Tag

Xây dựng trường học hạnh phúc để nguồn nhân lực đạt chất lượng cao

Người Hà Nội 23/12/2024 18:13
aa
TTTĐ - Tạo dựng môi trường học tập hạnh phúc là một trong những phương pháp hữu hiệu để phát triển nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh theo Chương trình 06 của Thành ủy Hà Nội.
Phát huy văn hóa truyền thống, tập trung xây dựng nguồn nhân lực Hành trình hợp tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực “thực học - thực nghiệp” Sáng tạo thực hiện những nội dung khó để phát triển nguồn nhân lực

Phát triển toàn diện tâm hồn, tri thức của học sinh

Để thực hiện nhiệm vụ này, Sở Giáo dục và Đào tạo ban hành Quyết định số 1468/QĐ-SGDĐT ngày 11/6/2024 về việc ban hành Bộ tiêu chí “Trường học hạnh phúc” cho các trường mầm non, phổ thông trên địa bàn thành phố Hà Nội để giúp các nhà trường có cơ sở đối chiếu, tự đánh giá và có giải pháp phấn đấu đạt được các tiêu chí để xây dựng trường học hạnh phúc. Bộ tiêu chí trường học hạnh phúc sẽ được triển khai từ năm học 2024 - 2025 theo Kế hoạch số 2245/KH-SGDĐT ngày 2/7/2024 của Sở Giáo dục và Đào tạo.

Những hoạt động sáng tạo để trường học là môi trường giáo dục hạnh phúc, góp phần xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao (Ảnh minh họa)
Những hoạt động sáng tạo để trường học là môi trường giáo dục hạnh phúc, góp phần xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao (Ảnh minh họa)

Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội, UBND huyện Gia Lâm, UBND huyện Sóc Sơn và thị xã Sơn Tây tổ chức ký biên bản ghi nhớ về giáo dục di sản, thăm quan học tập ngoại khóa tại các di tích lịch sử văn hóa, di tích cách mạng kháng chiến cho học sinh trên địa bàn thành phố Hà Nội.

thầy trò trường THCS Đức Thắng tham quan di tích lịch sử Đình Chèm
Thầy trò trường THCS Đức Thắng tham quan di tích lịch sử Đình Chèm

Đơn vị cũng chỉ đạo các cơ sở giáo dục tổ chức hoạt động tham quan, ngoại khóa góp phần giáo dục đạo đức, lối sống, giá trị văn hóa và chuẩn mực đạo đức; hình thành thói quen, ý thức tốt nhằm hoàn thiện nhân cách học sinh; tạo điều kiện để học sinh giao lưu, học hỏi, tiếp thu giá trị văn hóa các vùng, miền và tinh hoa văn hóa nhân loại; nâng cao đời sống tinh thần, khả năng cảm thụ văn hóa - nghệ thuật, góp phần xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh trong các cơ sở giáo dục...

Xây dựng trường học hạnh phúc để nguồn nhân lực đạt chất lượng cao

Trong những năm qua, ngành Giáo dục và Đào tạo Thủ đô đã triển khai nhiều hoạt động, phong trào thiết thực, hiệu quả. Điểm nhấn trong giai đoạn vừa qua là phong trào “Nhà trường cùng chung tay phát triển - Thầy cô cùng sẻ chia trách nhiệm” giai đoạn 2022 - 2025. Phong trào được các quận, huyện, thị xã, các nhà trường tích cực hưởng ứng. Đến nay, 30/30 phòng Giáo dục và Đào tạo các quận, huyện, thị xã; 80 trường THPT trên địa bàn thành phố đã xây dựng kế hoạch, tổ chức ký kết hợp tác về giáo dục tham gia phong trào.

Đây là một trong những giải pháp trọng tâm của Sở Giáo dục và Đào tạo nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ, góp phần thu hẹp khoảng cách, chất lượng giáo dục giữa các nhà trường, các quận nội thành và các huyện ngoại thành trên địa bàn thành phố; nâng cao chất lượng giáo dục Thủ đô; giảm thiểu tình trạng học sinh bỏ học, học sinh “ngồi nhầm lớp”; không để học sinh vì hoàn cảnh khó khăn bị bỏ lại phía sau, thực hiện tốt mục tiêu “học thật, thi thật, nhân tài thật”.

Xây dựng trường học hạnh phúc để nguồn nhân lực đạt chất lượng cao

Trong khi đó, phong trào “Tiếng trống học bài” tại huyện Ba Vì đang được nhân rộng ở nhiều địa phương; cấp học mầm non có mô hình mỗi cơ sở giáo dục mầm non là một không gian sáng tạo.

