Tag

Ý chí người làm báo thổi bùng ngọn lửa cách mạng tại nhà tù Sơn La

Phóng sự 21/06/2022 11:00
aa
TTTĐ - Trong khoảng 15 năm trước Cách mạng tháng 8/1945, nhà tù Sơn La là một trong những lao ngục tàn bạo nhất mà thực dân Pháp dựng lên để đàn áp ý chí của những chiến sĩ cộng sản. Chống chịu với thiên nhiên hà khắc đồng thời chiến đấu với sự kìm kẹp của bọn cai ngục, những chiến sĩ cách mạng trung kiên, tri thức vẫn cho ra đời và xuất bản đều đặn tờ báo Suối Reo. Tờ báo đã góp phần truyền bá đường lối, chủ trương của Đảng, thắp sáng lý tưởng cách mạng cho các tù nhân và quần chúng yêu nước địa phương.
Chuyện nghề báo và những chuyến đi Lời cảm ơn nhân Kỷ niệm 97 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam

Biến nhà tù thành nơi tôi rèn ý chí

Khởi thủy của nhà tù Sơn La chỉ là nhà tù hàng tỉnh mang tên “Prison de Vạn Bú” với chức năng là giam giữ những tù nhân thường phạm. Tuy nhiên, từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời và lãnh đạo Nhân dân ta vùng lên đấu tranh chống đế quốc, phong kiến thì nhà tù Sơn La thay đổi hẳn tính chất, được đổi tên là “Peni tencier de Son La”.

Các chiến sĩ cộng sản làm báo trong cảnh ngục tù
Các chiến sĩ cộng sản làm báo trong cảnh ngục tù

Lúc này, đối tượng giam giữ không chỉ là tù thường phạm ở địa phương nữa mà cả tù chính trị thuộc các đảng phái, trong đó chủ yếu là các chiến sĩ cộng sản yêu nước. “Từ đây, nhà tù Sơn La không còn tính chất của nhà tù như trước nữa mà trở thành trung tâm giam cầm, đày ải những người yêu nước và đúng như cái tên của nó được đổi lại là ngục Sơn La”, bà Vũ Thị Linh, cán bộ Bảo tàng tỉnh Sơn La cho hay.

Năm 1930 chỉ có 24 người tù cộng sản từ nhà giam Hỏa Lò bị “phát vãng” lên Sơn La; Đến tháng 12/1944, con số đó đã lên tới 1.007 tù nhân. Để giết dần, giết mòn thể xác lẫn tinh thần của những người tù chính trị, báo cáo của Công sứ Sơn La gửi Thống sứ Bắc kỳ có đoạn như sau: “Chỉ cần một thời gian không lâu, sốt rét, bệnh tật và công việc khổ sai sẽ tiêu hao chúng một cách êm thấm”.

Các tài liệu của Bảo tàng Sơn La ghi nhận, tất cả các phòng giam tại nhà tù Sơn La, không phòng nào giống nhau. Mỗi cái một kiểu kỳ dị, ghê gớm. Phòng thì hình tam giác, phòng hình vuông, phòng hình chữ nhật, phòng khác lại hình bát giác. Tất cả đều tối, nằm thì không vừa thân mà đứng thì không vừa đầu. Toàn bộ nhà tù được xây bằng đá cùng một phần gạch, không có trần. Chúng còn gắn hệ thống cùm sắt dọc theo sàn nhà. Trong mỗi phòng giam đều có hệ thống vệ sinh nổi thiết kế theo kiểu tự hoại không có nắp đậy và không có nước dội.

Một tờ báo Suối Reo được trưng bày tại bảo tàng Sơn La
Một tờ báo Suối Reo được trưng bày tại bảo tàng Sơn La

Mùa đông với bốn bề núi đá, rừng sâu khiến cho cả vùng đất Sơn La đóng băng tê cóng. Cái rét của chốn rừng rú không đơn thuần như mùa lạnh miền xuôi. Các tù nhân lại phải nằm nhà đá, thiếu thốn quần áo, chăn màn, nên để chống chọi và giữ lại mạng sống qua mùa đông quả là vấn đề khó khăn. Còn mùa hè thì đỉnh điểm nhất của cái nóng lại chính là đồi Khau Cả - nơi đặt nhà tù Sơn La. Với độ cao nhỉnh hơn hẳn mặt bằng chung, nhà tù Sơn La trơ trọi giữa nắng gắt. Phòng chật, không cửa sổ, không lỗ thông hơi khiến cho “địa ngục trần gian” trở thành hỏa ngục thực sự.

