Tag

Xây dựng nông thôn mới ở TP Cà Mau: Thành quả từ những bước chuyển mình mạnh mẽ

Nông thôn mới 22/07/2021 00:00
aa
TTTĐ -Từ ngày triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới đến nay, đời sống người dân tại các xã của thành phố Cà Mau không ngừng phát triển, diện mạo nông thôn thay đổi từng ngày.
Trung tâm Dịch vụ việc làm đồng hành cùng người lao động Đảng bộ Công ty Khí Cà Mau: Đổi mới, nâng cao chất lượng xây dựng tổ chức Đảng Du lịch Cà Mau nỗ lực vượt khó, tạo tiền đề phát triển Cà Mau khẩn trương kích hoạt thêm 2 bệnh viện dã chiến do số F0 tăng cao Tỉnh Cà Mau kiến nghị tăng cường huy động điện từ Nhà máy điện Cà Mau 1&2 Công ty khí Cà Mau giữ vững thành trì miền Tây Nam bộ Tỉnh đầu tiên ở ĐBSCL nới lỏng giãn cách xã hội Công ty Khí Cà Mau: 15 năm tỏa sáng thành công, gắn kết tình người
Thành phố Cà Mau
Thành phố Cà Mau

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái vừa ký Quyết định 1283/QĐ-TTg công nhận thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới (NTM) năm 2020.

Ủy ban Nhân dân tỉnh Cà Mau có trách nhiệm công bố, khen thưởng theo quy định, chỉ đạo thành phố Cà Mau tiếp tục duy trì, nâng cao chất lượng các tiêu chí, chú trọng các tiêu chí về sản xuất và môi trường để đảm bảo tính bền vững trong xây dựng nông thôn mới.

Thành phố Cà Mau là đô thị hạt nhân vùng Tây Nam của Tổ quốc và là trung tâm chính trị, kinh tế-xã hội của tỉnh Cà Mau. Thời gian qua, Ðảng bộ thành phố đã tập trung ưu tiên các nguồn lực cho đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ về đô thị và xây dựng nông thôn mới.

Từ một thị xã còn nhiều khó khăn, thách thức, đến nay sau hơn 20 năm xây dựng và phát triển, thành phố đã đạt nhiều thành tựu to lớn, xứng tầm vị thế là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội của tỉnh.

Từ ngày triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới đến nay, đời sống người dân tại các xã của thành phố Cà Mau không ngừng phát triển, diện mạo nông thôn thay đổi từng ngày, toàn thành phố có 7/7 xã nông thôn mới. Thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn đạt 56,1 triệu đồng/người/năm, tăng hơn 43 triệu đồng so với năm 2010. Tỷ lệ hộ nghèo khu vực nông thôn chỉ còn 1,06%.

Cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội đạt chuẩn, các tuyến giao thông, trường học, trạm y tế, chợ được đầu tư nâng cấp. 100% hộ dân sử dụng điện lưới quốc gia, trong đó có 99,4% tỷ lệ hộ sử dụng điện an toàn, 79,6% hộ dân sử dụng nước sạch. Đời sống vật chất, tinh thần của người dân từng bước được cải thiện...

Đó là thành quả từ sự chung sức, đồng lòng của các cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân thành phố Cà Mau trong phong trào xây dựng nông thôn mới.

Xã Hòa Thành, thành phố Cà Mau
Xã Hòa Thành, thành phố Cà Mau

Năm 2011, TP Cà Mau bắt đầu triển khai thực hiện Chương trình xây dựng NTM trong bối cảnh khó khăn. Nguồn vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng cho nông thôn còn thấp; Doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn chưa nhiều; Kết cấu hạ tầng nông thôn như đường giao thông tỷ lệ cứng hóa còn thấp, chưa đạt chuẩn về các thông số kỹ thuật. Trường học, cơ sở vật chất văn hóa chưa đạt theo quy định; thu nhận bình quân đầu người chỉ đạt 12,7 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo chiếm 5,29%. Tỷ lệ người dân tham gia BHYT chỉ đạt 35%, tỷ lệ người dân sử dụng điện, nhà ở, nước sạch, nước hợp vệ sinh, công tác vệ sinh môi trường… chưa đạt chuẩn theo quy định. Bình quân mỗi xã chỉ đạt 6-7 tiêu chí, đây là những khó khăn, thách thức lớn ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình triển khai thực hiện Chương trình xây dựng NTM của địa phương.

