọc Phụng, huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa đã chú trọng phát huy nội lực, vai trò chủ thể của Nhân dân trong phát triển kinh tế, nhân rộng các mô hình sản xuất giỏi và nông nghiệp công nghệ cao. Nhờ đó, năm 2017, thôn Xuân Lập, xã Ngọc Phụng được tỉnh Thanh Hóa lựa chọn là một trong 3 thôn đầu tiên của tỉnh xây dựng thí điểm “Thôn Nông thôn mới kiểu mẫu”.

Vượt lên mọi khó khăn, tháng 9/2019, Xuân Lập đã trở thành thôn đầu tiên ở Thanh Hóa hoàn thành thôn Nông thôn mới kiểu mẫu, mang trên mình một diện mạo hoàn toàn mới với những mục tiêu mới.

Ông Vũ Ngọc Nam, Chủ tịch UBND xã Ngọc Phụng, tự hào chia sẻ: Sau nhiều nỗ lực của cả hệ thống chính trị, năm 2015, xã được công nhận đạt chuẩn ông thôn mới. Đến tháng 7/2017, thôn Xuân Lập, xã Ngọc Phụng được tỉnh Thanh Hóa lựa chọn để triển khai mô hình thôn Nông thôn mới kiểu mẫu theo bộ 14 tiêu chí mới về xã Nông thôn mới giai đoạn 2017 - 2020.

Xây dựng Nông thôn mới kiểu mẫu đầu tiên ở huyện miền núi Thanh Hóa
Thôn Xuân Lập, xã Ngọc Phụng được tỉnh Thanh Hóa lựa chọn là một trong 3 thôn đầu tiên của tỉnh xây dựng thí điểm “Thôn Nông thôn mới kiểu mẫu”

Sau hơn 2 năm, thôn Xuân Lập đã huy động được gần 17 tỷ đồng để đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng, như: Đường giao thông, xây dựng chợ, nâng cấp nhà văn hóa, lắp hệ thống điện đường chiếu sáng, chỉnh trang nhà ở dân cư...

Năm 2018, thu nhập bình quân đầu người của thôn đạt 45,5 triệu đồng/người; Năm 2019 đạt 51,533 triệu đồng/người/năm, thôn không còn hộ nghèo. Đến nay, Xuân Lập đã hoàn thành 14/14 tiêu chí thôn Nông thôn mới kiểu mẫu.

Ông Lê Văn Bình, thôn Xuân Lập, xã Ngọc Phụng cho hay: "Ngay từ khi xã, thôn triển khai xây dựng Nông thôn mới kiểu mẫu, người dân trong thôn Xuân Lập đều rất đồng thuận bởi mọi người đều nhìn thấy cái lợi chung và điều kiện phát triển thôn xóm.

Trước đây, các tuyến đường trong thôn không được sạch sẽ. Từ khi triển khai xây dựng thôn kiểu mẫu, người dân trong thôn bảo nhau Chủ nhật hằng tuần cùng tham gia dọn vệ sinh môi trường, chăm sóc vườn hoa, cây cảnh, khuôn viên cây xanh tại khu dân cư, tạo cảnh quan môi trường thôn xóm xanh, sạch, đẹp”.

Quyết tâm hoàn thiện các tiêu chí khó

Ông Vũ Ngọc Nam, Chủ tịch UBND xã Ngọc Phụng cho biết: Trong 14 tiêu chí, có 2 tiêu chí khó khăn nhất là cải tạo vườn tạp và môi trường. Với tiêu chí môi trường, khi hoàn thành xây dựng Nông thôn mới năm 2015, người dân trong thôn tự gom rác, tự xử lý bằng cách đốt hoặc chôn nhưng khi triển khai mô hình kiểu mẫu, thôn đã chủ động ký hợp đồng với một công ty chuyên thu gom rác của huyện, mỗi tuần 2 ngày thu gom với mức đóng góp 20 nghìn đồng/hộ/tháng.

Cũng theo ông Nam, thôn còn tổ chức mô hình bảo vệ môi trường gồm, các tổ, đội, nhóm tham gia thực hiện thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn, vệ sinh môi trường đường làng, ngõ xóm và các khu công cộng.

Xây dựng Nông thôn mới kiểu mẫu đầu tiên ở huyện miền núi Thanh Hóa
Mô hình trồng dưa ở thôn Xuân Lập mang lại hiệu quả kinh tế cao

Đối với tiêu chí cải tạo vườn tạp, hiện thôn đã triển khai xây dựng mô hình trồng rau an toàn trong nhà lưới đơn giản, với diện tích 5.000m2 có 10 hộ tham gia; 1,8ha vườn mẫu với 12 hộ tham gia. Các mô hình này hiện phát triển tốt, đem lại hiệu quả kinh tế cho các hộ dân và là mô hình mẫu để các địa phương về thăm quan học tập kinh nghiệm.

Ngoài ra, thôn Xuân Lập còn tích cực khuyến khích các hộ dân có đất sản xuất áp dụng những mô hình đưa cây giống mới có giá trị cao vào trồng như dưa hấu, nhãn, cam, thanh long, thay thế cây trồng năng suất thấp. Đồng thời, Xuân Lập cũng tập trung phát triển các ngành nghề kinh doanh, dịch vụ.

Với tinh thần từ một thôn kiểu mẫu sẽ nhân lên thành nhiều thôn kiểu mẫu, kết quả đạt được của thôn Xuân Lập đã tạo tiền đề để xã Ngọc Phụng mạnh dạn đặt mục tiêu phấn đấu thành xã Nông thôn mới nâng cao trong năm 2019 và đạt chuẩn xã Nông thôn mới kiểu mẫu theo các tiêu chí của Chính phủ vào năm 2020.