Khí hậu khắc nghiệt đã khiến không chỉ các tù nhân mà ngay cả những người dân thường cũng mắc phải các chứng bệnh phù thũng, kiết lỵ, thương hàn và đặc biệt là sốt rét. Thực dân Pháp đã lợi dụng khí hậu để tiêu diệt dần sinh lực và giết dần giết mòn tù nhân. Khi bệnh sốt rét hoành hành, không có thuốc men, không được chữa trị là lúc “chiếc quan tài mở nắp”. Chỉ cần tù nhân tắt thở là chúng đem chôn.

Trong hơn một nghìn người tù cộng sản từng bị đày đọa tại Sơn La có rất nhiều cái tên kiên trung, ví như: Lò Văn Giá, Nguyễn Lương Bằng, Trần Đăng Ninh, Văn Tiến Dũng, Trần Huy Liệu, Tô Hiệu.... Những chiến sĩ cách mạng ấy không bị cảnh ngục từ gian khổ khuất phục. Ngược lại, họ biến hoàn cảnh chông gai trở thành nơi tôi luyện ý chí, không những thế, còn khiến cho ngọn lửa đấu tranh cháy rừng rực giữa những tù nhân của thời đại.

Chuyện làm báo trong cảnh ngục tù

Về cuộc đấu tranh của các chiến sĩ tại nhà tù Sơn La, các tài liệu ghi chép lại: Tháng 2/1941, hội nghị lần thứ nhất của những người cộng sản ở nhà tù Sơn La bí mật họp thành lập chi bộ. Hội nghị gồm 11 đảng viên, cử đồng chí Trần Huy Liệu làm Bí thư chi bộ. Chi bộ chủ trương xuất bản tờ báo Suối Reo và cử đồng chí Trần Huy Liệu làm chủ bút. Sau đó, Chi bộ giao cho đồng chí Xuân Thủy, từng có 10 năm viết báo làm chủ bút nhằm tuyên truyền, giáo dục đảng viên nâng cao lập trường, ý chí chiến đấu. Bắt đầu từ tháng 5/1941 đến tháng 3/1945, báo phát hành mỗi tháng 1 kỳ, 2 trang, viết tay trên giấy tận dụng, khổ 14 x 20cm.

Đồng chí Xuân Thủy - người chịu trách nhiệm tờ Suối Reo tại nhà tù Sơn La
Đồng chí Xuân Thủy - người chịu trách nhiệm tờ Suối Reo tại nhà tù Sơn La

Hồi ức “Suối Reo năm ấy” của đồng chí Xuân Thủy có viết: Tờ báo có khổ 14 x 20cm, mỗi tháng xuất bản hai kỳ, mỗi kỳ nhiều nhất là hai trang. Nơi cảnh tù đày, bút viết, giấy mực còn hiếm hoi, không thể in ấn, vì thế tờ báo Suối Reo được viết tay trên nền giấy thường.

Để thực hiện chủ trương của Chi bộ nhà tù là cho ra đời tờ báo Suối Reo, những người được phân công làm báo đã vận động bạn tù đấu tranh đòi cai tù cung cấp giấy và bút, mực để viết thư gửi về cho gia đình. Gạt đi tình cảm riêng tư, những người tù gom giấy, bút, mực để dành cho ban biên tập làm báo.

Có giấy, bút, mực, những người làm báo đã tận dụng ánh sáng lờ mờ của trăng để viết báo; Khi không có trăng thì thắp đèn dầu để viết và cử người canh gác cẩn mật. Việc viết báo cũng thật thú vị, người đứng viết, người ngồi, người để lên bàn tay, người đặt lên đầu gối, người kê lên sàn gạch... miễn là có thể viết được.

Theo lệnh của giám ngục, đến 20 giờ hằng ngày là tắt điện, anh em tù nằm yên trên sàn xi măng, còn các “nhà báo” tiếp tục viết báo. Nhiều đêm liền, những người tù cộng sản viết báo bằng ánh sáng của ngọn đèn điện mắc trộm vào xó ngục, xa cửa ra vào và che kín. Hễ có biến động, các nhà báo tắt điện ngay, mọi đồ nghề tạm đem che giấu trong nhà vệ sinh nhưng vẫn bảo đảm: “Đi theo ánh sáng vào trong ấy / Chớ để văn phong phải nặng mùi”.