Xác định Giáo dục nếp sống văn minh, thanh lịch là môn học góp phần cùng với gia đình, xã hội giáo dục nhân cách cho các em, dạy các em biết cách ứng xử từ những điều nhỏ nhặt nhất, các giáo viên của Hà Nội đã không ngừng tìm tòi phương pháp giảng dạy để thông qua những tiết học sinh động, hấp dẫn, giúp các em thấy hào hứng, thích học bộ môn này.

Nhiều trường đã có những cách làm sáng tạo riêng. Như tại trường Tiểu học Đại Đồng (huyện Thạch Thất) đã xây dựng bài học “Tôn trọng người lao động” nhằm giáo dục nếp sống văn hóa cho các em học sinh. Trường Tiểu học Cần Kiệm (huyện Thạch Thất) lại giáo dục các em thông qua chủ đề của mỗi tiết học hay qua tranh, ảnh, phim, kịch.

Xây dựng trường học hạnh phúc để nguồn nhân lực đạt chất lượng cao

Còn tại quận Ba Đình, trường Tiểu học Vạn Phúc và nhiều trường khác đã triển khai việc giáo dục đạo đức, nếp sống văn minh, thanh lịch cho học sinh thông qua các tiết học đạo đức, tích hợp trong các môn học, các hoạt động ngoại khóa… với nhiều nội dung và hình thức phong phú. Nhà trường và cha mẹ học sinh cùng ký cam kết thực hiện nội quy, quy định về thực hiện nếp sống thanh lịch, văn minh.

Sáng tạo để học sinh hứng thú với môn học

Bằng đam mê và trách nhiệm, với lòng yêu nghề và sự sáng tạo không ngừng, các thầy cô giáo đã ứng dụng có hiệu quả công nghệ số vào giảng dạy, kiến tạo lớp học hạnh phúc, thúc đẩy sự phát triển của ngành Giáo dục Thủ đô trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Cô An Thị Phương Anh với những sáng tạo trong các bài giảng, thu hút học sinh hơn
Cô An Thị Phương Anh với những sáng tạo trong các bài giảng, thu hút học sinh hơn

Cô An Thị Phương Anh đến từ trường Tiểu học Thị trấn Yên Viên (huyện Gia Lâm, Hà Nội) là một trong số các nhà giáo tiêu biểu được tuyên dương ở giải thưởng Nhà giáo Hà Nội tâm huyết, sáng tạo lần thứ 8 vì có nhiều đổi mới, sáng tạo và ứng dụng công nghệ vào giảng dạy.

Với tâm niệm: Một ngôi trường hạnh phúc cần đáp ứng đủ các tiêu chí về môi trường, con người và chất lượng giáo dục, cô luôn trăn trở làm sao để nâng cao chất lượng giờ dạy của mình. Một trong những việc cô Phương Anh đã thực hiện là đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) trong xây dựng bài giảng.

"Tôi thường sử dụng Chat GPT để lên ý tưởng cho các hoạt động dạy học, khung chương trình cho những hoạt động ngoài giờ lên lớp, tạo kịch bản phục vụ soạn bài trình chiếu PowerPoint cho tiết dạy, kịch bản cho một bài giảng E-Learning hay kịch bản cho đoạn video giới thiệu bài, dẫn dắt, kể chuyện, tổng kết nội dung bài học", cô Phương Anh cho biết.

Xây dựng trường học hạnh phúc để nguồn nhân lực đạt chất lượng cao
Cô An Thị Phương Anh được vinh danh Nhà giáo Hà Nội tâm huyết, sáng tạo

Với các công cụ AI chuyển đổi văn bản thành giọng nói như: Vbee - Text to speech; AI Text to Speech; AI Eleven Labs, cô thường sử dụng để tạo ra các giọng nói của nhân vật trong các đoạn clip bản thân tự xây dựng để đưa vào bài dạy, sử dụng để lồng âm thanh cho các bài giảng E-Learning.

Bên cạnh đó, cô giáo Phương Anh cũng thường sử dụng ứng dụng Suno AI để sáng tác những bài hát phù hợp với bài dạy của mình, từ đó tạo tình huống có vấn đề để giới thiệu bài học mới.

Nhờ có AI, học sinh trở nên hứng thú hơn với tiết học, các phụ huynh ở nhà đều có những phản hồi tích cực về kết quả học tập cũng như nếp học, nếp chơi của con. Ngoài ra, AI còn có thể giúp giáo viên làm rất nhiều việc khác như xếp thời khóa biểu, hỗ trợ viết sáng kiến kinh nghiệm, lập bảng biểu báo cáo.