Để trở thành xã Nông thôn mới nâng cao, tiến tới xã Nông thôn mới kiểu mẫu, Ngọc Phụng sẽ từng bước thực hiện nâng cao năng suất các cây trồng chủ lực; Kêu gọi các doanh nghiệp tham gia mở rộng sản xuất, du nhập các loại giống, cây con có giá trị vào sản xuất, nhằm nâng cao thu nhập, tạo việc làm cho các lao động địa phương; Cải tạo vườn tạp để trồng cỏ để phục vụ chăn nuôi đại gia súc, trồng cây ăn quả, tiến hành thu gom rác thải theo đúng quy định...

Trang thông tin này có sự phối hợp của Văn phòng Điều phối Nông thôn mới Trung ương

Đọc thêm

Bài 2: Những tỷ phú chân đất Nông thôn mới

Bài 2: Những tỷ phú chân đất

TTTĐ - Phú Giáo từng là huyện nghèo nhất của tỉnh Bình Dương, tuy nhiên, chỉ trong hơn 10 năm trở lại đây, nhờ cuộc “cách mạng” trong phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đã mở đường cho hàng loạt tỷ phú, triệu phú chân đất xuất hiện.
Bài 1: Đổi thay Phú Giáo Nông thôn mới

Bài 1: Đổi thay Phú Giáo

TTTĐ - Được tái lập từ ngày 20/8/1999, qua một phần tư thế kỷ kiến tạo và phát triển, huyện Phú Giáo (Bình Dương) đã xây dựng một bức tranh tươi đẹp trên vùng đất giàu truyền thống cách mạng. Góp phần không nhỏ vào sự phát triển của huyện là nhờ nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Ba Vì đẩy mạnh xúc tiến tiêu thụ sản phẩm OCOP, làng nghề Nông thôn mới

Ba Vì đẩy mạnh xúc tiến tiêu thụ sản phẩm OCOP, làng nghề

Với vị thế của “vùng đất trăm nghề”, Hà Nội đã không ngừng đẩy mạnh kết nối, quảng bá, thúc đẩy thu hút đầu tư vào bảo tồn và phát triển làng nghề, góp phần hoàn thành các chỉ tiêu của thành phố, đẩy mạnh phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân.
Hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp ngày càng nâng cao Nông thôn mới

Hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp ngày càng nâng cao

TTTĐ - Nhằm khuyến khích, tạo điều kiện phát triển và nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức kinh tế tập thể, hợp tác xã, thành phố Hà Nội đã từng bước tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các đơn vị.
Luật Thủ đô: Mở hành lang phát triển nông nghiệp đô thị Nông thôn mới

Luật Thủ đô: Mở hành lang phát triển nông nghiệp đô thị

TTTĐ - Theo TS Cao Đức Phát, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, việc hoàn thiện Luật Thủ đô sẽ thúc đẩy phát triển nông nghiệp, nông thôn Hà Nội.
Người Đan Phượng "khoe" đặc sản trong ngày hội đại đoàn kết Nông thôn mới

Người Đan Phượng "khoe" đặc sản trong ngày hội đại đoàn kết

TTTĐ - Tối 13/11, Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc Cụm dân cư số 5, xã Thọ Xuân, huyện Đan Phượng, Hà Nội đã trở thành dịp để bà con trưng bày những thành tựu trong lĩnh vực văn hóa, kinh tế, chuyển đổi số...
Độc đáo “Sắc hoa trên miền di sản” Nông thôn mới

Độc đáo “Sắc hoa trên miền di sản”

TTTĐ - Làng nghề cây cảnh hoa giấy Phù Đổng được hình thành hơn 20 năm. Đến nay nghề trồng hoa giấy ở Phù Đổng ngày càng phát triển, trở thành nghề chính của xã với hàng trăm hộ trồng hoa.
Sôi nổi cuộc thi tìm hiểu pháp luật ngành Nông nghiệp tại Bình Dương Nông thôn mới

Sôi nổi cuộc thi tìm hiểu pháp luật ngành Nông nghiệp tại Bình Dương

TTTĐ - Ngày 8/11, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Dương đã tổ chức vòng chung kết Cuộc thi tìm hiểu pháp luật ngành Nông nghiệp lần thứ 12.
Hà Nội thúc đẩy tiêu thụ nông sản thông qua liên kết vùng Nông thôn mới

Hà Nội thúc đẩy tiêu thụ nông sản thông qua liên kết vùng

TTTĐ - Với quy mô sản xuất nông nghiệp hiện tại, Hà Nội chỉ đáp ứng được khoảng 35 - 70% nhu cầu tiêu dùng các nhóm hàng nông sản thực phẩm cho hơn 10 triệu dân sinh sống tại Thủ đô. Điều này đòi hỏi thành phố phải thúc đẩy chuỗi liên kết sản xuất - kinh doanh nông sản với các tỉnh thành trên cả nước.
Khai mạc triển lãm sản phẩm OCOP, làng nghề huyện Quốc Oai Nông thôn mới

Khai mạc triển lãm sản phẩm OCOP, làng nghề huyện Quốc Oai

TTTĐ - Ngày 7/11, Sở Công thương Hà Nội phối hợp với UBND huyện Quốc Oai tổ chức Triển lãm các sản phẩm OCOP (Chương trình mỗi xã một sản phẩm), thủ công mỹ nghệ và làng nghề huyện Quốc Oai năm 2024.
Xem thêm