Cũng theo hồi ký “Suối Reo năm ấy”, do báo Suối Reo được viết tay nên việc xuất bản về mặt số lượng còn hạn chế, quân cai ngục thì liên tục kiểm soát gắt gao. Do đó, việc đọc báo cũng phải bí mật, làm sao khéo léo chuyển qua các phòng giam. Báo được đọc vào buổi tối sau khi giám thị đã đi kiểm tra và khóa hết cửa phòng giam.

Nhà tù Sơn La - nơi giam cầm hàng nghìn chiến sĩ cộng sản, cũng là nơi các nhà báo cách mạng cho ra đời tờ báo Suối Reo
Nhà tù Sơn La - nơi giam cầm hàng nghìn chiến sĩ cộng sản, cũng là nơi các nhà báo cách mạng cho ra đời tờ báo Suối Reo

Bất chấp sự lùng sục gắt gao và những trò phá phách của địch, tờ Suối Reo đầu tiên vẫn ra đời với nhiều thể loại bài từ nghị luận chính trị, truyện ngắn đến châm biếm, vui cười và thơ ca về quê hương đất nước... Trong tờ báo đầu tiên có ghi lời tựa của đồng chí Xuân Thủy với 4 câu thơ: “Thu sang, hoa cỏ già rồi / Suối reo lên để cho đời trẻ trung / Thu sang non nước lạnh lùng / Suối Reo lên để cho lòng ta reo”.

Có thể nói, trong lịch sử báo chí cách mạng Việt Nam, ấn phẩm Suối Reo là tờ báo vô cùng đặc biệt. Đặc biệt từ khâu nội dung, trình bày đến phát hành. Báo được luân phiên chuyển từ trại giam này sang trại giam khác và được bảo quản bí mật, chỉ cử ra một người đọc cho mọi người trong các khám và xà lim cùng nghe vào buổi tối. Suốt 4 năm (1941 - 1945), báo Suối Reo đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử, là món ăn tinh thần, cổ vũ, động viên, đoàn kết, giáo dục các lực lượng trong nhà tù trên con đường giành độc lập, giải phóng dân tộc

Tinh thần vượt khó, ý chí son sắt, sự sáng tạo không mệt mỏi, vượt qua gian nan của những người tù cầm bút tại “địa ngục trần gian” Sơn La là tấm gương mẫu mực, cũng là sự khích lệ to lớn đối với những người làm báo hôm nay.

Đọc thêm

Làng chài miền Tây giữa đại ngàn Tây Nguyên Phóng sự

Làng chài miền Tây giữa đại ngàn Tây Nguyên

TTTĐ - 29 hộ dân làng chài miền Tây sống lênh đênh, trôi nổi như được “hồi sinh” giữa đại ngàn Tây Nguyên khi được Nhà nước cấp đất, hỗ trợ nơi ở ổn định trên đất liền.
Bài 5: Điểm tựa tâm linh trên đảo tiền tiêu Phóng sự

Bài 5: Điểm tựa tâm linh trên đảo tiền tiêu

TTTĐ - Tiếng chuông chùa ngân vang giữa sóng nước Trường Sa, càng giúp mỗi người cảm nhận sâu sắc hơn về chủ quyền biển đảo thiêng liêng. Những ngôi chùa ở quần đảo này chính là điểm tựa tâm linh, góp phần khẳng định, mỗi tấc đất, ngọn sóng đều thấm đẫm khát vọng chinh phục thiên nhiên, khát vọng độc lập tự chủ của người dân đất Việt.
Bài 4: Sức sống xanh giữa mặn mòi biển cả Phóng sự

Bài 4: Sức sống xanh giữa mặn mòi biển cả

TTTĐ - Đến với Trường Sa, ngoài được chứng kiến, nghe nhiều câu chuyện can trường của người lính đảo, chúng tôi còn được ngắm nhìn những bông hoa bàng vuông, cây mù u, phong ba, bão táp, cây tra xanh rì, mạnh mẽ vươn mình giữa nắng gió biển cả. Những loài cây di sản này như biểu tượng cho sức sống mãnh liệt của người lính đảo nơi đây.
Bài 3: “ Mắt biển ” không bao giờ tắt Phóng sự