Tại Trường THPT Phùng Khắc Khoan (Thạch Thất), Âm nhạc đã trở thành một phần không thể thiếu trong chương trình giảng dạy ngay từ năm đầu tiên áp dụng Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Sự thay đổi này có được nhờ sự tiên phong, tâm huyết của thầy Nguyễn Khắc Lý - Phó Hiệu trưởng phụ trách chuyên môn của nhà trường.

Xây dựng trường học hạnh phúc để nguồn nhân lực đạt chất lượng cao
Thầy Nguyễn Khắc Lý - Phó Hiệu trưởng phụ trách chuyên môn của Trường THPT Phùng Khắc Khoan (Thạch Thất)

Theo thầy Khắc Lý, âm nhạc có vai trò quan trọng trong việc nuôi dưỡng tâm hồn và phát triển toàn diện cho học sinh THPT; giúp các em giải tỏa căng thẳng, cân bằng cảm xúc và thể hiện bản thân; đồng thời trở thành cầu nối giữa quá khứ - hiện tại - tương lai, để học sinh có điều kiện phát triển toàn diện trên con đường học tập và trưởng thành.

Thầy Khắc Lý chủ động tham gia khóa học online để có trải nghiệm và kinh nghiệm trực tiếp, làm cơ sở chỉ đạo hoạt động chuyên môn với yêu cầu đào tạo phải hiệu quả, chất lượng, kinh phí thấp. Tiếp đến, thầy tổ chức triển khai dạy - học âm nhạc qua hình thức online. Đây là giải pháp có thể tháo gỡ khó khăn cho tình trạng thiếu giáo viên âm nhạc của giáo dục Hà Nội cũng như trên toàn quốc.

Nhờ những nỗ lực của thầy Khắc Lý, môn Âm nhạc đã đến được với học sinh. Các em được thực hành với nhạc cụ là đàn guitar và sáo trúc. Sau năm học đầu tiên, nhiều học sinh đã tự tin biểu diễn trước đám đông, góp phần phong phú thêm đời sống văn hóa, tinh thần trong nhà trường.

Trường THPT Phùng Khắc Khoan (Thạch Thất)
Thầy Khắc Lý được vinh danh Nhà giáo Hà Nội tâm huyết, sáng tạo

Đến nay, có hàng nghìn học sinh của Trường THPT Phùng Khắc Khoan chọn âm nhạc trong các môn lựa chọn; riêng khối 10 có 5 lớp. Sau khi học lý thuyết, các em được thực hành trên nhạc cụ nên chơi được bản nhạc rất nhanh. Đến Trường THPT Phùng Khắc Khoan, nhiều người sẽ thấy ngạc nhiên vì một trường ở ngoại thành Hà Nội nhưng từ hiệu trưởng, hiệu phó đến bảo vệ, học sinh đều biết chơi nhạc cụ.

Với sự tâm huyết và sáng tạo của thầy Nguyễn Khắc Lý, năm học 2023 - 2024, Trường THPT Phùng Khắc Khoan (Thạch Thất) là một trong 2 điểm cầu tổ chức chương trình hội thảo giảng dạy bộ môn âm nhạc trên toàn TP Hà Nội.

Đọc thêm

Khu phát triển thương mại và văn hóa "chắp cánh" tinh hoa làng nghề Người Hà Nội

Khu phát triển thương mại và văn hóa "chắp cánh" tinh hoa làng nghề

TTTĐ - "Đại sứ nón" làng Chuông (Thanh Oai, Hà Nội), nghệ nhân Tạ Thu Hương bày tỏ niềm vui mừng khi HĐND TP Hà Nội ban hành dự thảo Nghị quyết quy định về tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa (thực hiện khoản 7 Điều 21 Luật Thủ đô) và dự thảo Nghị quyết về khu phát triển thương mại và văn hóa (thực hiện khoản 8 Điều 21 Luật Thủ đô). Theo chị, đây là cơ sở pháp lý, là hoạt động vô cùng ý nghĩa, giúp cho các làng nghề cùng nghệ nhân tỏa sáng cùng với nghề, phát huy nét đẹp truyền thống của Hà Nội và vươn xa hơn trong công cuộc phát triển công nghiệp văn hóa.
Hà Nội: Phát triển thương mại gắn với bảo tồn văn hóa Người Hà Nội

Hà Nội: Phát triển thương mại gắn với bảo tồn văn hóa

TTTĐ - Trong bối cảnh Hà Nội đang đẩy mạnh phát triển kinh tế theo hướng hiện đại, dự thảo Nghị quyết về khu phát triển thương mại và văn hóa của Thủ đô đã đưa ra nhiều nội dung quan trọng. Đáng chú ý là hai vấn đề cốt lõi: phát triển kinh tế gắn với bảo tồn văn hóa và cơ chế tài chính minh bạch, nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững, hài hòa giữa thương mại và bản sắc văn hóa.
Phát huy giá trị văn hóa truyền thống, xây dựng nếp sống văn minh Người Hà Nội