Vượt lên những khó khăn đó, sau 10 năm xây dựng NTM, nhận thức của cán bộ, đảng viên và người dân được nâng lên. Vai trò chủ thể của người dân và cộng đồng dân cư trong xây dựng NTM được phát huy hiệu quả. Các cuộc vận động của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP. Cà Mau và các tổ chức thành viên phát động luôn nhận được sự hưởng ứng tích cực của hội viên và nhân dân. Trong đó, Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố thực hiện phong trào “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch” gắn với phong trào “TP. Cà Mau chung sức xây dựng NTM”, phát động hội viên tích cực tham gia bảo vệ môi trường, giữ gìn vệ sinh xanh -sạch – đẹp.

Riêng Hội Nông dân, đã vận động hội viên tham gia phát triển sản xuất, tham gia chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn, tạo việc làm, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, giúp người dân nâng cao thu nhập và giảm nghèo bền vững. Hội Nông dân các cấp của TP. Cà Mau còn là những đầu mối kết nối người dân với chính quyền, người dân với thị trường, người dân với người dân để sản phẩm của họ vươn ra tiêu thụ khắp cả nước. Cùng với sự quan tâm đầu tư chỉ đạo của tỉnh, thành phố và người dân đóng góp sức người, sức của, điện – đường – trường – trạm được xây dựng mở rộng nâng cấp. Phong trào thi đua làm giàu trên mảnh đất quê hương lan tỏa khắp nơi. Các hợp tác xã sản xuất nông nghiệp, phi nông nghiệp mọc lên ngày càng nhiều.

Đến cuối năm 2020, Hòa Thành là xã cuối cùng được công nhận NTM. Đặt dấu mốc quan trọng khi toàn bộ 7/7 xã của TP. Cà Mau đều đạt chuẩn NTM. Ông Hồ Văn Hận (nông dân ở ấp Bà Điều xã Lý Văn lâm, TP. Cà Mau) tự hào nói: Sự vận động của các cơ quan đoàn thể, mặt trận, Hội Nông dân đã làm thay đổi tích cực về nhận thức của người dân trong đó có gia đình ông ngay từ khi mới bắt đầu xây dựng NTM.

Cách đây hơn 10 năm, do địa lý kênh ngòi chằng chịt, nên chẳng ai có thể nghĩ đến việc đi đến trung tâm các xã Hòa Thành, Hòa Tân, Định Bình bằng xe máy. Thì nay, 7/7 xã của TP. Cà Mau đã có tuyến đường ô tô trải khắp.

Quyết định số 1283/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngoài việc công nhận TP. Cà Mau hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM năm 2020, còn giao UBND tỉnh Cà Mau có trách nhiệm chỉ đạo TP. Cà Mau tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí, chú trọng các tiêu chí về sản xuất và môi trường để đảm bảo tính bền vững trong xây dựng NTM. Thành tựu hôm nay, TP. Cà Mau sẽ tiếp tục giữ vững và phát huy để trở thành đô thị loại I theo nghị quyết của Đảng bộ thành phố khóa 2020-2025.

Một tuyến đường giao thông nông thôn
Một tuyến đường giao thông nông thôn

Qua 10 năm, tổng các nguồn kinh phí thực hiện xây dựng NTM giai đoạn 2011-2020 là trên 1.084,3 tỷ đồng. Trong đó, nguồn vốn ngân sách (Trung ương và địa phương): 616,285 tỷ đồng, chiếm 56,9%. Vốn tín dụng: 45,639 tỷ đồng, chiếm 4,2%. Vốn doanh nghiệp: 226,937 tỷ đồng, chiếm 20,9%. Huy động đóng góp của cộng đồng dân cư: 108,433 tỷ đồng (dân hiến đất quy ra tiền 65,059 tỷ đồng, ngày công lao động quy ra tiền 43,374 tỷ đồng) chiếm 10%. Vốn khác (nhà hảo tâm, tổ chức từ thiện): 87,039 triệu đồng, chiếm 8%.

Kết cấu hạ tầng nông thôn như điện, đường, trường, trạm, cơ sở vật chất văn hóa, môi trường… đạt chuẩn theo quy định, nhiều mô hình phát triển sản xuất gắn với thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành Nông nghiệp được nhân rộng trên địa bàn 7 xã như mô hình nuôi tôm siêu thâm canh, mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến 2 giai đoạn, mô hình nuôi cá Chình, cá bống Tượng, mô hình lúa VietGAP, mô hình dưa hấu VietGAP… qua đó đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội và bảo đảm an sinh xã hội trên địa bàn thành phố.