Bài 3: “ Mắt biển ” không bao giờ tắt

TTTĐ - Trong suốt hơn 30 năm nay, ngọn hải đăng đảo Song Tử Tây, thuộc quần đảo Trường Sa vẫn luôn sừng sững giữa vùng biển thiêng liêng của Tổ quốc. Không chỉ ngày đêm chiếu sáng, soi đường dẫn lối cho tàu thuyền qua lại an toàn mà hải đăng còn đánh dấu tọa độ, làm điểm tựa cho ngư dân khi ra biển Đông đánh bắt hải sản, là cột mốc khẳng định chủ quyền biển, đảo của đất nước Việt Nam.
Bài 2: Lớp học đặc biệt giữa trùng khơi sóng gió Phóng sự

Bài 2: Lớp học đặc biệt giữa trùng khơi sóng gió

TTTĐ - Đặt chân lên xã Song Tử Tây, Sinh Tồn, huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hoà, chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng trước những điều đặc biệt nơi đây. Giữa biển khơi mênh mông là quần đảo có những lớp học và người thầy đang ngày đêm ươm mầm xanh tương lai cho đất nước.
Những “cột mốc sống” ở Trường Sa Phóng sự

Những “cột mốc sống” ở Trường Sa

TTTĐ - Đến với huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hoà, chúng tôi cảm nhận thấy không chỉ có con người ở đây mà mỗi tấc đất, sải biển, công trình trên đảo cũng chính là những “cột mốc sống” khẳng định chủ quyền của Tổ quốc nơi tiền tiêu. Tất cả sự hiện diện nơi đầu sóng ngọn gió này đều giữ trọng trách lớn lao, giữ cho đảo vững, bờ yên.
Những người lính quân hàm xanh vững vàng nơi biên cương Phóng sự

Những người lính quân hàm xanh vững vàng nơi biên cương

TTTĐ - Nơi “cổng trời” biên giới, tiếng chim kêu ríu rít, những chồi non bắt đầu nảy lộc, báo hiệu một mùa Xuân nữa lại về, nhưng với cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Đăk Blô, xã Đăk Blô, huyện Đăk Glei (tỉnh Kon Tum) đây là thời điểm phải căng mình, vững vàng tay súng để bảo vệ từng tấc đất biên cương.
Hương Tết "làng" chổi đót Phóng sự

Hương Tết "làng" chổi đót

TTTĐ - Nằm sâu trong con hẻm nhỏ quanh chợ Bình Tiên (Quận 6, TP Hồ Chí Minh), có những người dù đã vào độ tuổi xế chiều nhưng vẫn luôn miệt mài dệt lên từng bó chổi, mặc cho bụi bặm và sự mai một của thời gian. Mỗi dịp Tết đến, "làng" chổi đót nơi đây ngoài sự tất bật để kịp những đơn hàng, công việc này còn là cả những ký ức, nó mang theo giá trị truyền thống vượt thời gian.
Bài 4: Gửi niềm tin, yêu thương ở lại Phóng sự

Bài 4: Gửi niềm tin, yêu thương ở lại

TTTĐ - Trong những năm qua, thành phố Hà Nội đã không ngừng quan tâm, hỗ trợ, dành trọn niềm tin, tình yêu đối với Trường Sa. Một trong các hoạt động ý nghĩa đó là việc xây dựng và trao tặng các công trình nhà khách, nhà văn hóa, những món quà thiết thực, góp phần làm phong phú đời sống vật chất, tinh thần của cán bộ, chiến sĩ và Nhân dân trên các đảo.
Bài 3: Vững vàng cánh sóng Ra đa Phóng sự

Bài 3: Vững vàng cánh sóng Ra đa

TTTĐ - Nhiệm vụ “vạch nhiễu tìm thù” luôn gắn liền với thử thách, hiểm nguy, bởi yêu cầu nhiệm vụ đặt ra ngày càng cao, trong khi khí hậu, thời tiết khắc nghiệt thế nhưng những “mắt thần” ngày đêm vẫn tỏ, vươn xa cánh sóng, khép kín trường Ra đa bảo vệ vững chắc biển trời nơi tiền tiêu Trường Sa.
Xem thêm