Phát huy giá trị văn hóa truyền thống, xây dựng nếp sống văn minh

TTTĐ - Huyện Ứng Hòa (Hà Nội) phát huy giá trị văn hóa truyền thống, phong tục, tập quán tốt đẹp, hạn chế và từng bước loại bỏ phong tục, tập quán lạc hậu, xây dựng nếp sống văn minh trong cộng đồng dân cư.
75 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa Người Hà Nội

75 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa

TTTĐ - Trong 2 năm 2023 - 2024, Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” trên địa bàn thị xã Sơn Tây (Hà Nội) đã đạt nhiều kết quả tốt đẹp. Toàn thị xã có trên 95% gia đình đạt gia đình văn hóa; 75/82 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa.
Bài 3: Để di tích đền Rừng “tỏa sáng”… Người Hà Nội

Bài 3: Để di tích đền Rừng “tỏa sáng”…

TTTĐ - Với vị trí đắc địa ven sông Hồng, di tích đền Rừng đang trở thành điểm đến hấp dẫn du khách thập phương. Tuy nhiên, để di tích này “tỏa sáng”, rất cần một kế hoạch, nghiên cứu khoa học bài bản và sự đầu tư có trọng điểm.
Tuổi trẻ Thủ đô tích cực tham gia phát triển văn hóa Hà Nội Người Hà Nội

Tuổi trẻ Thủ đô tích cực tham gia phát triển văn hóa Hà Nội

TTTĐ - Tại Hội nghị tổng kết đánh giá kết quả thực hiện Chương trình 06-CTr/TU Thành ủy Hà Nội, đồng chí Nguyễn Tiến Hưng - Phó Bí thư Thành đoàn Hà Nội đã có bài tham luận với chủ đề "Tuổi trẻ Thủ đô với triển khai, thực hiện Chương trình số 06-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội về “Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2021 - 2025”. Báo Tuổi trẻ Thủ đô trân trọng giới thiệu bài phát biểu của đồng chí.
Dấu ấn Đảng bộ Hà Nội trong phát triển văn hóa và con người Văn hóa

Dấu ấn Đảng bộ Hà Nội trong phát triển văn hóa và con người

TTTĐ - Hà Nội là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của cả nước. Trong suốt 95 năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ Hà Nội, thành phố luôn trở thành địa phương luôn tiên phong, đi đầu trong xây dựng con người và phát triển văn hóa.
Hà Nội - hình mẫu tiêu biểu kiến tạo môi trường giáo dục thanh lịch, văn minh, hạnh phúc Người Hà Nội

Hà Nội - hình mẫu tiêu biểu kiến tạo môi trường giáo dục thanh lịch, văn minh, hạnh phúc

TTTĐ - Tại Hội nghị tổng kết đánh giá kết quả thực hiện Chương trình 06-CTr/TU của Thành ủy về “Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh” giai đoạn 2021 - 2025, đồng chí Trần Thế Cương - Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã có bài tham luận về "Xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh gắn với phát triển nguồn nhân lực".
Tự hào, lạc quan về dư địa, tương lai văn hóa của Hà Nội Người Hà Nội

Tự hào, lạc quan về dư địa, tương lai văn hóa của Hà Nội

TTTĐ - Ngày 28/3 tại Bảo tàng Hà Nội, Thành ủy, HĐND, UBND Thành phố Hà Nội tổ chức hội nghị tổng kết đánh giá kết quả thực hiện Chương trình 06-CTr/TU của Thành ủy về “Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh” giai đoạn 2021 - 2025. Đồng chí Nguyễn Văn Phong - Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội, Trưởng Ban Chỉ đạo Chương trình 06 khẳng định từ những kết quả đạt được, chúng ta cảm thấy tự hào, lạc quan về dư địa, tương lai văn hóa của Hà Nội.
Bài 2: Ấn tượng không gian di tích bên sông Hồng Người Hà Nội

Bài 2: Ấn tượng không gian di tích bên sông Hồng

TTTĐ - Trong hơn 6.000 di tích lịch sử, văn hóa của Hà Nội, nhiều nơi đã “bắt kịp” hơi thở của thời đại, ứng dụng công nghệ để số hóa, phát huy hiệu quả giá trị văn hóa, mang lại trải nghiệm mới mẻ, hấp dẫn cho du khách và người dân. Đền Rừng là một trong số những di tích đó.
Xem thêm