Đọc thêm

Bài 3: Phú Giáo hướng tới nền nông nghiệp bền vững Nông thôn mới

Bài 3: Phú Giáo hướng tới nền nông nghiệp bền vững

TTTĐ - Trong những năm qua, huyện Phú Giáo đã có nhiều cách làm hay, hiệu quả, khuyến khích, vận động người dân, doanh nghiệp ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, đảm bảo an toàn thực phẩm; qua đó góp phần tăng thu nhập cho người dân và hướng tới xây dựng nền sản xuất nông nghiệp bền vững.
Bài 2: Những tỷ phú chân đất Nông thôn mới

Bài 2: Những tỷ phú chân đất

TTTĐ - Phú Giáo từng là huyện nghèo nhất của tỉnh Bình Dương, tuy nhiên, chỉ trong hơn 10 năm trở lại đây, nhờ cuộc “cách mạng” trong phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đã mở đường cho hàng loạt tỷ phú, triệu phú chân đất xuất hiện.
Bài 1: Đổi thay Phú Giáo Nông thôn mới

Bài 1: Đổi thay Phú Giáo

TTTĐ - Được tái lập từ ngày 20/8/1999, qua một phần tư thế kỷ kiến tạo và phát triển, huyện Phú Giáo (Bình Dương) đã xây dựng một bức tranh tươi đẹp trên vùng đất giàu truyền thống cách mạng. Góp phần không nhỏ vào sự phát triển của huyện là nhờ nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Ba Vì đẩy mạnh xúc tiến tiêu thụ sản phẩm OCOP, làng nghề Nông thôn mới

Ba Vì đẩy mạnh xúc tiến tiêu thụ sản phẩm OCOP, làng nghề

Với vị thế của “vùng đất trăm nghề”, Hà Nội đã không ngừng đẩy mạnh kết nối, quảng bá, thúc đẩy thu hút đầu tư vào bảo tồn và phát triển làng nghề, góp phần hoàn thành các chỉ tiêu của thành phố, đẩy mạnh phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân.
Hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp ngày càng nâng cao Nông thôn mới

Hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp ngày càng nâng cao

TTTĐ - Nhằm khuyến khích, tạo điều kiện phát triển và nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức kinh tế tập thể, hợp tác xã, thành phố Hà Nội đã từng bước tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các đơn vị.
Luật Thủ đô: Mở hành lang phát triển nông nghiệp đô thị Nông thôn mới

Luật Thủ đô: Mở hành lang phát triển nông nghiệp đô thị

TTTĐ - Theo TS Cao Đức Phát, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, việc hoàn thiện Luật Thủ đô sẽ thúc đẩy phát triển nông nghiệp, nông thôn Hà Nội.
Người Đan Phượng "khoe" đặc sản trong ngày hội đại đoàn kết Nông thôn mới

Người Đan Phượng "khoe" đặc sản trong ngày hội đại đoàn kết

TTTĐ - Tối 13/11, Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc Cụm dân cư số 5, xã Thọ Xuân, huyện Đan Phượng, Hà Nội đã trở thành dịp để bà con trưng bày những thành tựu trong lĩnh vực văn hóa, kinh tế, chuyển đổi số...
Độc đáo “Sắc hoa trên miền di sản” Nông thôn mới

Độc đáo “Sắc hoa trên miền di sản”

TTTĐ - Làng nghề cây cảnh hoa giấy Phù Đổng được hình thành hơn 20 năm. Đến nay nghề trồng hoa giấy ở Phù Đổng ngày càng phát triển, trở thành nghề chính của xã với hàng trăm hộ trồng hoa.
Xây dựng trường học đáp ứng các tiêu chí Nông thôn mới nâng cao Nông thôn mới

Xây dựng trường học đáp ứng các tiêu chí Nông thôn mới nâng cao

TTTĐ - Thực hiện tiêu chí giáo dục trong xây dựng Nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu, những năm qua, ngành Giáo dục và Đào tạo Thủ đô đã triển khai nhiều giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học; chủ động tham mưu các cấp ủy Đảng, chính quyền quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, bổ sung đội ngũ cán bộ, giáo viên cho các trường học, đảm bảo đáp ứng các quy định của trường chuẩn quốc gia...
Sôi nổi cuộc thi tìm hiểu pháp luật ngành Nông nghiệp tại Bình Dương Nông thôn mới

Sôi nổi cuộc thi tìm hiểu pháp luật ngành Nông nghiệp tại Bình Dương

TTTĐ - Ngày 8/11, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Dương đã tổ chức vòng chung kết Cuộc thi tìm hiểu pháp luật ngành Nông nghiệp lần thứ 12.
Xem thêm